Một Hai Ba Những cái chết bí ẩn - Chương 04
BẢY, TÁM, TÔI SẮP CHÚNG THẬT THẲNG
Ngày đăng 18-01-2016
Tổng cộng 10 hồi
Đánh giá 9.2/10 với 12879 lượt xem
Thời gian trôi đi. Đã hơn một tháng kể từ khi ông Morley chết và vẫn chưa có tin tức gì về cô Sainsbury Seale cả.
Khi nào nghĩ tới điểm đó, Japp đều nổi giận. Hôm đó, sau khi mào đầu bằng một lời rủa, ông la lên:
- Poirot, cuối cùng con mụ đàn bà ấy phải ở đâu đó chứ!
- Điều đó là không thể chối cãi được, ông bạn thân mến.
- Hoặc là cô ta đã chết, hoặc là cô ta còn sống. Nếu cô ta chết rồi, thì thi thể ở đâu? Chúng ta hãy giả thử là cô ta đã tự tử...
- Lại một vụ tự tử nữa?
- Chúng ta đừng trở lại việc đó nữa. Ông tiếp tục tin rằng người ta đã giết Morley, còn tôi, tôi vẫn tin rằng ông ấy đã tự sát.
- Ông mãi mãi vẫn không biết ông ta đã kiếm được súng lục ở đâu hay sao?
- Không. Đấy là một vũ khí ngoại.
- Một chi tiết lý thú.
- Không phải trong nghĩa mà ông hiểu. Morley đã đi du lịch. Ông ta đã có những chuyến du hành với chị ông và rất có thể là ông ta đã đi mua khẩu súng lục ấy trong một chuyến dừng lại. Khi đi du lịch, người ta thường để cho các vũ khí cám dỗ. Điều đó cho họ một cái ảo tưởng rằng họ sống một cuộc sống nguy hiểm.
Poirot nghe, hoài nghi rõ ràng.
- Nhưng - Japp tiếp tục - chúng ta đừng lạc đường. Tôi nói rằng coi chừng, đấy là một giả thiết đơn giản. Nếu người phụ nữ đáng ghét ấy tự tử, nếu, chẳng hạn cô ta nhảy xuống nước, thì xác của cô ta phải được tìm thấy lại vào lúc này. Vả lại, nếu cô ta bị giết thì cũng như thế.
- Trừ phi - Poirot bác bẻ lại - người ta dằn cái xác bằng một trọng lượng nào đó trước khi ném nó xuống sông Tamise...
- Trong một đêm không trăng, ở đâu đó về phía Limehouse? Ông Poirot thân mến, ông nói, như một bà viết tiểu thuyết đăng từng kỳ ấy.
- Tôi biết. Và những sự việc đó, tôi nói tới chúng mà thấy xấu hổ.
- Tất nhiên. Và đấy là một băng những bọn bất lương quốc tế sẽ quan tâm đến cô ta?
Poirot thở dài và nói:
- Gần đây nhất, người ta còn cam đoan với tôi rằng những băng thuộc loại ấy còn tồn tại.
- “Người ta” là ai?
- Ông Reginald Barnes, đường Castlegardens, ở Zaling.
Đến lượt mình, Japp tỏ rõ một sự hoài nghi nào đó.
- Ông ta phải biết điều đó - ông nói với giọng mỉa mai - Khi ông ta ở bộ Nội vụ, ông ta có khá nhiều người nước ngoài để giám sát.
- Người ta bảo rằng ông không đồng ý?
- Đấy không phải là phạm vi của tôi. Tôi không khẳng định rằng những tổ chức quốc tế ấy không tồn tại, nhưng nói chung tôi cho rằng chúng không nguy hiểm.
Poirot vê ria mép.
Vì hình như ông không muốn nói, nên Japp lại nói tiếp:
- Về cô Sainsbury Seale, chúng tôi đã thu thập được một số thông tin bổ sung nhỏ. Cô ta từ Ấn Độ trở về trên cùng một chuyến tàu với Amberiotis. Cô ta đi hạng hai và ông kia đi hạng nhất, hẳn là một sự trùng hợp đơn giản. Thế nhưng, có một trong những người hầu bàn ở Savoy tin rằng cô ta đã ăn trưa với ông kia, tất nhiên là ở Savoy, khoảng tám ngày trước khi Amberiotis chết.
- Đến mức cũng có thể là họ quan hệ với nhau?
- Có khả năng, nhưng điều đó theo tôi ít có thể xảy ra. Tôi chưa thấy một bà quan tâm đến các công việc từ thiện và các hội tuyên giáo lại dính vào những tổ hợp đáng ngờ.
- Từ đó ông kết luận rằng ông bạn Amberiotis của chúng ta quan tâm đến cái mà ông gọi là các "tổ hợp đáng ngờ"?
- Về việc đó, không có nghi ngờ chút nào cả. Ông ta đã liên hệ chặt với các tổ chức tình báo.
- Ông có chắc không?
- Hoàn toàn. Ông ta đã để công việc tồi cho những người khác và chúng tôi đã bất lực để tóm được ông ta. Ông ta vạch ra kế hoạch chiến dịch, phân phối công việc nhận báo cáo. Tất cả điều đó, chúng tôi nắm chắc. Nhưng về việc có liên quan đến người đàn bà biến mất, chúng tôi không nắm được gì cả. Tôi không thấy cô ta trong một cái mánh khóe như thế?
- Chớ có quên rằng cô ta đã sống ở Ấn Độ. Ở đấy trong những năm gần đây, đã có những cuộc rối loạn.
- Một sự liên kết giữa Amberiotis và cô Sainsbury Seale, tôi không tưởng tượng được điểm đó. Ông có biết rằng cô Sainsbury Seale đã là một người bạn gái lớn của bà Alistair Blưnt đã quá cố không?
- Người ta đã nói với ông điều đó sao? Tôi không tin một chút nào cả. Họ không thuộc cùng một giới với nhau.
- Tôi thuật lại điều mà cô Sainsbury Seale đã nói với ông ấy.
- Điều mà cô ấy đã nói với ai?
- Với chính Alistair Blunt.
- Tôi hiểu điều đó. Đó là một mánh khóe cũ rích và Blunt thường thường phải gặp như vậy, những bà mạo xưng là bạn của bà vợ quá cố của ông. Còn như giả thiết rằng Amberiotis có thể nghĩ tới việc dùng mánh khóe bằng cách ấy, thì không. Điều đó sẽ không tiến hành được. Blunt sẽ tống khứ cô ta đi với một món tiền trợ cấp nào đấy, nhưng ông ta sẽ không mời cô ấy đi nghỉ cuối tuần trong trang trại của ông ta. Cũng không nên coi ông ta như là một người đần.
