Một Hai Ba Những cái chết bí ẩn - Chương 02

Một Hai Ba Những cái chết bí ẩn - Chương 02

BA, BỐN, TÔI ĐÓNG CỬA LẠI…

Ngày đăng
Tổng cộng 10 hồi
Đánh giá 10/10 với 12878 lượt xem

Ba giờ kém mười lăm, chuông điện thoại réo.
Hercule Poirot đánh một giấc ngủ sau bữa ăn trưa ngon lành, nằm im không động đậy. Ông chờ cho cậu George trung thành đến nghe máy.
- Thưa ông, chờ cho một lúc - George nói, vừa đặt ống nghe xa tai mình. - Ai đấy? - Poirot hỏi.
- Thưa ông, thanh tra trưởng Japp.
- A! Poirot cầm ống nghe.
- Thế nào, ông bạn thân Japp - ông nói - điều gì xảy ra vậy?
- Ông là Poirot?
- Tất nhiên.
- Người ta bảo với tôi rằng sáng nay, ông đến chỗ nha sĩ, đúng không?
- Sở cảnh sát đã thực sự được thông báo.
- Chỗ ông Morley nào đấy ở số 58 phố Hoàng hậu Charlotte?
- Vâng. Tại sao?
Giọng của Poirot đã thay đổi, ông không đùa nữa.
Japp lại nói tiếp:
- Đấy là cuộc thăm viếng thực của ông phải không? Ông không đến đấy vì nhiệm vụ nghề nghiệp chứ?
- Không đâu! Nếu cần phải nói hết với ông, ông biết cho rằng ông ấy đã hàn cho tôi ba cái răng.
- Ông ấy đã cho ông ấn tượng gì? Thái độ của ông ấy không tỏ ra kỳ cục hay sao?
- Không một chút nào! Tại sao? Japp trả lời bằng giọng bình thản:
- Bởi vì, một lúc sau khi ông đi, ông ấy đã tự sát bằng một phát súng lục.
- Sao?
- Điều đó làm cho ông ngạc nhiên hay sao?
- Thực sự, vâng!
- Còn tôi, ở trong đó có những sự việc làm cho tôi chán... Tôi muốn nói chuyện với ông. Ông không thể đến đây hay sao? - Ông ở đâu?
- Phố Hoàng hậu Charlotte.
- Được! Tôi đến ngay.
II
Một nhân viên cảnh sát đã mở cửa nhà số 58 cho Poirot.
- Ông Poirot? - Người ấy hỏi bằng giọng kính cẩn.
- Chính là tôi.
- Thanh tra trưởng đang ở phía trên. Ở gác hai, ông biết ở đâu không?
- Sáng nay tôi đã ở đấy.
Có ba người ở trong căn buồng. Japp ngẩng đầu lên khi Poirot vào.
- Sung sướng được gặp ông, Poirot! Chúng tôi sắp khiêng xác chết đi. Đề nghị ông nhìn trước khi khiêng được không?
Một nhà nhiếp ảnh quỳ gần xác chết, đứng dậy. Poirot lại gần thi thể, nằm dài gần lò sưởi.
Ông Morley trong cái chết gần giống như lúc ông còn sống. Ông ấy có một cái lỗ đen nhỏ, ở phía dưới thái dương phải một chút. Trên sàn nhà, gần bàn tay phải mở ra của ông, có một khẩu súng lục.
Poirot lắc đầu.
- Các ông có thể khiêng đi - Japp nói với các nhân viên.
Japp và Poirot ở lại.
- Công việc bình thường đã xong - Japp nói - Các dấu tay, v.v...
- Rồi sao nữa? - Poirot vừa nói vừa ngồi xuống.
- Thế thì - Japp nói tiếp - khả năng ông ấy tự sát cũng có thể đúng. Những dấu tay duy nhất mà người ta tìm thấy ở trên súng là của ông ấy. Nhưng giả thuyết chỉ làm cho tôi thỏa mãn một nửa thôi.
- Tại sao?
- Trước hết, vì hình như ông ấy không có một lý do gì để tự sát cả. Ông ấy khỏe mạnh, làm ra nhiều tiền và theo người ta nói, ông ấy không có những sự buồn phiền. Cũng không có mối tằng tịu vụng trộm nào trong chừng mực mà chúng tôi biết. Trong thời gian gần đây, ông vẫn như thế. Không bằng phẳng, không yếu sức, không buồn rầu. Vì thế, cho nên tôi đã mời ông tới. Ông đã gặp ông ấy sáng nay, ông không nhận thấy gì cả hay sao?
- Không có gì cả. Theo tôi, ông ấy cũng tỏ ra bình thường như mọi khi.
- Ông sẽ thừa nhận đấy là điều lạ thường. Vả chăng, một người có thể tự sát giữa ban ngày, trong khi đang làm việc được chăng? Tại sao ông ấy không đợi đến tối?
- Tấn thảm kịch đã xảy ra vào lúc mấy giờ?
- Tôi không biết chính xác. Hình như, không ai nghe thấy tiếng nổ cả. Vả chăng, điều đó không có gì là ngạc nhiên cả. Giữa hành lang và căn phòng này có hai cái cửa, cả hai đều có dải đệm ở khe cửa. Chắc chắn là ông ấy sợ người ta nghe những tiếng la của người bệnh.
- Có thể.
- Mặt khác, trên đường phố, việc buôn bán rất sầm uất đến nỗi khá tự nhiên là không ai nghe thấy gì hết.
- Ai đã tìm thấy xác chết ?
- Người phục vụ, Alfred Biggs, vào lúc một giờ rưỡi. Nhân tiện nói, anh này không thông minh lắm. Hình như, người đã hẹn gặp ông ấy vào lúc mười hai giờ rưỡi thấy rằng Morley đã bắt ông ta chờ quá lâu. Người ấy gọi người phục vụ, anh này tới gõ cửa phòng nha sĩ. Anh ta không được trả lời, và anh không dám vào. Morley đã vài lần nghiêm khắc cảnh cáo anh và anh ta sợ phạm khuyết điểm. Anh ấy đi xuống lại, nhưng người bệnh - đấy là một phụ nữ - đã bỏ đi vẻ giận dữ, vào lúc một giờ mười lăm. Tôi không cho bà ấy là sai. Bà đã chờ bốn mươi lăm phút và bắt đầu thấy đói.
