Phái Viên Mật - Chương 05
Phái Viên Mật
Chương 05
Ngày đăng 15-03-2016
Tổng cộng 17 hồi
Đánh giá 9.4/10 với 14786 lượt xem
Một người đàn bà đứng trong gian tiền sảnh, chắc là bà quản gia, người đồ sộ, tóc nâu, da mặt đầy tàn nhang. Bà ta lạnh lùng nhìn anh, mồm gọi một cách cộc cằn. “Else, Else, mày ở đâu thế?”
- Bà đừng bận tâm. Tôi lên trên ấy và chắc sẽ gặp cô ấy.
- Chìa khóa ở đằng móc kia kìa.
- Cảm ơn bà.
Else đang quét hành lang, cô nói:
- Không có ai vào phòng ông cả.
- Cảm ơn. Cô là một người bào vệ tốt.
Nhưng khi bước vô buồng, anh thấy là cô bé không nói thật. Anh đã đặt cái xác theo một hướng ước lệ đối với bức tường; cái xắc đã bị xô địch. Có thể là do Else giũ bụi trên giường. Anh kéo dây khóa: Xắc đã bị lục lọi, tuy không có giấy tờ gì quan trọng.
Anh gọi, giọng nhẹ nhàng: “Else”. Cô bé bước vào, người xương xẩu, mỏng manh với cái vẻ trung thành, lận tụy mà vụng về, cũng vụng về như kiểu cô mặc chiếc tạp dề này. Anh tự hỏi không biết ở trên đời có kẻ nào đó không hề bị mua chuộc không? Ngay cả anh nữa... Có khi cũng bị mua...
- Cỏn người đã vào căn buồng này! - Anh nói.
- Chỉ có cháu vào...
- Và ai?
- Bà quản gia, thưa ông. Cháu tưởng ông dư biết là...
Anh thấy nhẹ người khi nghĩ rằng dù sao cũng vẫn còn có kẻ lương thiện ở đâu đó trên cõi đời này.
- Tất nhiên. Cô không thể ngăn được bà ta, đúng không?
- Cháu đã ngăn, nhưng bà bảo là cháu muốn giấu sự cẩu thả của cháu. Cháu nói là ông đã dặn... Bà ta giật cái chìa khóa bà ta vào. Cháu nghĩ chắc bà ấy cũng chả lấy cái gì, ông cũng không phát hiện ra...
Cô nói thêm:
- Cháu xin lỗi ông. Lẽ ra cháu không nên để cho bà ta vào.
Cô khóc.
- Bà ta có giận không? Anh hỏi rất sẽ.
- Bà ta đuổi cháu. Cuối tuần này, không được làm nữa. Nhưng không sao... Cháu sẽ tìm được chỗ làm khá hơn...
Anh nghĩ: chiến tranh vẫn bám lấy mình. Mình bước vào đây và thế là cuộc đời của kẻ nào đó liền bị đổ vỡ.
- Để tôi nói chuyện với bà ta! - anh nói.
- Thôi, cháu xin ông. Cháu không làm ở đây nữa... Bà ta đã tát cháu.
- Rồi cô sẽ làm gì? Ở đâu?
- Hồi xưa có một chị làm công việc của cháu ở đây. Bây giờ chị cũng có một căn buồng riêng. Chị ấy rủ cháu tới làm hầu phòng cho chị ấy. Chỉ cần quét dọn, mở cửa, đóng cửa thôi...
- Không! Không! Anh kêu lên. Anh thấy rõ bao nhiêu tội mình đã gây ra mà không biết, chẳng có ai trong chúng ta chịu nghĩ rằng mình làm hại bao nhiêu cuộc đời ngây thơ. Anh cảm thấy có trách nhiệm...
- Cô cứ chờ tôi nói chuyện với bà ta đã.
- Không, ông đừng nói gì. Công việc đằng kia thì cũng như ở đây thôi. Chị Clara rất tót. Chị ấy bảo là cần có bạn, vậy thôi. Chị ấy sẽ cho cháu đi xem xi nê mỗi buổi chiều.
- Chờ đã. Anh nói và anh nghĩ tới cô con gái ông Benditch... Nhưng chắc cũng khỏ, sau vụ chiếc ô tô bị trộm.