Poirot, người mà sự cám dỗ này không bao giờ lướt tới, tán thành một cách nghiêm trang. Sau đó một chút, một lần nữa, Japp xem xét lại tình hình. Cô Sainsbury Seale có thể đã ra sao rồi?
- Tất nhiên, xác của cô ta có thể đã bị một nhà bác học bị bệnh tâm thần dìm vào trong một cái bồn tắm đầy axít. Trong cách sách vở, thường thường người ta tống khứ các thi thể kềnh càng như thế đấy, nhưng là một giả thuyết không làm vừa lòng tôi. Đối với tôi, nếu cô ấy đã chết, thì người ta đã lặng lẽ đem chôn cô ấy ở đâu đó.
- Đúng, nhưng ở đâu?
- Đấy là điều mà tôi tự hỏi. Chính cô ta đã biến mất ở London. Ở London không có vườn. Ít ra cũng không có vườn xứng đáng với cái tên ấy và cho phép tiến hành những lễ tang nhỏ kín đáo và riêng tư. Cái mà chúng ta tìm, đấy là một đám vườn, một cái sân của trang trại.
Một đám vườn! Đúng, một cái, Poirot thấy lại cái vườn đẹp mà ông đã khâm phục ở Ealing với những bãi cỏ đối xứng và những khóm cây được giữ gìn một cách hoàn hảo. Sẽ là quái dị nếu một người đàn bà được đem chôn ở đấy. Ý nghĩ làm ông vui, nhưng ông thừa nhận tính vô lý của nó.
Trong khi Japp tiếp tục:
- Bây giờ, chúng ta cứ thừa nhận là cô ấy không chết. Vậy thì cô ta ở đâu? Cô ta đã biến mất hơn một tháng rồi, ảnh của cô ta được công bố trong tất cả các báo hàng ngày...
- Và không ai thấy cô ta hay sao?
- Ông hãy nói đúng hơn là mọi người đã thấy cô ta. Ông không tưởng tượng số lượng những người đàn bà mà dấu hiệu nhận dạng tương ứng với cô Sainsbury Seale đang đi lại hiện nay ở trên lãnh thổ Anh! Người ta đã gặp cô ta trong các trang trại ở Yorkshire, trong các quán trọ ở Devon, trong các khách sạn ở Liverpool và trên bãi biển của Ramsgate… Các nhân nên của tôi đã kiên nhẫn điều tra tất cả mọi nơi mà cô Sainsbury Seale đã bị nhận ra. Họ đã bị không biết bao nhiêu bà cô rất đáng kính trọng, tuy rằng đã tàn úa chửi rủa, nhưng họ không biết được gì cả.
Nét mặt của Poirot biểu lộ một sự thông cảm buồn bã.
Thế nhưng, Japp tiếp tục bằng một giọng tỏ rõ sự bực tức của ông:
- Cô Sainabury Seale không phải là một con ma. Đôi khi, người ta bảo chúng tôi đi tìm lại một cô Spinks nào đó, cô này đã đến ở đâu đó trong một ngày đẹp trời sau thì biến đi, không để lại dấu vết. Cô Spinks tồn tại ngắn ngửi, đấy là cái mà tôi gọi là một con ma. Nhưng cô Sainsbury Seale của chúng ta thì là cái có thật. Cô ta có một quá khứ thời thơ ấu và cả cuộc đời của cô ta tôi biết cho đến ngày mà cô ta biến mất như bằng ảo thuật.
- Phải có một lý do - Poirot nói.
- Nếu đấy là một cách để nói bóng gió rằng cô ta đã giết Morley - Japp cãi lại - tôi trả lời rằng "Không!". Amberiotis đã thấy Morley sống sau khi cô Sainsbury Seale đi rồi và chúng tôi biết điều mà cô ấy làm khi rời đường Hoàng hậu Charlotte.
Poirot tỏ ra sốt ruột.
- Tôi không khẳng đinh rằng cô ta đã giết Morley. Tôi tin chắc là không, thế nhưng...
Japp ngắt lời ông:
- Tôi biết. Nếu ông có lý đối với Morley, người ta có thể thừa nhận rằng ông ta đã nói điều gì đó có thể đặt chúng ta vào cái nút của kẻ giết người. Từ đó, cần phải làm cho cô ta biến mất.
- Điều đó giả thiết - Poirot lưu ý - một tổ chức quy mô, một tổ hợp rộng, hơi không cân xứng với mục tiêu của nó; cái chết của một nha sĩ bé nhỏ, tầm thường ở đường Hoàng hậu Charlotte.
- Vậy thì đừng có tin tưởng nhiều vào điều mà Reginald Barnes kể cho ông. Đấy là một người điên, có cái đầu bị các nhà trinh thám và các nhà cách mạng của ông ta quấy rầy.
Japp đứng dậy. Ông cáo từ sau khi đã hứa với Poirot là sẽ cho ông biết rõ nếu ông có được tin tức.
° ° °
Poirot ngồi mơ màng trước chiếc bàn của mình. Rõ ràng là ông có tinh thần chờ một điều gì đó, nhưng ông không thể nói được là điều gì.
Trước đó một thời gian, ông cũng ngồi trước cùng một cái bàn ấy, để ghi lên trên một tờ giấy vài cái tên và những sự kiện mà không có gì chứng tỏ nối chúng lại với nhau. Một con chim đậu một lúc vào rìa cửa sổ. Nó ngậm ở mỏ một cái cành nhỏ.
Ông cũng vậy, giống như con chim, ông đã nhặt những cành nhỏ. Năm, sáu, tôi nhặt những mẫu gỗ...
Những cành cây, ông bắt đầu có nhiều. Tất cả đều để dành ở trong một góc trí nhớ của ông, nơi mà ông sẽ tìm lại chúng khi cần. Cho đến bây giờ, ông chưa thử sắp xếp chúng lại, sắp đặt chúng lại. Điều đó sẽ đến...
Tại sao ông chưa bắt đầu làm từ bây giờ? Ông biết điều đó: ông chờ đợi một điều gì đó.
Một điều gì đó không thể tránh được.
Khi điều gì đó sẽ xảy ra, lúc đó, nhưng chỉ lúc đó, thời cơ sẽ đến để bắt tay vào việc.
II
Tám ngày sau, cuối buổi tối, Japp gọi điện thoại. Giọng ông nhanh và vội.
- Ông đấy à, Poirot? Chúng tôi đã tìm thấy cô ta rồi! Đến gặp chúng tôi đi. Trạm nghỉ Vua Lepold, công viên Batterreas, số 45.