- Ông có biết tên bà ấy không?
Japp nhăn mặt.
- Theo người phục vụ, người đàn bà ấy gọi là cô Shirty, nhưng theo sổ hẹn, tên bà là Kirby.
- Morley đã làm như thế nào để cho dẫn người bệnh tới phòng ông?
- Khi ông ấy đã sẵn sàng tiếp nhận một người, ông ấn vào cái nút này, báo cho người phục vụ, anh này đi tìm người mà ông chờ.
- Ông ấy đã dùng cái chuông này lần cuối cùng vào lúc nào?
- Lúc mười hai giờ năm phút. Người phục vụ đã dẫn người bệnh ở trong phòng chờ đến cho ông. Theo sổ hẹn, một ông Amberiotis nào đó ở Savoy.
Một nụ cười thoáng qua trên môi Poirot:
- Tôi tự hỏi người phục vụ đã có thể lấy cái tên đó làm cái gì?
- Một món chả băm tệ hại, chắc là thế! Chúng ta sẽ yêu cầu anh ấy đưa món đó, khi chúng ta muốn cười...
- Cái ông Amberiotis ấy lại ra đi vào lúc nào?
- Người phục vụ không đi theo ông ta và không biết gì cả. Có nhiều người bệnh không gọi thang máy để xuống và rút lui không cần phải đưa.
Poirot gật đầu tỏ ra biết rõ.
- Nhưng - Japp nói tiếp - tôi đã gọi điện thoại về Savoy và ông Amberiotis đã khẳng định: lúc ông đi ra là mười hai giờ hai mươi lăm.
- Ông ấy đã không cho biết điều gì quan trọng?
- Không. Ông ấy nói rằng Morley hoàn toàn bình tĩnh, hoàn toàn bình thường.
- Này, theo tôi - Poirot nói - thế là rõ. Giữa mười hai giờ hai mươi lăm và một giờ rưỡi, đã xảy ra cái gì đó. Hẳn là gần mười hai giờ hai mươi lăm hơn là một giờ rưỡi.
- Vâng. Bởi vì, nếu không...
- Nếu không, Morley đã phải cho người bệnh tiếp theo vào...
- Những kết luận của bác sĩ pháp y, trong chừng mực mà chúng có thể tỏ ra thú vị đối với ông, phù hợp với điều mà ông vừa nói. Ông ấy đã xem xét xác chết vào lúc hai giờ hai mươi. Ông ta không muốn cam kết - đấy là cái mốt của các ông ấy bây giờ - nhưng ông tuyên bố rằng Morley không thể chết sau một giờ. Đối với ông ấy, cái chết đã xảy ra rõ ràng là sớm hơn. Nhưng ông ta không muốn khẳng định gì cả.
- Như vậy - Poirot nói một cách đắn đo - vào lúc mười hai giờ hai mươi lăm, nha sĩ của chúng ta là một người bình thường, thấy cuộc sống tươi đẹp và hành nghề với tài năng thường ngày cửa mình. Sau mười hai giờ hai mươi lăm, thất vọng chán nản, điều gì nữa thì tùy... và ông tự sát.
- Thật là lạ lùng! Phải thừa nhận là lạ lùng!
- Lạ lùng không phải là từ thích hợp - Poirot lưu ý.
- Tôi biết, nhưng tôi tự hiểu. Chúng ta nói, tùy ông, đấy là kỳ cục.
- Khẩu súng là của ông ta?
- Không. Ông ta không có súng và không bao giờ có cả. Chị ông bảo rằng ông ấy không có súng ở trong nhà. Tất nhiên là ông ấy đã mua một khẩu. Không khó tin chút nào, nếu ông ấy định kết liễu đời mình. Đây là điểm, tôi nghĩ, chúng ta nên hướng vào.
- Còn cái gì đó làm chúng ta băn khoăn nữa không? - Poirot hỏi.
Japp gãi mũi:
- Có - ông trả lời - Cái cách mà ông ấy nằm dài xuống đất. Tôi không nói rằng một người không thể ngã xuống như vậy, nhưng cái vị trí cửa xác chết cứ làm cho tôi nghĩ là không bình thường. Mặt khác, ở trên tấm thảm có vài cái vết làm cho ta giả thiết rằng người ta đã kéo cái gì đó…
- Rất lý thú.
- Vâng, nếu không phải cậu bé đáng ghét ấy. Tôi có ý niệm lờ mờ rằng cậu ấy đã thử xê dịch cái xác khi cậu tìm thấy. Cậu ấy thề rằng cậu đã không làm gì cả, nhưng tất nhiên, chắc chắn là vì cậu ta sợ. Theo tôi, cậu ta có vẻ một trong những anh chàng phải quở mắng luôn và cuối cùng phải nói dối một cách gần như tự động.
Poirot xem xét căn phòng. Sự chú ý của ông lần lượt hướng về cái chậu rửa mặt đặt gần cửa, cái tủ cao đựng giấy tờ dựa vào tường, cái ghế bành và các phụ tùng của nó đặt đứng trước cửa sổ, và chỗ trải tấm thảm mà hồi nãy cái xác nằm dài trên đấy.
Gần lò sưởi, có một cái cửa lớn. Trả lời cho câu hỏi ngầm của Poirot, Japp mở cửa và nói:
- Đấy là một văn phòng nhỏ.
Đấy là một căn phòng nhỏ xíu, không có cửa khác, bố trí đồ đạc đơn sơ: một cái bàn giấy, vài cái ghế, một cái bàn trên đó có một cái đèn cồn và một cái khay trà.
- Đây là nơi làm việc của cô thư ký cửa ông - Japp giải thích - cô Nevill. Hôm nay, cô này vắng mặt.
- Đấy, thực tế là điều mà ông ấy đã nói với tôi - Poirot nói thêm - Một điểm cần lưu ý để chống lại luận thuyết về tự tử.
- Sự việc là cô ấy không ở đây? - Japp suy nghĩ một lúc - Nếu không phải là tự tử - ông nói tiếp - thì người ta đã giết ông ấy. Nhưng tại sao? Giả thuyết về một vụ giết người cũng tỏ ra ít đáng tin như cái kia. Hình như ông ấy hoàn toàn vô hại và tôi không thấy ai đã muốn giết ông ta.