Có tiếng hỏi từ bên ngoài;
- Mày làm gì trong đó thế, Else?
- Tôi đang hỏi cô ấy xem ai đã vào buồng tôì. D nói và anh nghĩ hay con mụ này cũng là người của L hoặc L đã mua được mụ?
- Thế thì ông phải bảo thẳng với tôi chứ.
Bộ mặt vuông bè của mụ hầm hầm.
- Có người lục lọi giấy tờ của tôi.
- Mày có lục giấy tờ của ông đây không?
- Thưa không ạ.
- Mụ quay cái mặt đầy tàn nhang về phía anh, bộ mặt như một cái tháp cổ còn đủ sức thách thức.
- Ông nhầm đấy, thấy chưa? Nếu ông tin con bé này.
- Tôi tin cô ấy.
- Vậy thì thôi, hết nóí. À, có một bà đang chờ nói chuyện với ông trong điện thoại. Ở dưới nhà.
- Một bà? Tên là gì?
- Bà ta không nói tên.
Else nhìn anh lo lắng. Anh bước ra, tay vuốt vai cô bé nói:
- Cô cứ tin ở tôi.
Mười bốn tuổi, nào đã biết gì mà phải chiều ý mọi người. Nếu như đó là văn minh - đường phố đày hàng hóa, đày người đi vội vã, những cô, bà đi uống cà phô ở quán Buzzard, mà mệnh phụ dưới triều Edouard... và một bé gái mười bốn tuổi đang chìm sâu dưới đáy nước, đang chết từ từ - thì thứ văn minh đó thật đáng ghê tởm. Thà anh chịu cảnh tàn bạo, những khu phố bị ném bom, những dãy người xếp hàng chờ nhận bánh. Thà vậy còn hơn. Trẻ con ở bên ấy chỉ có một nỗi nguy hiểm là cái chết. Phải rồi. Chính là vì những em bé như Else đây mà anh đã chiến đấu. Anh chiến đấu để một nền văn minh như thế này sẽ không tiếp diễn ở đất nước anh.
Anh cầm lấy ống nghe:
- Xin lỗi, ai ở đầu dây đấy?
- Rose Cullen. Giọng nói nghe có về sốt ruột.
Anh nghĩ: Khỉ thật, thế này là thế nào? Họ định tiếp cận mình qua một người đàn bà hay sao? Như trong tiểu thuyết trinh thám vậy!
- A, chào cô. Tối qua cô về tới nhà an toàn chứ? Anh nghĩ chỉ có L mới có thể cho cô ta số điện thoại này.
- An toàn, cám ơn. Ông nghe tôi nói đây...
- Tôi hơi lo. Bọn họ phũ phàng quá...
- Ông có phải là một tên ăn trộm xe đâu mà phải lo!
- Tôi ăn trộm xe từ khi cô chưa ra đời.
- Ồ thôi đi! Có thật là ông có cái hẹn với ba tôi không?
- Ba cô nói với cô ư?
Một tiếng kêu giận dữ rung dài theo đường dây.
- Bộ ông tưởng tôi thường nói chuyện với ba tôi lắm sao? Cô thư ký của ba tôi đã cho địa chỉ, cho số điện thoại...
Cô gái này muốn gì? Anh ngẫm nghĩ trong khi đưa mắt nhìn căn phòng khách hẹp, lọ dây leo đặt trên giá gỗ, một cái ống cắm dù làm bằng vỏ đạn đại bác. Anh nghĩ ở nước Anh chắc rồi có thể xây dựng một nền công nghiệp chế biến vỏ đạn đại bác. Hàng xuất khẩu. Xin quí vị hãy tặng bạn bè một cái ống cắm dù bằng vỏ đại bác. Kỷ niệm những xứ sở bị tàn phá...
- Ông ngủ hay sao thế? Có tiếng gắt trong máy điện thoại.
- À, không. Tôi đang chờ xem cô cần gì?... Tôi... hơi ngại, cô biết đấy. Buổi gặp gỡ của chúng ta... Kỳ cục quá...