Chưa đầy mười lăm phút sau, một chiếc taxi đã để Poirot xuống trước một ngôi nhà lớn có cửa sổ mở ra phía công viên Batterreas. Số 45 ở tầng hai và chính Japp ra mở cửa cho Poirot. Ông có vẻ rầu rĩ.
- Lại đây - ông nói - Cảnh tượng không đặc biệt thích thú, nhưng tôi nghĩ rằng ông phải thấy cô ta.
Poirot hỏi, nhưng đấy gần như không phải là một câu hỏi:
- Chết rồi?
- Chứ còn gì nữa.
Một tiếng động đặc biệt, nhưng khá dễ đoán ra, thu hút sự chú ý của Poirot.
- Đấy là người gác cổng - Japp giải thích - Anh ta đang ở dưới bếp, hơi chán nản. Tôi yêu cầu anh ta lên để nhận dạng nạn nhân.
Một mùi nôn mửa phảng phất trong hàng lang hẹp mà họ men theo. Hai lỗ mũi của Poirot lạnh buốt.
- Thật khá chán - Japp nói - nhưng phải chờ đợi. Cô ta chết đã hơn một tháng rồi.
Họ vào trong một căn buồng rỗng không, rõ ràng là một căn buồng cất đồ kềnh càng. Giữa buồng có một cái hòm lớn, giống như tất cả mọi cái hòm mà người ta dùng để bảo quản các đồ da, lông thú. Nắp đã bật lên.
Poirot lại gần và nhìn vào trong.
Trước tiên, ông thấy một bàn chân. Ông nhận ra cái vòng sắt trang trí chiếc giày xấu, cái vòng ấy mà ông đã nhận xét vào hôm ông gặp cô Sainsbury Seale lần đầu tiên ở trước số 58 đường Hoàng hậu Charlotte. Đôi mắt ông chuyển lên theo chiều dài của một chiếc áo dài bằng len xanh và cuối cùng tới đầu. Poirot không thể ngăn được những cử động giật lùi nhỏ. Khuôn mặt hình như bị đánh đến mức chỉ còn là một đám bột nhão không ra hình thù gì, còn kinh tởm hơn là thịt phân hủy đã rất sớm.
Hai người rút lui nhanh chóng. Cả hai đều tái mét.
- Úi chà! - Japp la lên - Những chuyện vui đùa nhỏ ấy là thuộc về chương trình hàng ngày của chúng tôi. Nghề nghiệp không thể mãi mãi là buồn cười được. Ông hãy tới chỗ kia, tôi đã phát hiện ra một cái chai cô-nhắc. Một cốc rượu trắng hảo hạng sẽ không làm hại chúng ta đâu.
Căn buồng, một căn gồm một phòng, được trang bị lịch sự, nhưng đúng kiểu hiện đại rất khẳng định: đồ đạc bằng ống thép, ghế bành rất rộng, bọc thảm thêu các hình vẽ hình học.
Poirot uống một cốc cô-nhắc, rồi sau khi hơi khỏe lại, ông yêu cầu giải thích.
- Đây này - Japp nói - Chúng ta hiện đang ở trong căn hộ của một bà Chapman nào đó. Theo những điều chỉ dẫn mà chúng tôi thu thập được, bà Chapman ấy là một phụ nữ đẹp, tóc hoe, khá béo trục béo tròn, gần bốn mươi tuổi. Bà ta thanh toán hóa đơn đều đặn, thỉnh thoảng chơi bài brít ở chỗ bạn bè, nhưng nói chung không ra ngoài nhiêu. Bà ta không có con cái và chồng bà là người đi chào hàng.
Cô Sainsbury Seale đã đến đây tối hôm mà chúng ta đã gặp cô. Cô ta đến vào lúc bảy giờ mười lăm, điều đó cho giả thiết rằng cô ta từ Glengowrie Court đến thẳng đây. Người gác cũng đã gặp cô ta trước đó ít lâu, đã nhận ra cô đến thăm, chỉ thế thôi, và thoạt đầu không có gì đáng nghi ngờ trong cô. Người gác cổng lên cầu thang cùng cô ta, và anh này thấy cô ta lần cuối cùng, khi cô ấn ngón tay vào núm chuông.
- Giữa chúng ta - Poirot lưu ý - anh ta có để thì giờ để nhớ lại điều gì đó không?
- Hình như - Japp trả lời - anh ta bị ốm và phải nằm bệnh viện một thời gian ngắn, trong thời gian đó, anh ta đã bị thay thế, chỉ trong tuần vừa rồi, anh ta thấy trong một tờ báo cũ thông điệp mà chúng tôi đã cho công bố chỉ rõ dấu hiệu nhận dạng của người đàn bà biến mất. Trước tiên, anh ta nói với vợ: "Có thể đó chính là cái bà đã đến gặp bà Chapman ngày hôm kia. Bà ấy mặc đồ xanh và có những chiếc vòng sắt ở giầy". Rồi một giờ sau, anh ta đã nhớ được tên... hoặc hầu như. "Nhưng theo anh, anh ta nói với vợ, bà ấy có một cái tên như thế này: Cô… cái gì đó Seale".
Tiếp theo, phải bốn ngày sau, anh ta mới vượt được sự ghê tởm tự nhiên đối với cảnh sát và cung cấp cho chúng tôi điều chỉ dẫn. Tôi dè chừng người ta đã nhiều lần quấy rầy chúng tôi về những vấn đê vô ích. Song tôi đã chuyển tin mách này cho Beddoes. Đấy là một trung sĩ trẻ, khá xuất sắc. Có lẽ anh này được giáo dục tốt, nhưng anh ta không thể làm được gì cả. Vả chăng, đây là cái mốt bây giờ.
Lần này, anh ta cảm thấy ngay rằng chúng ta đã có một dấu hiệu tốt. Người ta đã không thấy cái bà Chapman ấy từ hơn một tháng rồi, và bà ta đã đi, không để lại địa chỉ. Người gác cổng không thấy cô Sainsbury Seale đi khỏi, đấy là bình thường. Rất có thể là cô ta đã đi qua trước chòi gác mà anh ta không thấy. Trái lại, cái điều không bình thường, đấy là sự ra đi đột ngột của bà Chapman. Bà ta không báo trước cho ai cả và chỉ cho anh ta biết vào sáng hôm sau bằng một tấm biển mà bà ta treo ở cửa: “Không cần sữa - Nói với Nellie rằng tôi phải đi vắng”. Nellie, chính là cô hầu nhỏ đến chỗ bà vào các buổi sáng. Vì đã một hoặc hai lần, đã có chuyện bà Chapman chuồn đi mà không báo, cô bé không thấy điều đó là kỳ quặc. Nhưng có điều lạ là, bà ta ra đi mà không yêu cầu người gác cổng đem va-li của bà xuống và đi tìm giùm cho bà một chiếc taxi.