- Chúng ta hãy nghĩ xem ai đã có thể làm việc đó?
Japp nói:
- Nhiều người. Chị ông có thể từ buồng trên xuống và đã giết ông. Một người ở cũng vậy. Reilly, người cộng tác của ông, có thể đã giết ông. Cậu Alfređ cũng vậy. Cũng còn có thể là một trong những người bệnh, và đặc biệt - vấn đề gì? - cái ông Amberiotis ấy.
- Đứng đấy - Poirot nói - Nhưng phải tìm xem tại sao?
- Chúng ta trở lại vấn đề gốc của chứng ta: tại sao? Amberiotis ở Savoy. Vì lý do gì mà một người Hy Lạp giàu có có thể giết chết một nha sĩ người Anh tầm thường.
Poirot nhún vai:
- Có những lúc - ông nói - cái chết thiếu ý nghĩa nghệ thuật và hình như nhầm lẫn trong việc lựa chọn của nó. Một người Hy Lạp hí hiểm, một chủ nhà băng giàu có, một thám tử nổi tiếng. Ba nhân vật mà việc ám sát không làm ngạc nhiên ai cả. Những người ngoại quốc bí hiểm thường quan tâm đến việc hoạt động gián điệp, những chủ nhà băng giàu có thỉnh thoảng làm những thao tác chắc chắn dẫn họ đến cái chết, và những kẻ phạm tội rất tán thành việc thủ tiêu các thám tử nổi tiếng...
- Trong khi đó thì ông Morley tội nghiệp không là hiểm họa cho một ai cả - Japp nói thêm.
- Đấy là điều mà tôi tự hỏi - Poirot đột nhiên nói.
Japp ngẩng đầu lên:
- Ông biết điều gì ư?
- Không. Đấy là một ký ức trở lại với tôi.
Ông lặp lại cho Japp vài lời của Morley, nói về trí nhớ của ông về diện mạo và về người bệnh ấy mà ông đã nhận ra.
Japp tỏ vẻ hoài nghi:
- Tất nhiên là có thể - ông kết luận - Nhưng theo tôi điều đó tỏ ra gượng gạo. Những người bệnh mà ông thấy sáng nay, theo ông, hình như đáng nghi cả sao?
- Chỉ có một người - Poirot trả lời - Một người thanh niên, có hoàn toàn bộ mặt của kẻ giết người!
- Thế hả?
- Bạn thân mến, tôi nói rõ thêm rằng đấy là ấn tượng mà anh ấy đã gây cho tôi trước khi tôi vào trong phòng của ông Morley. Tôi bồn chồn, lo lắng và hết sức bực bội. Tất cả tỏ ra thê thảm: phòng chờ các người bệnh, cả cái thảm của cầu thang. Sự thật là người thanh niên ấy đau răng kinh khủng, chắc thế.
- Tôi biết đấy là cái gì - Japp nói - Dù sao, chúng ta sẽ nghe điều đó. Chúng ta sẽ nghe tất cả mọi người cho dù đấy là tự tử hay không. Tôi nghĩ rằng chứng ta sẽ có thể bắt dầu từ bà chị của ông Morley, với cô này tôi đã trao đổi một vài câu. Cô ấy đã bị choáng, nhưng cô là một trong số những người đàn bà biết phản ứng. Chúng ta đi gặp cô ấy đi.
Buồn rầu và đúng mức, Georgina Morley lắng nghe hai người nói với cô và trả lời những câu hỏi của họ:
- Không thể tin được, tuyệt đối tôi không tin rằng em tôi đã tự sát - cô tuyên bố dứt khoát.
- Thưa cô - Poirot nói - cô có nhận thấy rằng ngoài vấn đề tự tử ra, còn có thể có một giả thuyết khác không?
- Một vụ ám sát?
Cô suy nghĩ trước khi nói thêm:
- Vâng... Và cái giả thuyết ấy cũng hầu như khó tin như cái kia.
- Cô nói "hầu như”?
- Vâng, đối với việc tự tử, ông xem, tôi biết. Tôi biết trạng thái tinh thần của em tôi sáng nay như thế nào. Tôi biết rằng không có gì làm cho nó băn khoăn cả. Nó không có một lý do nào hết, để dẫn đến tự tử.
- Cô đã thấy ông ấy sáng nay?
- Vào lúc ăn sáng.
- Ông ấy vẫn như thường ngày? Theo cô, ông ấy có tỏ ra lo lắng không?
- Nó có băn khoăn, nhưng không theo ý nghĩa mà ông hiểu. Chính xác hơn là nó bực bội.
- Tại sao?
- Nó có một buổi sáng hết sức bận rộn, mà cô thư ký kiêm trợ lý lại đi vắng.
- Cô Nevill, phải không?
- Đúng đấy.
- Chức trách của cô Nevill là gì?
- Cô ấy làm văn thư, dĩ nhiên, cô ấy giữ sổ hẹn khách và điền các phiếu của người bệnh. Mặt khác, cô ấy sát trùng các dụng cụ và chuẩn bị các ống nhổ.
- Cô ấy làm việc với ông Morley đã lâu chưa?
- Đã ba năm nay. Đấy là một cô gái trẻ rất có lương tâm và chúng tôi rất mến cô.
- Em cô đã nói với tôi, hẳn là thế - Poirot nói - cô ấy đã được gọi về tỉnh để thăm một người bà con bị ốm?
- Đúng thế. Cô ấy đã nhận được một bức điện tín báo rằng bà cô của cô vừa bị một cơn kịch phát. Cô ấy đã đi Somerset sáng nay, bằng chuyến tàu lửa đầu tiên.
- Và đấy là điều làm cho cậu em của cô bực bội lắm phải không?
- Vâng.
Có một chút ngập ngừng trong câu trả lời. Cô Morley vội vàng nói thêm:
- Ông chớ tin rằng em tôi thiếu tấm lòng. Không... đấy chỉ vì trong một lúc, nó đã tưởng tượng ra rằng...
- Sao?