- Tôi muốn nói về chuyện gặp gỡ đó.
- Thế nào ạ?
Cô này có phải là người của L không? Anh tung ra một đòn thử:
- Hôm ấy tôi có đánh rơi một chiếc ví...
- À, người ta có đưa cho tôi sau đó.
- Cũng không có gì quan trọng đâu. Những kỷ niệm êm đềm về... những vụ trộm khác của tôi...
- Thôi đi! Tôi không muốn nói thêm trong điện thoại. Tối nay ông có dùng bữa với tôi được không?
- Cô biết là... tôi không có đủ lệ bộ cho lịch sự một chút.
Rất lạ. Giọng cô gái nghe có vẻ buồn, lo lắng thật sự. Người của L không thể có giọng đó. Cô nói.
- Ăn bận thế nào cũng được mà! Thế nhé. Tôi chờ ông ở cửa ga Russel Square. Bảy giờ đúng.
Vị trí này chả có gì đáng ngại. Miễn anh đừng đem ủy nhiệm thư trong mình, ngay cả khi giấu trong tất. Để lại trong buồng càng nguy hiểm hơn... Để nghĩ cách. Anh bỗng nhớ đến Ẹlse và anh vội vã nói.
- À, cô Cullen ơi, cô có biết người nào đó cần một cô hầu phòng. Cô hoặc ba cô chẳng hạn?
- Bộ ông điên rồi sao?
- Thôi được. Ta sẽ nói chuyện sau. Chào cô.
Anh chầm chậm bước lên lầu; chẳng có gì nguy hiểm nữa. Trước hết hãy tìm cách giấu ủy nhiệm thư. Sau đó sống thêm hai mươi bốn giờ nữa như một con người tự do, tự do trở về quê hương bom đạn, nơi người ta chết vì đói. Không. Bọn họ không thể ném một cô gái vào trong tay anh như thế này được, anh, con người vẩn thờ ơ với tất cả, vẫn mê say một người đàn bà đã chết. Chắc L đã bày ra chuyện này.
L có thể nhìn đời như nhìn lên một màn kịch bi hài, hắn thuộc lớp quý tộc: những hầu tước, tướng tá, giám mục, họ sống trong một thế giỏi quy ước, dành riêng cho họ, giữa tiếng lanh canh của những tấm mề đay người này cài vào ngực cho người kia. Ta thường đánh giá tháp sự dốt nát của giai cáp thống trị, họ tế nhị lắm đấy. Hoàng hậu Marie-Antoinette khi nói đến người nghèo thường bảo: “Có đói thì họ cứ ăn bánh mì khô, đã sao!”
Bà quản gia đã đi vắng. Else tiếp tục kỳ cọ hành lang. Anh nhìn cô bé một lúc rồi nói:
- Cô có thể vào trong này một phút, được không?
Cô bé ngoan ngoãn bước vào buồng và anh khóa cửa lại. Lạ thật, anh đã làm gì cho cô bé này đâu, anh, một người xa lạ, mặt mày đày máu me khi bước tới đây, anh chỉ nói với cô vài câu tử tế. Ở đây chắc ít có người nói với cô như vậy nên cô...
- Tôi muốn nhờ cô một chuyện.
- Chuyện gì cũng được, ông cứ nói.
Chắc với Clara, cô bé cũng đối xử như vậy. Trời ơi, một bé gái chẳng biết trao tình thương cho ai ngoài một người xa lạ và một cô gái điếm!
- Không dược để cho ai biết nhé - Anh nói - Mớ giấy tờ này bị người ta rình rập đề cướp đi đấy. Tôi nhờ cô giữ hộ cho tới ngày mai.
- Ông là gián điệp có phải không?
- Không! Không!
- Với cháu chuyện ấy chả nghĩa lý gì.
Anh ngồi xuống giường, cởi giày. Cô nhìn anh không chóp mắt, say mê.
- Cái bà nói chuyện trong điện thoại...
- Bà ta không được quyền biết. Chỉ có cô và tôi thôi.
Nét mặt cô gái nở nang ra, như thể anh sắp cho cô một hòn ngọc. Anh dẹp ngay cái ý nghĩ biếu cô một món tiền. Sau này, khi chia tay, lúc ấy anh sẽ tặng cô một món gì có thể bán, nếu cần.