Tất cả điều đó giải thích sự đến thăm căn hộ. Chúng tôi đã xin một cái lệnh, người quản lý đã đưa chìa khóa cho chúng tôi và chúng tôi đã đến làm một vòng. Chỉ ở trong phòng tắm là các sự vật bắt đầu trở nên thú vị. Hình như nó được lau rửa với nhiều nước và vội vàng: Người ta đã chùi vải linoleum trải trên sàn nhà nhưng trong các góc, người ta còn để lại những vết máu. Chỉ còn lại vấn đề tìm xác chết. Nếu bà Chapmon ra đi với hành lý, thì người gác cổng đã biết. Chúng tôi đã lưu ý ngay đến chiếc hòm da lông thú. Chúng tôi đã mở nó ra bằng cái chìa khóa nhặt được ở trong một cái ngăn kéo và ông biết phần sau: người đàn bà đã ở trong đó!
- Bà Chapman sao? - Poirot hỏi.
- Tôi biết rằng - Japp trả lời - bà ta gọi là Sylvia, nhưng tôi không thể thêm gì khác. Trừ ra rằng chính bà ta đã giết cô Sainsbury Seale và đã bỏ cô ta vào hòm. Bà ta hoặc các bạn cửa bà ta, tất nhiên...
- Nhưng tại sao người ta lại đánh đến mức để làm cho cô ta biến dạng hoàn toàn? Thật kinh tởm.
- Để làm cho kinh tởm - Japp nói - thật là kinh tởm. Còn như giải thích tại sao người ta đã đánh cô ta như vậy: người ta hầu như chỉ phó mặc cho những giả thuyết. Một sự dã man thế thôi. Trừ phi người ta muốn làm biến dạng cô ta để ngăn trở chúng ta nhận ra cô...
Poirot chau mày.
- Tôi không có cảm giác ấy.
- Vả chăng - Japp nói thêm - người ta để lại cho chúng ta quần áo, mà chúng ta có một sự mô tả rất chính xác, và người ta đã nhét vào trong hòm, bên cạnh cô ta, chiếc ví cầm tay của cô, đựng một cái thư của cô gửi cho khách sạn cũ ở quảng trường Russel.
- Nhưng - Poirot la lên - tất cả những cái đó không có lý!
- Đấy cũng là ý kiến của tôi. Có lúc, những kẻ tội phạm phạm những sai lầm.
- Vâng, nhưng...
Poirot không nói xong câu. Một ý nghĩ nảy ra trong óc ông.
- Ông đã khám xét trong tất cả căn hộ chưa? - Ông hỏi.
- Đã - Japp trả lời - Cuộc viếng thăm đã không cho chúng tôi cái gì đáng chú ý cả.
- Tôi muốn xem buồng ngủ của bà Chapman.
- Tới đi!
Trong buồng này, không có gì gợi lên một sự ra đi vội vàng cả. Không có một sự lộn xộn nào cả. Bà ta đã không ngủ ở trong giường, nhưng cái chăn thì được xếp dọn. Ở trên các đồ đạc có một lớp bụi dầy.
- Tôi không thấy dấu tay ở đâu cả - Japp nói - trừ ở bếp, trên các dụng cụ nấu ăn. Các dấu tay của cô ở gái, chắc hẳn thế.
- Điều đó hình như chỉ ra rằng người ta đã cẩn thận xóa các dấu vết đi sau vụ giết người chăng?
- Đấy là điều mà tôi tin.
Poirot đưa mắt đảo một vòng khắp căn phòng. Cũng như căn nhà một phòng, nó được trang bị rất hiện đại, nhưng không xa xỉ thực sự. Một số đồ đạc "gây ấn tượng" nhưng không có cái nào giá rất đắt cả. Poirot mở cái tủ hốc tường và xem xét các bộ quần áo đàn bà treo ở bên trong. Chúng đều lịch sự, nhưng không phải do một người thợ may áo nữ có tiếng may. Cũng có những đôi giầy mà ông nhìn sát, ghi nhận rằng bà Chapman mang cỡ giầy 36 và bà ta thích giầy có đế to, đóng theo mốt khá mới.
Ông mở một cái tủ hốc tường thứ hai, mà ở phía dưới là cả một đống da lông thú.
- Tất nhiên, chúng được lôi từ hòm ra - Japp nói.
Poirot xem một cái áo khoác bằng da lông sóc.
- Da rất đẹp - ông nói.
Rời buồng ngủ, ông đi qua buồng tắm. Có một lô kỳ dị những bình và lọ khác nhau: Kem bôi mặt, phấn đánh mặt, son đỏ. Hai chai thuốc nhuộm tóc đặc biệt làm cho nhà thám tử chú ý.
- Hình như không phải rằng bà Chapman là một người có tóc hoe nhuộm màu bạch kim rất xác thực - Japp nhận xét.
- Đến tuổi bốn mươi, ông bạn ơi - Poirot nói - số đông đàn bà bắt đầu có tóc hoa râm. Bà Chapman chắc chắn thuộc về những người đàn bà không chịu khuất phục trước những luật lệ của tạo hóa...
- Vào lúc này, hẳn là bà ta đã trở thành màu hung.
- Đấy là điều mà tôi tự hỏi.
Hình như Poirot băn khoăn...
- Poirot, có gì làm ông lo lắng hả? Cái gì vậy? - Japp nói.
- Đấy đơn giản là tôi đã phát hiện ra một vấn đề mà theo tôi, hình như không giải đáp được.
Ông kiên quyết kéo ông thanh tra vào trong buồng có xác chết. Cầm lấy một bàn chân của người chết, ông rút chiếc giầy ra khá vất vả. Ông xem xét nó rất kỹ. Cái vòng sắt đã được mạng lại, với một sự vụng về thấy rõ.
- Tôi tự hỏi có phải tôi nằm mơ không - Poirot nói với một tiếng thở dài.
Japp nhìn con người nhỏ bé này đầy nghi ngờ.
- Ông đang phát minh ra cái gì đấy? - Ông ta hỏi - Ông còn tìm cách làm phức tạp vấn đề hay sao?
- Tôi đã nói với ông rồi.
Japp nhún vai.
- Ông có ở kia một chiếc giây đầy đủ với vòng sắt của nó. Ông còn băn khoăn gì nữa?
- Không gì cả - Poirot nói - Nhưng tôi cũng cứ không hiểu.
III
Theo người gác cổng, người bạn gái tốt nhất của bà Chapman là bà Merton ở số 82, trạm nghỉ Vua Leopold.