- Trời ơi! Rằng cô ấy đã bịa cho nó một câu chuyện. Ông hãy hiểu rõ tôi. Tôi chắc rằng nó chẳng liên quan gì. Đấy là một việc mà Gladys sẽ không có khả năng và đấy là điều mà tôi nói với Henry. Cô ấy đã hứa hôn với một thanh niên. Henry cho việc ấy là bực mình. Nó tin chắc rằng người thanh niên đã thuyết phục Gladys kiếm một ngày đi nghỉ.
- Có thể thực thế không?
- Tôi tin là không! Gladys, tôi nhắc lại, là một cô gái có lương tâm.
- Nhưng đề nghị ấy rất có thể là do anh thanh niên đưa ra cho cô ấy phải không?
Cô Morley hít mạnh trước khi trả lời:
- Vâng, rất có thể.
- Và anh thanh niên ấy làm gì? ... Và anh ta tên là gì?..
- Carter, Frank Carter. Anh ta hiện là - đúng hơn là trước đây - là nhân viên của một công ty bảo hiểm. Anh ta bị mất việc đã vài tuần nay và hình như khó có thể tìm được một công việc khác. Henry bảo đấy là một tên vô lại và tôi tin điều đó với lý trí. Gladys đã giao cho anh ta một phần tiền tiết kiệm của cô ấy và em tôi rất phản đối chuyện đó.
- Em cô có thử thuyết phục cô Nevill phá bỏ lễ đính hôn không? - Japp hỏi.
- Thực tế là có.
- Thế thì, cái anh Frank Carter này rất có thể có một lý do nào đấy để giận ông Morley không?
Cô Morley sửa lại thế ngồi cái thân hình cao ngồng của cô:
- Nếu ông muốn nói rằng vì thế mà cậu ta đã giết Henry - cô nói - thì điều đó không đứng vững đâu. Em trai tôi đã nhắc cô Gladys cảnh giác đề phòng cậu Carter, nhưng cô ấy đã không chú ý gì đến những lời cảnh cáo của nó. Cô ấy say mê cậu Frank.
- Cô có thấy một ai khác có lời trách móc nào đó với cậu em của cô không?
Cô Morley lắc đầu.
- Em trai cô có hợp ý với ông Reilly không?
- Cũng như là người ta có thể hợp ý với một người Ailen - cô Morley trả lời.
- Nghĩa là…?
- Ông cũng biết rằng người Ailen có tính xấu và thích cãi nhau. Ông Reilly thích tranh luận chính trị.
- Chỉ có thế thôi?
- Chỉ có thế. Có nhiều điều cần nói về ông Reilly nhưng về mặt nghề nghiệp, không có gì để chê trách ông ấy cả. Đó chính là điều em tôi khẳng định.
- Có cái gì cần nói đối với cá nhân ông ấy? - Japp hỏi.
Cô Morley ngập ngừng một lúc trước khi trả lời:
- Ông ấy uống rượu - cuối cùng cô nói - Nhưng điều này giữ kín trong chúng tôi thôi.
- Về vấn đề này, em cô có điều nhận xét nào đó không?
- Vài lời bóng gió, không hơn. Ông hiểu đấy, bàn tay của một nha sĩ không được run và một hơi thở có mùi rượu không gợi lên được sự tin cậy.
Japp gật đầu.
- Chúng tôi có thể tìm hiểu về hoàn cảnh tài chính của em cô không? - Ông nói tiếp sau đó.
- Henry kiếm được nhiều tiền và có tiền để dành, mặt khác, bố chúng tôi để lại cho chúng tôi, hai chị em, một ít lợi tức.
Japp húng hắng ho:
- Cô có biết em cô có làm di chúc không?
- Có. Tôi có thể nói với các ông nội dung của nó. Hắn để cho Gladys một trăm livers. Còn nữa là của tôi.
Japp sắp sửa đặt ra một câu hỏi khác, nhưng có người gõ cửa. Ngay sau đấy, cái đầu cửa cậu Alfred đã ló vào chỗ cửa hé mở.
- Đấy là cô Nevill - cậu nói - Cô ấy đã trở về. Cô muốn hỏi xem cô có thể tới không…
Cô Morley, sau khi tham khảo Japp bằng mắt, trả lời:
- Alfred! Nói với cô ấy rằng chúng tôi đang đợi cô ta.
- Rõ! - Người phục vụ nói trước khi bước đi.
Cô Morley thở dài và la lên với sự tin chắc:
- Thằng bé này làm cho tôi điên lên!
IV
Cao lớn, tóc hoe, hình dáng khá mảnh khảnh, Gladys Nevill khoảng hai mươi tám tuổi. Người ta cảm thấy cô hay xúc động, nhưng có thể đoán thấy ở cô một cô gái thông minh, mà người sử dụng cô phải coi là của quý.
Lấy cớ để cùng cô xem xét các giấy tờ của Morley, Japp bảo cô xuống văn phòng nhỏ ở sát bên phòng của nha sĩ.
- Tôi không thể tin được điều đó - Cô lặp lại - Theo tôi, thật là khó tin rằng ông Morley đã tự sát.
Cô còn nói thêm rằng cô chắc chắn là ông ấy không có một sự phiền nhiễu đặc biệt nào, một sự lo lắng đáng kể nào trong những ngày trước đó.
- Cô Nevill - Japp nói - hôm nay cô được gọi xuống tỉnh phải không?...
Cô ngắt lời ông:
- Vâng. Đấy là một chuyện ba láp và tôi thấy thật tệ hại là có những người thích kiểu đùa như vậy.
- Tôi không hiểu cô.
- Rất đơn giản. Cô tôi có đau ốm gì đâu và cô chưa bao giờ khỏe hơn thế. Cô ấy rất ngạc nhiên khi thấy tôi. Tất nhiên là vui lòng... Đối với tôi, tôi giận điên người lên. Bức điện tín ấy đã làm cho tôi lo lắng...
- Cô có thể cho tôi xem bức điện được không?
- Không, vì tôi đã vất nó đi khi từ ga trở về. Nội dung rất ngắn. “Đêm hôm qua, cô của cô có một cơn kịch phát. Tới càng sớm bao nhiêu càng hay”.
Japp hắng giọng và hỏi:
- Bức điện ấy, cô có chắc rằng đấy không phải là do người bạn của cô, ông Carter, gửi không?