- Cô sẽ để nó vào đâu?
- Như ông để.
- Không ai được trông thấy nhé.
- Cháu xin thề với ông.
- Hãy giấu ngay lập tức. Anh quay mặt nhìn ra cửa sổ. Tấm bảng hiệu khách sạn bằng đèn nê-ông đâm thẳng xuống lè đường cao đến mười lăm mét. Một chiếc xe chở than chạy qua chầm chậm.
- Bây giờ tôi đi ngủ thêm chút nữa.
Anh vẫn còn thấy thèm ngủ quá.
- Ông không muốn ăn trưa sao? Hôm nay có thịt bò hầm đậu và Puddind ngọt, hai thú đó ăn nóng ngon lắm.
- Tôi không quen ăn nhiều cô ạ.
- Hay là... Ông không đủ tiền? Để cháu lo cho.
- Không phải. Tôi không thấy đói. Chiều nay chắc tôi ăn mới thấy ngon được. Bây giờ chỉ thèm ngủ
Cô gái bước ra; anh lên giường nằm duỗi cẳng, để nguyên quần áo, nghĩ bụng mình sẽ ngủ suốt sáu tiểng. Đây là thời gian tối đa giữa hai trận bom, chẳng cần ai đánh thức. Nhưng lần này thì không ngủ được.
Luôn trong máy ngày nay, trên chuyến tàu nhanh qua đất Pháp, trên tàu biển Calais, trên con đường Douvres. Ngay cả khi anh bị đánh, chúng vẫn nằm dưới chân anh. Không có chúng, anh thấy băn khoăn. Chúng là lẽ sống của anh, còn bây giờ… Anh chỉ là một người nước ngoài, chẳng ai ngó ngàng tới, nằm trên một cái giường ba vạ, trong một phòng ngủ đáng ngờ... Rồi nếu cô bé lại đi khoe khoang sự tin cậy của anh, cô bé hiền lành ngớ ngẩn? Cô thay tất, cô để vương mớ giấy tờ, cô quên đi...
L chắc có nhiều cách chắc chắn hơn. Nói chung, phần tương lai còn lại của tổ quốc anh, được đặt trong chiếc tất rách của một cô bé đày tớ. Mớ giấy tờ ấy đã được người ta trả giá hai ngàn livre, đắt hơn nữa, nếu họ thấy tin dược. Giống như Samson bị cắt mái bộ tóc vàng, anh thấy yếu ớt, rã rời. Anh toan ngồi dậy, gọi Else lại. Nhưng chẳng còn cách nào khá hơn. Tóm lại, số mệnh đã định rằng tương lai những kẻ nghèo ở đất nước anh tùy thuộc vào một cô bé nghèo.
Thì giờ trôi qua chầm chậm. Anh cố tự nhủ mình đang được nghỉ ngơi. Một lúc sau, bên ngoài hành lang không còn tiếng động, cô bé không thể vờ kéo dài mãi chuyện cọ rửa. Nếu mình có được một khẩu súng ngắn, anh nghĩ, chắc anh không đến nỗi bất lực như đêm qua. Nhưng thủ tục hải quan không cho phép, ở đây có thể mua được súng, nhưng anh không quen ai. Anh thấy tự dưng mình hoảng sợ. Thì giờ còn ít quá. bọn kia chắc lại sẽ tấn công. Mở đầu bằng hai trận đòn thì hiệp tiếp sau chắc khốc liệt hơn. Thật kỳ lạ, ghê sợ nữa, cái chuyện một mình mình đương đầu với hiểm nguy. Từ trước đến nay anh đã qua những giờ phút hiểm nghèo trong đời mình cùng với cả thành phố, cùng với đội ngũ của mình.
Ngày xưa, cuộc chiến đơn giản hơn nhiều: ở nơi bị vây hãm, Reland có các chiến hữu: Olivies, Turpin, toàn bộ cựu binh Âu châu ào tới giúp chàng. Con người cùng chung một niềm tin. Ngay cả kẻ ngoại đạo cũng cùng với Giáo hội đứng lên đánh bọn Hồi giáo. Họ cố những điểm khác nhau trong đức tin, nhưng vì chân lý sau cùng, thì họ vững như đá. Ngày nay, nhiều chủ nghĩa quá, nhiều tên tuổi quá!