Japp và Poirot tới gặp bà ta ngay.
Họ thấy một bà có đôi mắt rất đen và mái tóc rối rắm, rất ba hoa, và chỉ thích nói thôi.
- Sylvia Chapman? - bà ta nói - Tất nhiên, tôi biết chị ấy. Chúng tôi không phải cái mà người ta gọi là những người bạn thân thiết, nhưng chúng tôi đã nhiều lần chơi brít với nhau, và có lúc cùng đi đến các cửa hàng. Nhưng, các ông hãy nói cho tôi biết, các ông chắc rằng chị ấy chưa chết phải không?
Sau khi được Japp trấn an, bà ta lại nói:
- Điều đó làm cho tôi vui lòng, bởi vì người phát thư vừa kể cho tôi hay rằng người ta đã tìm thấy một cái xác đàn bà chết ở trong một căn buồng của ngôi nhà bên cạnh. Người ta có lý khi nói rằng chỉ nên tin một nửa những điều mà người ta nghe.
Japp đặt ra một câu hỏi chính xác.
- Không - bà ta trả lời - Tôi không có tin tức về bà Chapman. Bà ấy biệt vô âm tín từ hôm mà chúng tôi đi xem một bộ phim mới của Fred Astaine. Hôm đó, chị ấy đã không nói bóng gió về một chuyến di du lịch nào cả...
Bà Merton không bao giờ nghe nói đến cô Sainsbury Seale. Không bao giờ bà Chapman đã nói đến tên cô này trước mặt bà cả.
- Thế nhưng - bà nói thêm - cái tên này nói lên cho tôi một điều gì đó. Hình như tôi đã thấy nó ở đâu đó, cách đây không lâu.
- Trong thời gian gần đây, nó đã có ở trong các báo hàng ngày - Japp nói.
- Ông có lý - bà Merton la lên - Chính bà ấy đã biến mất! Các ông nghĩ rằng bà Chapman biết cô ấy?... Tôi không tin. Dù thế nào đi nữa, bà ấy đã không bao giờ nói đến cô ta cả.
- Bà Merton, bà có thể nói cho chúng tôi đôi điều về ông Chapman không?
Câu hỏi làm cho bà Merton ngạc nhiên.
- Theo tôi - bà trả lời - hình như ông ta là đại diện thương mại. Đấy, tôi tin, là điều mà Sylvia đã nói với tôi. Ông ta đi ra nước ngoài cho một hãng vũ khí, nếu tôi không nhầm. Ông ta đi khắp châu Âu.
- Bà có bao giờ gặp ông ta không?
- Chưa bao giờ! Ông ấy ít khi trở về London, và khi ông có mặt ở đây, thì bà Chapman bỏ rơi các bạn bè một chút. Đấy là điều tự nhiên.
- Bà có biết bà Chapman có bà con và bạn bè khác ở London không?
- Bạn bè, bà ấy có, tôi không biết họ. Còn bà con, tôi không tin rằng bà ấy có. Dù thế nào đi nữa, bà ấy không bao giờ nói về họ.
- Bà ấy có ở Ấn Độ không?
- Tôi không biết.
Tất cả im lặng. Rồi đến lượt mình, bà Merton hỏi:
- Nhưng, ông hãy nói cho tôi biết, tại sao ông đặt ra cho tôi những câu hỏi ấy? Ông là người của Sở Cảnh sát, tôi hiểu rõ điều đó, nhưng phải có một lý do để ông hỏi tôi tất cả điều đó
- Trời ơi! Bà Merton, vì cuối cùng bà cũng sẽ biết, tôi sẽ không dấu bà là người ta đã tìm thấy một xác chết ở trong căn hộ của bà Chapman.
Trạng thái sững sờ đã làm cho người đàn bà tử tế ấy lặng đi trong vài giây.
- Một xác chết! - Bà ta kêu lên sau đó - Không phải xác của bà Chapman, tôi hi vọng? Hoặc là của một người nước ngoài?
- Không. Vả chăng, đấy là một người đàn bà...
- Một người đàn bà?
Bà Merton hình như càng sững sờ hơn.
- Thưa bà - Poirot nói giọng nhẹ nhàng hơn - tại sao bà lại nghĩ rằng đấy là một người đàn ông?
- Tôi không biết! Điều đó theo tôi tỏ ra bình thường hơn...
- Tại sao? Có phải là vì bà Chapman có thói quen hay tiếp các ông không?
Bà Merton phản đối bằng giọng phẫn nộ.
- Không! Tôi không bao giờ muốn nói như thế cả!... Sylvia Chapman không thuộc hạng đàn bà ấy!... Nhưng, cho rằng bà Chapman... Tôi muốn nói rằng...
- Thưa bà - Poirot lại nói - tôi tin rằng bà biết nhiều hơn điều mà bà muốn nói với chúng tôi.
Bà ta ngoảnh về phía Poirot.
- Sự thực - bà nói với đôi chút bối rối - chính là tôi không biết điều mà tôi phải làm. Tôi không muốn lộ một điều bí mật, và điều bí mật mà bà Chapman đã nói với tôi, tôi đã không nói lại với bất cứ ai, ngoại trừ hai hoặc ba người bạn thân thiết, mà tôi biết là đáng tin cậy...
Khi bà ta ngừng lại để lấy lại hơi, Japp xen vào:
- Chính xác là bà Chapman đã nói với bà cái gì?
Để trả lời, bà ta hạ thấp giọng xuống.
- Một điều bí mật hầu như do bà ấy buột miệng nói ra. Một hôm chúng tôi đi xem một cuốn phim trinh thám. Lúc ra về, bà ấy đã nói với tôi rằng tác giả của kịch bản biết rất tồi về điều mà ông ta nói… rằng ông Chapman thuộc Sở tình báo Anh và bắt tôi thề không được nói lại với ai. Chính vì vậy mà ông ấy đi ở nước ngoài nhiều. Xưởng vũ khí chỉ là cái vỏ bọc ngoài. Ông Chapman làm tình báo... và thật là kinh khủng đối với bà vợ tội nghiệp của ông, không thể trao đổi thư từ với ông trong những lúc ông đi vắng. Và vì vậy, như ông biết, ông ta bị tất cả mọi sự nguy hiểm đe dọa.
Vừa xuống lại cầu thang để trở về căn hộ của bà Chapman, Japp vừa lẩm bẩm:
- Các vong linh của Philips Oppenhein, của Valentine Williams và của William le Queux - ông la lên - tôi có cảm giác rằng tôi phát điên mất.
Trung sĩ Beddoes chờ thủ trưởng của mình, anh ta báo cáo với ông bằng giọng kính cẩn thích hợp.