- Frank? Tại sao anh ấy lại làm điềuu đó?... Ông nghĩ đấy là một vụ do chúng tôi bố trí ư... Không, thưa ông thanh tra, chúng tôi - cả anh ấy lẫn tôi - không bao giờ làm điều đó.
Sự phẫn nộ của Nevill, hình như thành thực, chống lại những lời nói làm dịu lòng của Japp; nhưng cô đã bình tĩnh trở lại, khi ông hỏi về những nguời bệnh mà Morley đã gặp vào sáng ấy.
- Tên của họ - cô nói - đều có tất cả ở trong sổ hẹn và chắc ông đã xem. Tôi biết họ hầu hết. Vào mười giờ bà Soames. Bà đến vì hàm răng giả của bà. Vào mười giờ rưỡi, Lady Giant. Đây là một bà đã có tuổi, ở Quảng trường Lowndes. Vào mười một giờ, ông Hercule Poirot, ông này đến thường xuyên, nhưng ông đang ở đây, ông Poirot. Tôi xin lỗi ông. Vụ này làm cho tôi ngao ngán quá. Vào mười một giờ rưỡi, ông Alistair Blunt, chủ nhà băng. Tất cả đã sẵn sàng và ông Morley không phải giữ ông này lại lâu... Tiếp sau đó, cô Sainsbury Seale, đã gọi điện thoại để lấy hẹn. Cô ấy đau, hình như thế, và ông Morley đã sắp xếp để nhận cô vào cuối buổi sáng. Đấy là một người phụ nữ hay làm bộ làm tịch mà những câu chuyện ba hoa không bao giờ hết cả. Đúng giữa trưa ông Amberiotis. Đây là một người bệnh mới, gọi điện thoại từ Savoy. Ông Morley có nhiều khách hàng người nước ngoài, nhất là người Mỹ. Vào lúc mười hai giờ rưỡi, cô Kirby đặc biệt từ Worthing đến...
- Lúc tôi đến - Poirot nói - trong phòng đợi, có một ông có dáng vẻ một cựu quân nhân. Ông ấy có thể là ai?
- Chắc chắn đấy là một người bệnh của ông Reilly. Ông có muốn tôi đi tìm quyển sổ hẹn của ông ấy không?
- Có!
Sau vài phút, cô trở lại, tay cầm một cuốn sổ nhỏ giống sổ của ông Morley.
- Lúc mười giờ - cô vừa nói vừa tra sổ - là Betty Heath. Đấy là một cháu bé gái chín tuổi. Vào mười một giờ, đại tá Abercrombie.
- Abercrombie! - Poirot rì rầm - Đúng đấy!
- Vào mười một giờ rưỡi, ông Howard Raikes. Và vào mười hai giờ, ông Barnes. Thế là hết... Tất nhiên, ông Reilly ít công việc hơn ông Morley nhiều.
- Những người bệnh ấy, cô có biết không?
- Đại tá Abercrombie đến từ lâu và tất cả các cháu, con bà Heath, đều do ông Reilly chữa. Tôi không biết gì về ông Raikes và ông Barnes, mặc dù hình như tôi đã nghe tên của họ. Thực thế, tôi liện hệ bằng điện thoại...
- Ông Reilly sẽ nói với chúng tôi về họ. Tôi muốn gặp ông ấy càng sớm càng tốt...
Cô Nevill đi rồi, Japp ngoảnh về phía Poirot.
- Chỉ trừ ông Amberiotis - ông nói - tất cả người bệnh sáng nay đều là bệnh nhân cũ. Tôi có ý nghĩ rằng tôi sẽ có một cuộc đàm thoại lý thú với ông Amberiotis này. Hình như ông ấy là người cuối cùng thấy Morley còn sống và chúng ta cần phải bảo đảm rằng, lúc ông ấy rút lui rồi, Morley vẫn còn sống.
- Còn lại vấn đề - Poirot nhận xét - động cơ của vụ ám sát.
- Tôi biết. Chính điểm đó, tôi tin chắc như vậy, sẽ gây cho chúng ta nhiều phiền nhiễu nhất. Nhưng không phải Sở cảnh sát không biết điều gì đó của ông Amberiotis... Ông đang nghĩ gì thế?
- Tôi đang tự hỏi mình...
- Cái gì?
Một nụ cười thoáng hiện trên mặt Poirot.
- Tại sao lại là thanh tra trưởng Japp?
- Ông nói cái gì?
- Tôi nói: “Tại sao lại là thanh tra trưởng Japp?”... Có phải bây giờ người ta giao cho một sĩ quan thuộc cấp bậc và tư cách như ông đi điều tra một vụ tự tử?
- Thực tế - Japp giải thích - là vì tôi đang ở gần đây. Tôi đang điều tra về vụ buôn lậu phát hiện ở Laventham, phố Wingmore. Chính ở đấy, người ta đã cấp báo cho tôi bằng điện thoại.
- Nhung tại sao lại là ông?
- Tất nhiên! Vì Alistair Blunt! Ngay khi biết được rằng Blunt đến nhà Morley trong buổi sáng, thanh tra vùng đã báo cho Sở cảnh sát. Ông Blunt thuộc số người mà cảnh sát dành cho một sự bảo vệ kín đáo…
- Bởi vì họ coi như những người khác sẽ không tức giận khi thấy thủ tiêu họ hay sao?
- Ðúng thế. Một số cực tả, để bắt đầu, và cả các bạn nhỏ sơ mi đen của chúng ta. Blunt và nhóm của ông đại điện cho ngành tài chính bảo thủ cũ, và là những người ủng hộ kiên quyết chính phủ hiện tại. Có thể là câu chuyện lôi thôi này che dấu một cái gì đó và vì thế người ta muốn có một cuộc điều tra nghiêm túc...
- Tôi hơi nghi ngờ điều đó - Poirot nói - Và ý kiến cá nhân của tôi là chúng ta đang đứng trước một vụ mà các sự việc không “chạy tốt”. Tôi khá tin rằng nạn nhân phải là ông Alistair Blunt. Trừ phi là chúng ta đang ở phần đầu của một chiến dịch nào đó...
Ông hít mạnh một cách ý vị và nói thêm:
- Ông không thấy điều đó có mùi tiền bạc?
- Ông không tiến lên một chút nào hay sao? - Japp trả lời.