Dưới đường vẳng lên tiếng rao của người bán quần áo cũ, tiếng người đi chữa dạo bàn ghế. Anh thường đinh ninh rằng chiến tranh đã giết hết xúc cảm nơi anh. Không đúng. Những tiếng rao kia làm anh thấy đau lòng. Cũng như anh, họ phải sống. Sống là bội ước. Hai người đã bao lần thề thốt với nhau là nếu người này chết đi thì người kia sẽ chết theo, không quá một tuần lễ. Vậy mà anh chưa chết, anh vẫn sống sau lần tù đày, sau nhiều bom đạn.
Hoàng hôn buông xuống: ánh đèn lần lượt bật lên như một trận tan băng màu trắng. Anh ngồi dậy rửa mặt cạo râu. Đã tới giờ đi. Anh cài cúc áo khoác lên tận cổ và dấn bước trong bóng đêm lạnh lẽo. Gió đông thổi hun hút, cái lạnh toát ra từ những bức tường đá của khu thương mại và ngân hàng. Con gió làm người ta nghĩ đến những hành lang dài, những khu cửa kính, nghĩ tới cuộc sống thường ngày. Đó là một ngọn gió tước hết can đảm của con người. Anh ngước lên đường Guinferd. Đám đông lúc tan tầm đã dứt, còn đám đông tới các rạp hát thì chưa bắt đầu. Trong các quán ăn nhỏ, người ta trải khăn bàn chuẩn bị bữa tối.
Qua một con đường ngang, anh nghe thấy tiếng người nói sau lưng, giọng nói yếu ớt mà chải chuốt.
- Xin ông thứ lỗi, xin ông thứ lỗi.
Anh dừng lại một người mặc cái áo khoác dài màu đen, đã tháo chiếc cổ lông thú, đầu đội mũ quả dưa, cằm lốm đốm râu bạc, mắt đỏ ngầu nói bằng cái giọng hàn lâm - hoặc giọng sân khấu :
- Tôi cảm thấy ngay là ngài sẽ không thấy phiền hà khi bị tôi quấy rầy. Tôi đang gặp khó khăn, thưa ngài...
- Gặp khó khăn?
- Chỉ vài hào thôi, thưa ngài.
D chưa quen cảnh này. Ở bên nước anh, ăn mày trông ăn khách hơn nhiều. Họ đứng trước cửa nhà thờ, chìa ra trước mặt anh những cánh tay cụt, thịt thối rửa, lầy nhầy.
- Tôi không dám phiền ngài, nếu không nghĩ rằng... Lạy Chúa, ngài cũng là người đồng loại...
D cho tay vào túi.
- Không, thưa ngài. Ở đây không nên, người qua kẻ lại. Xin ngài quá bộ vào trong kia, vài bước... Xin thú thực, tôi thấy xấu hổ khi phải chìa tay xin một người lạ...
Ông có vẻ lúng túng, lùi vào một con hẻm cạnh đấy. Một chiếc xe tải đậu bên ngoài, trong kia là dãy rào sắt.
- Đây biếu ông nữa couronne. - D nói.
- Xin đa tạ. Mong có một ngày nào đền ơn ngài.
Ông ta nhanh chân biến vào trong hẻm. D bỗng nghe một tiếng “tách” trên tường, gần sát cầu, đồng thòi một mảnh gạch vỡ văng ra đập vào má anh. Anh chợt hiểu, co cẳng chạy ra đường lớn. Đèn đường sáng choang, một viên cảnh sát đứng trên lề. An toàn. Có kẻ vừa mới bắn anh bằng một khẩu súng ngắn gán giảm thanh. Súng gắn ống giảm thanh khó ngắm.
Tên ăn mày đã dụ anh vào một cái bẫy. Nếu viên đạn bắn trúng, chiếc xe tải sẵn sàng chở xác anh chạy biến. Anh băng qua đường, tới nơi hẹn. Anh nghĩ Cullen chắc không có ở đó.