- Chúng tôi không thể rút ra điều gì bổ ích từ cô hầu gái cả - ông trình bày - Bà Chapman thay đổi người ở khá thường xuyên và cô này mới đến ở từ một hoặc hai tháng nay. Cô ta tuyên bố rằng bà Chapman là một bà chủ dễ chịu, cởi mở, thích máy thu thanh, cô bé tin rằng ông chồng bà tán gái cũng khá, nhưng bà Chapman không nghi ngờ điều đó thỉnh thoảng bà ta nhận được thư từ nước ngoài gửi tới. Cô hầu gái nhớ có nhiều lá thư từ Đức tới, hai từ Mỹ, một từ Italia và một từ Nga. Người yêu của cô ta sưu tầm tem. Và bà Chapman đã cho cô những con tem ở trên thư của bà.
- Anh không phát hiện thấy gì trong các giấy tờ của bà ta?
- Không, thưa ông, tuyệt đối không! Bà ta không giữ lại gì nhiều. Vài chiếc hóa đơn, vài cái biên lai, tất cả đều ở London. Vài cái chương trình xem hát cũ, hai hoặc ba công thức nấu nướng cắt ở trong các báo hàng ngày ra, và một bản chỉ dẫn của các hội truyền giáo ở Zenana. Và tôi thấy khá rõ ai đã đưa bà ấy đi. Tóm lại, hình như không có điều gì chỉ dẫn là bà ấy đã giết người. Ấy thế mà hẳn là bà ta đã làm điều đó. Trong giả thuyết, thuận lợi nhất, ít nhất bà ta là đồng phạm.
- Tối hôm đó, người ta không thấy những người lạ đáng nghi rình mò ở xung quanh sao?
- Người gác cổng không nhớ là đã không để ý, nhưng có thể là anh ta quên. Có nhiều người đi qua trước phòng gác cửa anh, cái tay này án ngữ cả một nhóm nhà. Nếu anh ta nhớ lại đúng cái ngày mà cô Sainsbeny Seale đến thăm, đó bởi vì là ngày hôm sau anh bị đưa đến bệnh viện và ngay chiều hôm đó, anh ta cảm thấy không khỏe.
- Trong các căn hộ bên cạnh, có ai nghe thấy gì?
- Không, thưa ông, ở trên cũng như ở dưới, người ta không nhận thấy có một tiếng động đáng nghi nào. Nhưng tôi biết rằng, trong cả hai căn hộ, máy thu thanh vẫn mở...
Bác sĩ pháp y đi ra khỏi buồng tắm, nơi ông vào rửa tay.
- Không ngon lành lắm đâu, cái xác chết của ông - Ông ta kêu lên với tâm trạng vui vẻ - Ông gửi nó cho tôi, khi nào ông muốn, để tôi xem kỹ hơn một chút.
- Bác sĩ, ông có một ý nghĩ nào đó về nguyên nhân của cái chết không?
- Không thể xác định với ông về việc đó được trước khi mổ xác. Tôi tin rằng những vết thương ở mặt là tôi có thể nói vào lúc này. Đấy là một người đàn bà giữa bốn mươi và năm mươi tuổi, phải là rất khỏe và tóc bắt đầu trở thành hoa râm. Bà ấy nhuộm màu. Tôi hi vọng tìm thấy ở trên cái xác những dấu hiệu đặc trưng, bởi vì, nếu không có, thì có lẽ sẽ khó nhận dạng. Ông có biết bà ta không?... Thế thì, tuyệt... Ông bảo đấy là một người đàn bà biến mất mà người ta đã nói tới nhiều? ... Tôi xin lỗi, nhưng tôi không bao giờ đọc báo. Tôi bằng lòng với trò chơi ô chữ.
Sau khi bác sĩ đi rồi, Poirot nhặt ở trong tủ bàn giấy một cuốn sổ tay ghi các địa chỉ, có bìa màu nâu.
Trung sĩ Beddoes không mệt mỏi theo dõi những động tác của ông và chỉ dẫn cho ông.
- Tôi không tìm thấy điều gì bổ ích cả. Địa chỉ của các hiệu cắt tóc, hiệu thợ may, v.v... Tôi đã ghi tên và địa chỉ của các tư nhân...
Poirot giở quyển sổ tay ở vần D.
Ghi ở trên đầu trang, tên của bác sĩ Davis số 17 đường Hoàng tử Albert, đứng trước tên của Drake và Pomponetti, hai người hàng cá. Trên dòng thứ hai, Poirot đọc: nha sĩ, ông Morley, số 58 đường Hoàng hậu Charlotte"
Một tia sáng lóe lên trong mắt của nhà thám tử:
- Tôi bắt đầu tin rằng - ông nói - không có gì khó khăn để nhận dạng xác chết một cách chắc chắn.
Japp nhìn chòng chọc vào mặt Poirot vẻ lo lắng.
- Tôi hi vọng điều đó - ông nói - Ông không tin...
Poirot ngắt lời ông:
- Cái mà tôi cần, đấy là một sự xác thực vấn đề, không phải là điều mà tôi tin.
V
Cô Morley đã rời London để về sống ở vùng quê. Cô ở một biệt thự nhỏ, gần Hertford và chính ở nơi đây mà Poirot đến gặp cô. Cô đón tiếp ông với thái độ hết sức vui vẻ. Cô luôn luôn có vẻ là người giám thủ cứng rắn, mặt cô có lẽ còn rầu rĩ, nhưng sự tới thăm của Poirot đã làm cô vui lòng. Từ đầu, ông đã để cho cô hiểu rằng ông không tán thành những kết luận của cuộc điều tra mà cô cũng bác bỏ, cô rất chạnh lòng bởi cái bóng đen mà những kết luận ấy đã trùm lên tiếng tốt của em cô, phạm lỗi ít nhất là vì một điều sai lầm nghề nghiệp không thể tha thứ được, nếu như người ta thừa nhận quan điểm của quan biện lý sơ thẩm của nhà vua.
Vì vậy, cô đã trả lời những câu hỏi của Poirot hết sức thiện ý. Các giấy tờ của ông Morley được cô Nevill sắp xếp lại đã được chuyển giao cho người thừa kế ông. Một số người bệnh của ông Morley đã trở thành người bệnh của ông Reilly, một số người khác đã giao cho một người cộng tác mới săn sóc, cuối cùng một số người khác đã đến làm khách hàng của những nha sĩ khác.
- Như vậy - cô Morley nói, khi cô đã cho Poirot biết những điều chỉ dẫn mà ông yêu cầu - ông đã tìm thấy lại cô Sainsbury Seale, cũng là một người bệnh của Henry. Và cô này cũng thế, đã bị giết chết!