- Có lẽ! Nhưng tôi có cảm giác rằng cái ông Morley tội nghiệp này chỉ là một quân cờ trên bàn cờ. Có lẽ ông ta biết điều gì đó, có lẽ ông ta đã nói điều gì đó với Blunt, có lẽ người ta tin rằng ông ta đã có thể nói gì với ông ấy.
Thấy Gladys Nevill trở lại, Poirot ngừng nói.
- Ông Reilly - cô nói - lúc này đang bận nhổ răng. Ông sẽ đến đây trong mấy phút nữa.
- Được! - Japp nói - Trong thời gian đó, chúng ta sẽ gặp lại cậu Alfred.
Alfred bị chia xẻ giữa những tình cảm khác nhau. Vụ này, trong tổng thể, làm cho cậu vui thích, nhưng cậu bồn chồn lo lắng và sợ người ta khiển trách cậu về tất cả những điều đã xảy ra. Cậu mới đến làm việc cho ông Morley từ mười lăm ngày nay và trong hai tuần lễ ấy, cậu đã phạm nhiều điều dại dột và đã chuốc lấy nhiều lời quở trách chính đáng, làm cho sự tin cậy của ông chủ vào cậu đã hoàn toàn mất.
- Ông ấy càu cạu - cậu nói, trả lời cho một câu hỏi của Japp - nhưng tôi không bao giờ tin rằng ông ấy sắp tự tử cả.
Poirot nói xen vào:
- Cần phải nói cho chúng tôi biết tất cả cái mà cậu có thể nhớ được về những điều đã xảy ra buổi sáng ấy. Cậu là một người làm chứng hết sức quan trọng và cậu có thể có ích cho chúng tôi.
Mặt của cậu thanh niên chuyển sang màu đỏ tía, trong khi ngực cậu ta phồng lên. Cậu ta đã kể lại nhanh chóng với Japp về những sự kiện xẩy ra trong buổi sáng. Bây giờ, cậu ta phát triển thêm. Cậu ý thức được sự quan trọng của mình và điều nhận xét ấy đã làm vững lòng cậu.
- Tôi sẽ nói với các ông tất cả điều mà tôi biết - cậu trả lời - Các ông cứ đặt cho tôi những câu hỏi...
- Chúng ta hãy bắt đầu bằng sự bắt đầu - Poirot nói - Sáng nay, cậu có nhận thấy điều gì khác thường không?
- Không. Giống như tất cả các buổi sáng khác.
- Có người lạ vào nhà không?
- Không, thưa ông.
- Ngay cả những người bệnh?
- A! Tôi không nghĩ tới họ. Họ đều có hẹn cả, nếu ông biết điều đó. Họ đều có ghi tên.
- Không có ai có thể lén vào nhà hay sao?
- Chắc chắn là không. Cần phải có chìa khóa.
- Dù thế nào đi nữa, người ta có thể đi mà không ai để ý chứ.
- Điều đó đúng. Chỉ cần xoay núm cửa ngoảnh ra đường là người ta đi mất. Như tôi đã nói, hầu hết tất cả người bệnh không phải dẫn trở ra. Thường thường, tôi thấy họ đi xuống cầu thang trong khi tôi dẫn một người khác ra thang máy...
- Được… Nói cho chúng tôi biết về những người bệnh sáng hôm ấy... Nếu cậu không nhớ tên của họ thì cứ tả hình dáng cũng được.
Alfred suy nghĩ một phút trước khi bắt đầu.
- Trước hết - cậu nói - có một bà, với một cháu gái đến chỗ ông Reilly, và một bà Soap hoặc một cái tên như thế đến chỗ ông Morley.
- Rất tốt.
- Rồi có một bà già, hơi huênh hoang đến bằng xe Daimler. Khi bà này đi, thì có một ông to lớn giống một sĩ quan mặc thường phục và gần như ngay sau đó, là ông...
- Đúng - Poirot nói.
- Sau đó, có một người Mỹ...
- Người Mỹ? - Japp hỏi.
- Vâng, thưa ông. Một thanh niên. Đấy đúng là một người Mỹ, qua cách nghe giọng nói của ông ta. Ông ấy đến sớm. Ông được hẹn vào mười một giờ rưỡi. Và thật lạ là ông ta đã không chờ.
- Tại sao thế?
- Đấy, như điều mà tôi đã nói với ông. Tôi đi gọi ông ta, khi ông Reilly báo chuông cho tôi vào mười một giờ rưỡi, đúng hơn là mười hai giờ kém hai mươi - thì ông ta không còn ở đấy nữa. Chắc chắn là ông ấy đã mất kiên nhẫn và bỏ đi...
- Thế thì - Poirot nói - ông ấy đã phải đi ra sát sau tôi?
- Vâng, thưa ông. Khi ông đi ra, tôi vừa dẫn lên phía trên, một ông đến bằng xe Rolls. Và xin lỗi, đấy là xe của ông Blunt! Đã mười một giờ rưỡi. Khi trở xuống lại, tôi đã đưa ông ấy ra cửa và tôi đưa một bà vào. Cô Some Berry Seal, hoặc cái tên gì đó giống như thế. Lúc đó, tôi quành vào bếp để kiếm miếng gì ăn, khi tôi đến đấy được hai phút thì hiệu báo của ông Reilly réo lên. Tôi lại trèo lên và như tôi đã nói với ông, người Mỹ ấy đã đi rồi. Tôi nói điều đó với ông Reilly... và ông ấy đã chửi rủa hết lời như thường xảy ra.
- Nối tiếp đi - Poirot bảo - Cái gì đã xảy ra sau đó?... Chúng ta hãy xem qua…
- A! Đúng rồi!... Ông Morley gọi... Lần này là cô Seal... Tôi đã tìm cô ấy. Ông Blunt xuống cầu thang vào lúc tôi đang ở trong thang máy với cô này; điều cực khó tả. Khi tôi xuống lại, thì có hai ông đến. Có một ông người bé nhỏ có giọng nói the thé, đến chỗ ông Reilly. Ông kia, tôi đã đưa ông ấy đến chỗ ông Reilly ngay sau khi ông đến.
- Và người ngoại quốc ấy, ông Amberiotis - Japp hỏi - cậu có thấy ông ấy đi ra không?