Có, cô có ở đó.
- Tôi vừa mới bị các bạn của cô bắn hụt. Tôi tưởng không còn gặp cô ở đây...
- Ông nghe đây. Hôm nay tôi tới để xin lỗi ông về vụ đêm qua. Tôi không nghĩ là ông ăn trộm chiếc xe, nhưng lúc đó tôi say quá, tôi nổi giận... Tôi không ngờ họ hành hung ông như vậy... Tất cả là do cái thằng đểu Currie. Nhưng còn ông, nếu ông lại giờ cái trò lâm ly kia ra... Để thu phục thiên hạ chăng? Làm rung động con tim các cô nàng lãng mạn? Kiểu đó đối với tôi là không ăn đâu!
- L có biết chúng ta gặp nhau ở đây vào lúc này không?
- Không, nhưng Currie thì có biết.
Lời thú nhận làm D ngạc nhiên, cô này quả thật vô tư, vô lự.
- Currie nhặt được cái ví của ông. Hôm nay hắn khoe với tôi như vậy, tôi bảo hắn nên trả lại. Tôi bảo rằng ông không có ý định lấy trộm xe, rằng tôi hẹn dùng bữa với ông tối nay để trả lại cái ví.
- Hắn đã đưa cho cồ?
- Đây này!
- Rồi cổ nói luôn chỗ hẹn, giờ hẹn cho hắn biết?
- Có thể. Tôi cãi nhau với hắn. Nhưng đừng nghĩ rằng Currie bán ông, hắn chỉ còn tay trái.
- Tôi cũng nghĩ vậy. Chắc hắn đã gặp L và nói cho L biết.
- Hắn ăn trưa với L mà! Bỗng cô la lên:
- Mà lạ quá! Làm sao người ta bán được ông, giữa đường, giữa Luân Đôn này? Không ai nghe nổi sao? Còn người qua dường, còn cảnh sát. Mà sao ông lại tới đây? Sao không đi báo cảnh sát?
- Hỏi từng câu thôi - D sẽ sàng nói - Chuyện xây ra trong một ngõ hẻm. Súng có gắn giảm thanh. Còn đi báo cảnh sát thì... Cô hẹn gặp tôi ở đây mà!
- Ờ nhì! Nhưng nếu như vậy thì cuộc đời quả là rắc rối quá...
- Tôi nghĩ cũng chẳng có gì rắc rối đâu. Bên nước tôi, người ta sống giữa tiếng súng. Ở đây, rồi cũng sẽ quen. Cuộc đời vẫn cứ tiếp tục, chẳng có gì thay đổi đâu.
Anh nắm lấy tay cô như một đứa trẻ, băng qua đường, trở lại đầu hẻm. Anh nhặt mảnh gạch vỡ và chỉ dấu đạn trên tường:
- Cô trông đây, ngang tầm cái đầu tôi đây!
- Nhưng đạn đâu? Đạn đâu?
- D cho ngón tay vào chỗ vỡ để tìm nhưng không thấy gì. Anh nói.
- Bọn họ đang chạy đua. Cô đã biết chuyện dưới buồng vệ sinh. Rồi chuyện trên đường Douvres. Hôm nay, cái xác của tôi bị lục soát. Rồi chuyện vừa rồi. Họ chì còn cách giết tôi nhưng tôi khó chết lắm.
- Chúa ơi! - Cô bỗng la lẽn - Đúng rồi, đây này!
D quay lại. cô cầm trong tay cái đầu viên đạn vừa nhặt được dưới lề đường.
- Đủng thật. Ta phài gọi cảnh sát... Cô nói.
- Chẳng có bẳng chứng gì. Gọi cảnh sát vô ích.
- Tối qua ông có nói là họ muốn cho ông một số tiền.
- Đúng.
- Tại sao ông không nhận? Ông không muốn chết kia mà!
D cầm tay cô, đưa vô một cái quán nhỏ cạnh đấy.
- Hai ly cô nhắc lớn! Ông vui vẻ nói tiếp.