Cô ta đã nhấn mạnh một cách có ý nghĩa bốn chữ trong câu cuối cùng:
- Ông em cô có bao giờ đặc biệt nói về cô ta không? - Poirot hỏi
- Không - cô trả lời - tôi không nhớ! Khi em tôi có việc cần phải giải quyết với một người bệnh đặc biệt chán, hoặc khi một trong những người bệnh nói với hắn điếu gì vui vui, thì hắn báo cho tôi biết. Nếu không, hắn không bao giờ nói công việc của hắn với tôi. Hết ngày, hắn thường hay bị mệt và hắn thích nghĩ tới việc khác.
- Trong số những người bệnh mà ông ấy đã nói với cô, cô có nhớ tới bà Chapman không?
- Chapman?... Theo tôi, hình như không. Thực tế là nên đặt câu hỏi này cho cô Nevill.
- Tôi rất muốn gặp cô Nevill. Hiện nay cô ta ở đâu nhỉ?
- Theo tôi, cô ta đã nhận một công việc ở chỗ một nha sĩ ở Ramsgate.
- Thế thì, cô ta chưa cưới cậu Frank Carter à?
- Chưa và tôi hi vọng rằng đám cưới ấy chẳng bao giờ tiến hành cả. Con người thanh niên ấy, tôi không tin tưởng, ông Poirot ạ. Ở anh ta, có cái gì đó tồi và tôi vẫn cứ nghĩ rằng anh ta không có một chút đạo đức nào cả.
- Cô có nghĩ rằng anh ta đã có thể giết cậu em của cô không?
Cô ta trả lời không hấp tấp, cân nhắc từng chữ.
- Anh ta có thể làm việc đó, tôi tin chắc như vậy, vì anh ta không có một chút tự chủ nào đối với mình, nhưng thực sự tôi không thấy được vì sao anh ta giết em tôi và có thể giết được vào lúc nào. Nếu em tôi đã thành công trong việc thuyết phục Gladys Nevill không gặp chàng thanh niên ấy nữa, thì tôi sẽ không lập luận như thế. Những điều mà em tôi nói với cô ta không có tác dụng gì cả, và cô ta vẫn dính chặt với cậu Frank Carter ấy.
- Và nếu người ta thuê anh ta giết cậu em của cô?
- Thuê à? Để giết em tôi ư? Đấy là một ý kiến…
Một cô hầu nhỏ xinh xắn mang trà ra vào lúc ấy. Khi cô này rút lui rồi, Poirot tuyên bố rằng ông biết cô ấy.
- Đúng là cô bé mà cô đã có ở London? - Ông nói.
- Đúng, đấy là Agnes. Ở đấy, tôi dùng cô này làm hầu buồng. Tôi đã cho đi cô nấu bếp không muốn xuống nông thôn, và ở đây Agnes là người làm tất cả. Cô đang trở thành một người nấu bếp cừ...
Poirot tán thành...
Ông biết hoàn toàn nhà của Morley ở London đã được tổ chức như thế nào. Nha sĩ và bà chị của ông chiếm hai tầng trên của căn hộ. Các phòng ở tầng trệt, trừ phòng đợi, đều bỏ không dùng. Một cái hành lang hẹp dẫn đến sân sau, ở đây có một máy trục hàng mà các nhà cung cấp dùng. Ở bên cạnh, cũng có một ống truyền âm. Người ta chỉ có thể vào trong nhà bằng cửa vào, ở đấy có Alfred trông nom. Cho nên cảnh sát đã có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng không có một người lạ nào đã vào trong nhà, sớm hôm đó. Còn như hai người ở, cô hầu buồng và cô làm bếp, họ đều ở tại gia đình.
Gia đình Morley ở đó đã từ lâu, và người ta đã có những nhận xét tốt nhất về họ. Về lý thuyết, người ta có thể coi rằng một trong hai người đã xuống tầng hầm để giết ông chủ, nhưng trên thực tế, giả thuyết này không thể được chú ý một cách nghiêm túc. Vả chăng, hai cô này đã trả lời không lúng túng những câu hỏi cung và người ta không thấy bất kỳ một lý lẽ nào để chứng minh hành động phạm tội ác về phần họ.
Song, lúc Poirot ra về, Agnes, lúc đưa can và mũ cho ông, đã hỏi ông với thái độ hơi căng, một câu hỏi mà hẳn là ông không hề chờ đợi.
- Thưa ông, có phải... có phải là người ta biết điều gì mới về cái chết của ông chủ?
- Không, không có gì mới - Poirot trả lời.
- Họ điều luôn luôn tin rằng ông chủ đã tự sát, vì ông ta đã phạm một sai lầm?
- Đúng. Nhưng tại sao cô hỏi tôi điều đó?
Agnes xoắn đi xoắn lại cái tạp dề.
- Chính bởi vì cô Morley không tin điều đó - cô vừa nói vừa ngoảnh đầu đi.
- Tôi nghĩ, cô có đồng ý với cô ấy không?
- Tôi à? Ô… tôi… thưa ông, tôi không hiểu. Nhưng tôi không được chắc...
- Tôi tưởng tượng rằng - Poirot nói với giọng rất nhẹ nhàng - cô sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, nếu cô được chắc rằng đấy đúng là một vụ tự tử, không một chút nghi ngờ có thể nào cả, phải không?
- Vâng, thưa ông, đúng là như thế.
- Nhưng tại sao?... Đối với việc đó, cô có một lý do đặc biệt?
Cô gái mở to hai mắt nhìn Poirot.
- Không, thưa ông - cô nói - Tôi muốn biết, thế thôi.
Hercule Poirot đi khỏi.
"Tại sao cô ta lại hỏi ta điều đó?" Câu hỏi làm ông bận tâm suốt hành trình đi về nhà. Ông phải tự thú nhận là ông bất lực để trả lời.
Nhưng ngay cái việc mà ông đặt ra cho mình câu hỏi đó đã thúc đẩy ông tin rằng ông dần dần tiếp cận lời giải chung của bài toán.
VI
Một người khách mà ông ít tính đến đã chờ ông ở nhà: ông Barner.
Con người nhỏ bé mà đôi mắt luôn luôn hấp háy, giải thích rằng ông ta đã nhất định tới thăm ông Hercule Polrot. Nhà thám tử đã trả lời rằng ông rất hân hạnh được tiếp ông Barnes, và hỏi ông ta thích dùng gì: cà phê, trà hoặc một cốc uýt-ki?