- Không, thưa ông. Ông ấy đi ra một mình, chắc chắn như vậy! Như ông kia, mà tôi cũng không thấy ra...
- Từ chính trưa trở đi, cậu ở đâu?
- Thưa ông, ngồi trong thang máy. Chính ở đây mà tôi chờ người ta bấm chuông ở cửa vào hoặc người ta gọi tôi bằng các hiệu báo.
- Và tôi giả thiết rằng - Poirot nói - cậu đang đọc?
Alfred đỏ mặt.
- Không có hại gì cho điều đó cả - Cậu trả lời - Không giống như, nếu tôi làm việc khác.
- Tất nhiên - Poirot nói - Cậu đọc cái gì?
- Một cuốn tiểu thuyết trinh thám Mỹ, thưa ông. Cái chết xẩy ra lúc 11giờ 45. Một mánh khóe tuyệt vời. Đồng bọn Gangxtơ...
Poirot mỉm cười và đặt ra một câu hỏi mới:
- Nếu người ta đã đóng cửa lại, thì cậu ở đâu, cậu có nghe thấy không?
- Nếu ai đó đi ra?... Điều đó, tôi không tin! Có lẽ tôi nghe thấy, nhưng không chú ý tới! Ông hiểu đấy, cái thang máy ở vào chỗ trong cùng của đại sảnh, chỗ rẽ của hành lang. Chính cái chuông báo vào và các hiệu báo là ở đây.
- Rồi sau đó? - Japp hỏi.
Alfred nhăn trán, cố gắng nhớ lại những ký ức của mình.
- Chỉ còn lại - cậu nói - một bà cuối cùng là cô Shirty. Tôi theo dõi cái hiệu báo của ông Morley nó không bao giờ ở màu trắng cả và tôi thật lòng nói với ông rằng tới một giờ, cái bà phải chờ mãi bắt đầu khó chịu…
- Cậu có ý trở lên hỏi ông Morley xem ông có quên bà ấy không ?
Alfred gật đầu mạnh mẽ vì sáng kiến ấy đã chứa đựng những sự rủi ro.
- Ông nhớ rằng tôi đã hết sức tránh điều đó - Cậu kêu lên - Trước hết, ông kia phải luôn luôn ở trên kia. Và tiếp sau, tôi phải chờ ông chủ gọi tôi. Tất nhiên, nếu tôi biết ông ấy đã tự tử...
Cậu lắc đầu buồn bã.
- Cái hiệu báo, reo lên trước hay sau khi các người bệnh đi rồi? - Poirot hỏi.
- Cũng tùy! Trong phần nhiều trường hợp, khi chuông réo, người bệnh đang xuống cầu thang. Khi ông ta gọi thang máy, thường thường nó chuyển động trong khi đi xuống. Nhưng tất cả điều đó đã thay đổi. Ông Morley thường chờ hai đến ba phút trước khi gọi người bệnh tiếp theo, nhưng khi ông ấy vội, thì người kia chưa ra khỏi phòng, ông đã bấm chuông gọi tới...
Tất cả im lặng, rồi Poirot hỏi người phục vụ trẻ xem cái chết của ông chủ có làm cho cậu ngạc nhiên không.
- Ông có thể nói rằng tôi đã ở lại phía sau - Alfred trả lời - Theo tôi, hình như ông ấy không có một lý do nào để tự sát cả.
Một ý nghĩ bỗng nhiên đập mạnh vào cậu ta. Tròn xoe mắt, cậu nói thêm:
- Hay là, người ta đã giết ông ấy?
Poirot trả lời, không để cho Japp có thời gian nói:
- Điều đó làm cậu sửng sốt hay sao?
- Nói thực, thưa ông, tôi không biết nhiều. Tôi không thấy ai có thể muốn giết ông Morley cả. Đấy là một người rất... rất tầm thường. Ông thực sự tin rằng người ta đã giết ông ấy hay sao?
- Chúng ta phải dự tính tất cả mọi khả năng - Poirot trịnh trọng nói - nên hồi nãy tôi đã báo cho cậu biết rằng cậu là một nhân chứng rất quan trọng và cậu phải cố gắng nhớ lại một cách rất chính xác tất cả những cái gì đã xảy ra sáng nay.
Khuôn mặt căng thẳng của cậu thanh niên đã cho thấy rõ thiện ý của cậu ta.
- Thực tế - cuối cùng cậu nói - tôi không thấy gì khác.
Giọng nói đầy bi thảm.
- Cảm ơn cậu Alfred. Cậu chắc chắn rằng trừ những người bệnh ra, không ai vào trong nhà sáng nay?
- Không có một người lạ nào, thưa ông, tôi xin bảo đảm. Dĩ nhiên, tôi không nói tới người bạn trai của cô Nevill, đã đi qua và đã làm khá ầm ỹ, khi anh ấy không thấy cô ta ở đấy.
- Anh ấy đến vào lúc nào? - Japp hỏi.
- Sau chính trưa một chút. Khi tôi bảo cô Nevill vắng mặt cả ngày, anh ta có vẻ sững sờ và nói là anh ta sẽ chờ để gặp ông Morley. Tôi đã trả lời là ông chủ sẽ bận đến giờ ăn trưa, nhưng anh ta đã nói: "Không hề gì! Tôi sẽ chờ".
Rồi Alfred bỗng sững sờ:
- Chà! - Cậu kêu lên - Tôi không nghĩ đến điều đó. Anh ta vào trong phòng đợi, nhưng đã không còn ở đấy nữa, khi tôi trở lại. Chắc là anh ta đã bỏ đi vì đã chán việc chờ đợi, rồi tự nhủ rằng mình sẽ trở lại sau…
VI
- Ông tin rằng ông đã làm được việc nói lên khả năng về một vụ giết người trước chàng trai này chăng? - Japp hỏi Poirot, sau khi Alfred đi rồi.
- Tôi tin là như vậy - Poirot trả lời - Ý nghĩ đó sẽ tác động đến trí nhớ của cậu ta như một chất kích thích và những sự việc mà cậu ta có thể đã thấy hoặc đã nghe có lẽ sẽ trở lại trong trí óc cậu. Mặt khác cậu ta sẽ chú ý nhìn những điều có thể đã xảy ra ở trong nhà...