- Tôi muốn nhờ cô một việc. Ở chỗ tôi trọ có một cô hầu phòng. Cô ta giúp tôi một việc, vì vậy mà bị đuổi. Một cô bé rất tốt. Chẳng hiểu rồi đây sẽ ra sao. Cô có bao nhiêu là bạn bè giàu có, cô có thể...
- Ồ! Thôi cái trò Đông Ky Sốt ấy đi. Tôi muốn nghe ông nói về chuyện làm ăn của ông kia.
- Chẳng có gì đáng nói. Họ không muốn cho tôi gặp ba cô.
- Ông là một nhà yêu nước có phải không? Giọng cô có vẻ khinh khỉnh.
- Không, trái lại. Họ thường tự xưng như vậy và họ thường nói đất nước chúng tôi...
- Tại sao ông không nhận tiền của họ, ông đâu giàu có gì?
- Mỗi người phải tự tìm một con đường cho lương tâm và phải đi con đường đó. Không như vậy thì đời còn có nghĩa gì. Chỉ còn cách mở vòi ga rồi ngủ luôn cho tiện. Tôi về phe với loại người từ bao đời chỉ sống với một khẩu phần vừa đủ.
- Nhưng phe ông luôn bị phản bội.
- Không quan trọng. Hoạt động duy nhất của hạng người như tôi là trung thành với hoạt động của mình. Vậy thôi, chẳng biết trung thành với cái gì nữa! Cuộc chiến phức tạp quá. Tôi nghĩ, nếu tôi tin ở Chúa thì mọi chuyện đỡ rắc rối hơn.
- Ông có nghĩ là lãnh tụ bên phe ông tốt hơn người bên phe L không? - Cô uống cạn ly rượu và gõ gõ lên quày bằng cái đầu đạn.
- Không, tôi không nghĩ thế. Nhưng những con người phía bên tôi, những người ở trong chiến hào, trên đường phố, trong những căn nhà đổ nát thì tôi yẽu, tôi phục vô cùng.
- Người nghèo. Bất kể họ đúng hay sai!
- Thế cô bảo họ đứng hay sai? Một khi con đường đã chọn rồi thì phe thất trận là phe sai. Kẻ thù của chúng tôi nói như vậy. Nhưng chỉ có lịch sử, mới phán quyết! Anh lấy lại viên đạn từ trong tay cô.
- Tôi phải ăn một chút. Từ tối qua chưa ăn gì.
Anh tới quày lấy một đĩa bánh mỳ và thịt nguội.
- Cô cũng phài ăn một chút. Lần nào cũng thấy cô uống mà để bụng trống. Có hại lắm.
- Tôi không đói.
- Tôi đói lắm.
Anh cắn một miếng to. Cô dùng móng tay vạch một đường dài lên lòng đĩa làm phát ra một tiếng rít.
- Ông nói cho tôi nghe... Trước khi cuộc chiến xảy ra, ông làm gì?
Tôi giảng tiếng Pháp trung cổ. Công việc khá bận rộn. Cô có nghe nói về khúc tráng ca Roland?
- Có.
- Chính tôi đã phát hiện ra bản thảo Thụy Sĩ, bản viết tay ở Berne.
- Chuyện đó thì tôi dốt đặc.
- Bản tốt nhất trước đó là bản của nước Anh, tàng trữ ở Oxford, nhưng bản đó bị chữa nhiều, lại khiếm khuyết. Rồi bản ở Venise, bản này khá đủ, nhưng xoàng. Tôi đã tìm ra bản viết lay ở Berne - Anh có vẻ rất hãnh diện.
- Vậy sao? Cô lơ đãng nhìn viên đạn trong tay rồi nhìn lên vết sẹo ở cằm, lên đôi môi có vết bầm.
- Cô nhớ câu chuyện Đội quân hậu vệ của Vua Pháp Charlemagne trên đường về nước, qua dãy núi Pyeénées không? Olivier trông thấy quân Sarrazins kéo tới bèn bào Roland thổi kèn lên để gọi đại quân trở lại...
Dường như cô gái đang đặt câu hỏi về vết sẹo.
- Rồi sao nữa?