Ông Barnes chọn cà phê. Các người ở Anh chuẩn bị cà phê nói chung khá tồi, nhưng ông tin rằng người ở của ông Poirot là ngoại lệ.
Những hành động lễ độ khác tiếp sau.
Rồi sau khi đã húng hắng ho để cho trong giọng, ông Barnes nói:
- Ông Poirot, tôi muốn nói với ông một cách thành thực. Chính sự tò mò đã dẫn tôi đến chỗ ông. Tôi tự nói rằng ông phải biết rõ tất cả các chi tiết của cái vụ lạ lùng ấy. Qua báo chí, tôi đã được biết rằng cái cô Sainsbury Seale bị biến mất ấy đã được tìm thấy, rằng cuộc điều tra đã được tiến hành, rằng phiên tòa đã được hoãn lại do thiếu chứng cứ để cho phép tòa ra lệnh, và cuối cùng rằng cái chết đã được gây ra do một liều lượng thuốc ngủ quá mức.
- Tất cả điều đó đều đúng - Poirot nói.
Sau một lúc yên lặng, ông nói thêm:
- Ông Barnes này, có bao giờ ông nghe nói tới Albert Chapman không?
- Chồng của cái bà mà cô Sainsbury Seale đã chết ở trong nhà ấy? Nhân vật này có vẻ không thể nắm được!
- Tôi khá tin rằng ông ấy không tồn tại.
- Ông nhầm rồi - ông Barnes trả lời - Ông ấy tồn tại... Không một chút nghi ngờ nào về việc đó cả. Ông ấy tồn tại... hoặc ông ấy đã tồn tại. Tôi đã nghe nói rằng ông ấy đã chết, nhưng đấy chỉ là một tin đồn...
- Và ông Chapman ấy là ai?
- Tôi ngờ rằng người ta nói đến ông ấy ở cuộc điều tra, nếu người ta không thể làm khác được. Tôi giả thiết rằng người ta sẽ kể rằng ông ấy là đại diện của một xưởng vũ khí.
- Vậy thì ông ấy là người của cơ quan tình báo Anh?
- Tất nhiên!... Nhưng ông ấy không cần nói điều đó với bà vợ ông. Sự thực là ông ấy đã phải rời bỏ cơ quan tình báo khi ông ta cưới vợ... Những nhân viên thực sự, những người có máu tình báo nói chung không kết hôn...
- Và Chapman có thuộc vào những người đó không?
- Có chứ. Q. X. 912. Người ta biết ông ấy dưới mã số này. Người ta không dùng tên riêng khi người ta làm tình báo... Q.X. 912 không phải là một nhân viên đặc biệt quan trọng, cũng có lẽ không phải là đặc biệt xuất sắc, nhưng ông ấy làm được việc bởi vì ông ấy không bị chú ý. Ông ấy có một vẻ mặt vô vị, một khuôn mặt tầm thường mà người ta quên ngay tức khắc. Ông ấy thường làm nhiệm vụ người đưa thư. Một công việc mà có lẽ ông biết... Người ta gửi cho đại sứ một lá thư rất đáng kính, rất chính thức, và người ta tăng gấp đôi bằng một lá thư khác, lá này là không chính thức, nhưng là lá duy nhất được coi trọng... Chính là Q.X. 912 tức là ông Albert Chapman hộ tống lá thư này.
- Vậy thì ông ấy phải biết nhiều việc thú vị ?
- Hẳn là ông ấy không biết gì hết - ông Barnes trả lời với thái độ vui vẻ - Công việc của ông ấy là đi tàu hỏa, tàu thủy, và máy bay, và có một câu chuyện kể nhằm giải thích tại sao ông đi và đi ở đâu?
- Ông đã nghe nói rằng ông ấy đã chết?
- Vâng. Nhưng không nên tin tất cả điều mà người ta nói. Ở chỗ tôi, đấy là nguyên tắc.
Poirot chăm chú nhìn ông Barnes bằng đôi con mắt bé nhỏ sắc sảo của ông:
- Ông có tin là đã xảy ra cho bà vợ ông ấy điềuu gì đó không? - Ông hỏi.
- Không có một ý niệm gì cả!... Còn ông?
- Tôi có một ý niệm...
Ông ngưng lại và nói thong thả:
- Thật là khó để thấy rõ trong vụ này.
Ông Barnes cúi xuống phía Poirot.
- Có điều gì đó làm cho ông chán lắm phải không?
Poirot thở dài:
- Vâng - ông trả lời - Và đấy là điều mà tôi đã thấy bằng chính mắt tôi.
Japp ào vào phòng làm việc của Hercule Poirot như một trận gió, và vất chiếc mũ xuống một cái bàn nhỏ với sự mạnh mẽ đến mức làm cho cái bàn suýt đổ xuống.
- Ai đã cho ông cái ý niệm đó? - Ông hỏi.
- Ông bạn Japp thân mến - Poirot trả lời hết sức bình tĩnh - tôi không biết ông định nói về cái gì?
- Tôi nói về cái ý niệm ấy, cho rằng cái xác chết không phải xác của cô Sainabury Seale?
Poirot tỏ vẻ chán.
- Chính cái mặt đã làm cho tôi lo lắng - ông nói - Tại sao lại làm nát mặt của người chết thành bột nhão?
- Xin cam đoan - Japp la lên - tôi hi vọng rằng ông Morley tử tế ấy, chỗ nào có ông, thì ở chỗ ấy ông ấy nắm sát thời sự. Rất có thể là ông biết đấy, người ta thủ tiêu ông ấy, chỉ để cho ông ta không thể làm chứng.
- Chắc chắn rằng nếu chính ông ấy có thể khai ra được là tốt nhất.
- Sự làm chứng của ông Leatheran, người kế nghiệpcủa ông ta sẽ rất đủ. Đấy là một con người biết việc của mình và vả chăng, ông ấy không phương tiện để nhầm lẫn.
Ngay hôm sau, các báo hàng ngày đăng một tin "giật gân": xác chết tìm thấy trong căn hộ ở Battereas không phải như người ta tưởng là xác chết của cô Sainsbury Seale, mà là cửa bà Albert Chapman. Nó đã được nhận dạng, không một chút nghi ngờ nào cả, bởi ông Leatheran, nha sĩ số 58 đường Hoàng hậu Charlotte, ông đã nhận ra bà ấy theo tình trạng của hàm và răng, bằng cách dùng cái phiếu do ông Morley quá cố, người đã chăm sóc bà Albert Chapman lập ra. Quần áo tìm thấy ở trên xác chết là quần áo của cô Sainsbury Seale mà cái xắc cầm tay cũng nhặt được ở bên cạnh xác chết.
Nhưng cô Sainsbury Seale, cô ta ở đâu?