- Roland từ chối, không chịu thổi kèn, cho rằng không có kẻ thù nào buộc được chàng, phải kêu cứu. Một thằng ngu hết sức tài giỏi của giai tầng quý tộc. Trong chiến tranh, người ta thường hay chọn những vị anh hùng không nên chọn. Lẽ ra Olivier phải là người anh hùng của khúc tráng ca này...
- Bà vợ ông chết như thế nào.
Cô gái hỏi, nhưng anh không muốn đổ cho cuộc chiến tranh quấy nhiêu vào câu chuyện cổ của anh.
Thế rồi khi quân tướng của mình đã chết, đã ngắc ngoài gần hết Roland mới chịu thổi kèn. Rồi những kẻ làm ca khúc ở hậu thế lại ra sức tán tụng Roland, kẻ chỉ nghĩ tới vinh quang bản thân. Hắn cử việc yên chí mà chết đi cho rành. Hắn lại còn hài lòng về những tổn thất do tính anh hùng rơm cửa hắn gây ra. Tôi đã nói với cô rằng Olivier mới thật là anh hùng.
- Ông đã nói như vậy ư?
Rõ ràng cô thờ ơ. Anh thản nhiên tiếp tục:
- Chỗ quan trọng của bản thào Berne là ở đó. Nó nhìn lịch sử như một bi kịch chứ không phải như một khúc tráng ca. Trong bàn Oxford, Olivier rủi ro giết Roland, và chàng hòa hợp với Roland. Còn trong bản Berne thì chàng chủ dộng giết chết chủ tướng và chàng chết mà còn nguyền rủa con người chàng hằng yêu mến. Nhưng cô thấy đấy, bản viết này bất tiện quá... Giữa yến tiệc trong các lâu đài, giữa các vị quý tộc thời trung cổ vốn cũng là những Roland nho nhỏ... Họ làm sao hiểu được Olivier.
- Tôi về phe Olivier - Cô nói đại - Anh nhìn cô ngạc nhiên. Cô nói thêm:
- Còn ba tôi cũng như các bá tước ở đây, chắc là về phe Roland quá!
- Khi tôi vừa công bố bản văn Berne thì chiến tranh nổ ra.
- Rồi đây khi chiến tranh chấm dứt, ông định làm gì?
- Tôi không dám hy vọng sống tới đó.
- Giống như Olivier, ông đã chấm dứt nó, nếu ông có đủ khả năng. Nhưng một khi nó đã nổ ra... Ông nghĩ thế nào về L. Tôi thấy ông ta rất duyên dáng.
- Bọn họ biết cách làm duyên. Họ đã rèn luyện nghệ thuật ấy từ đời này sang đời khác.
Anh cạn ly rượu.
- Tôi nói chuyện dòng dài làm gì. Cô yêu cầu tôi tới, tôi đã tới...
- Tôi muốn giúp ông, vậy thôi.
- Vì sao?
- Lúc bọn chúng đánh ông, tôi nôn thốc nôn tháo trong xe, Currie tưởng là vì tôi say. Thật ra là vì gương mặt ông lúc đó. Tôi chưa từng thấy một gương mặt nào hơi hơi trung thực một chút, trong cuộc sống của tôi, trung thực đúng theo nghĩa tôi muốn nói. Ba tôi và đám bạn bè của ba tôi quả là có trung thực đối với... Lạy chúa, đối với rượu và gái... Còn khi nói về than đá, về người công nhân của họ thì... À, nếu ông muốn lấy được thứ gì ở họ thì chớ có đưa ra chút tình cảm nào, hay một tí lâm ly nào... hãy chìa ra
môt tập séc... Bọn họ giống nhau cả và chắc họ sẽ có mặt trong buổi thương lượng: lão Huân tước Felting, Brigxtock, Forbes...
- Thì họ thuộc về giai tầng của cô đấy.
- Tôi không có giai tầng. Ông nội tôi là thợ mỏ.
- Thật không may cho cô. Cô bị đặt vào vùng “phi quân sự” cũng như tôi, bị cả hai phía nghi ngò.
- Forbes thì có thể tin được đôi chút. Đó là một gã Do thái, tên thật là Fursteim. Một tay gian lận, nhất hạng là trong tình yêu. Gã đòi cưới tôi...