- Tôi muốn điều đó - Japp thừa nhận - Vả chăng, không mong muốn người ta nói đến vụ ám sát quá sớm...
- Ông bạn thân mến ơi, ý kiến của Alfred không ích lợi cho ai cả. Cậu ta đọc tiểu thuyết trinh thám, cậu chỉ nghĩ đến các tội ác và những kẻ phạm tội và tất cả những điều mà cậu ta có thể nói sẽ bị đổ lỗi cho trí tưởng tượng quá mức của cậu…
- Có lẽ ông có lý - Japp nói - Chúng ta đi gặp Reilly đi, có thể ông ấy có điều gì đó để nói với chứng ta.
° ° °
Nằm ở tầng hai, phòng của ông Reilly cũng rộng như phòng của ông Morley, nhưng kém sáng hơn và trang bị đồ đạc ít xa xỉ hơn.
Người cộng tác của ông Morley là một thanh niên to lớn tóc nâu, một mớ tóc rủ xuống trán. Reilly có con mắt sắc sảo và giọng nói dễ chịu.
- Ông Reilly, chúng tôi hi vọng rằng ông có thể phát ra một ánh sáng nào đó vào vụ này - Japp tuyên bố, sau khi đã giới thiệu xong.
- Tôi rất sợ làm thất vọng các ông - Reilly trả lời - Cái điều duy nhất mà tôi có thể nói là vụ tự tử của Henry Morley là một điều không thể tưởng tượng được! Nếu tôi thì có lý hơn.
- Ông có những lý do để tự sát ư? - Poirot hỏi.
- Vâng, vì tôi không thiếu những điều bực bội. Bắt đầu bằng những chuyện buồn phiền về tiền bạc. Tôi không bao giờ cân đối được giữa chi và thu. Morley là một người biết sắp xếp. Mặt tài chính của ông thì tuyệt vời. Các ông sẽ không tìm thấy các món nợ ở ông ấy đâu.
- Có nỗi buồn và tình yêu thì sao? - Japp gợi ý.
- Không bao giờ. Ông ấy không biết lợi dụng cuộc sống. Ông ấy thường lệ thuộc hoàn toàn vào bà chị.
Japp yêu cầu Reilly nói về những người bệnh mà ông đã gặp trong buổi sáng.
- Tất cả đều là những người rất tốt - Reilly trả lời - Cháu bé gái Betty Heath là một cháu bé dễ thương mà tôi đã chữa cho cả gia đình. Đại tá Abercrombie, ông ấy cũng vậy, là một trong những người quen biết cũ của tôi.
- Và ông Howard Raikes?
Reilly nhăn mặt.
- Có phải cái ông đã bỏ đi trước đây không? Tôi chưa bao giờ nghe nói tới nên không biết gì về ông ta cả. Ông ấy hẹn với tôi qua điện thoại, nằn nì tôi nhận vào sáng nay.
- Ông ấy đã gọi ông từ đâu?
- Từ khách sạn Holborn Palace. Tôi tin rằng đấy là một người Mỹ.
- Đấy là ý kiến của Alfred.
- Cậu ấy phải biết ông ta! Cậu ấy suốt ngày chui vào chiếu bóng.
- Người bệnh khác là ông Barnes, phải không?
- Vâng. Đây là một con người nhỏ bé, tỉ mỉ, làm cho tôi vui lắm. Một quan chức về hưu, sống ở phía Ealing.
Japp hỏi cảm tưởng của Reilly về cô Nevill. Nha sĩ cười:
- Cô thư ký tóc hoe và đẹp? - Ông nói - Ông sẽ phí thì giờ nếu ông tìm về phía đó. Quan hệ của cô ấy với Morley là đứng đắn, không chê trách vào đâu được, tôi tin chắc vào điều đó.
- Nhưng - Japp đáp lại, má hơi hồng đỏ - tôi không bao giờ khẳng định điều ngược lại.
Reilly xin lỗi.
- Tôi nghĩ rằng - ông ta giải thích - ông nghĩ tới câu ngạn ngữ cũ của Pháp: "Hãy tìm người đàn bà".
Ông ta đọc những từ này bằng tiếng Pháp.
- Ông Poirot, xin ông tha lỗi cho tôi là đã diễn đạt bằng ngôn ngữ của ông - ông nói thêm - Tôi có một cái giọng tốt, phải không? Tôi biết tiếng Pháp là nhờ các nhà tôn giáo, những người đã nuôi tôi…
Japp, mà sự bông lơn đã bắt đầu làm mếch lòng, cuối cùng phải đặt ra một câu hỏi với giọng cụt ngủn:
- Ông có biết người chồng chưa cưới của cô Nevill không? Một anh chàng Frank Carter nào đó, nếu tôi không nhầm...
- Morley không nghĩ tốt lắm về anh chàng ấy - Reilly trả lời - Ông ta đã khuyên cô Nevill đừng gặp anh ta nữa.
- Có tin rằng anh Carter đã khá khó chịu về sự can thiệp đó không?
- Rất có thể.
Luôn luôn mỉm cười, Reilly nói thêm, sau một lúc im lặng:
- Tôi xin lỗi ông, nhưng ông điều tra về một vụ tự tử hay một vụ giết nguời?
Japp trả lời tức khắc:
- Nếu đấy là một vụ ám sát, ông có tìm được một sự giải thích không?
- Chắc chắn là không - Reilly nói to lên với thái độ vui vẻ - Theo tôi, sẽ không làm cho tôi ngạc nhiên nếu kẻ giết người là Georgina, một người đàn bà u sầu, ám ảnh bởi ý nghĩ rằng mọi người uống quá nhiều rượu, nhưng ở cô này có quá nhiều tình cảm tốt đẹp để có thể giữ lại giả thuyết ấy. Tất nhiên tôi có thể trèo lên phòng của Morley và giết ông ta, nhưng tôi đã không làm điều đó... và tôi không tưởng tượng được rằng ai đó muốn giết ông ấy. Thực tế là tôi càng không thể có ý nghĩ là ông ấy tự sát.
Bằng một giọng rất khác, ông nói thêm:
- Thực tế cái chết của ông ấy đã gây cho tôi nhiều sự khó khăn. Xin ông chớ đánh giá tôi ở bề ngoài. Tôi hơi căng thẳng thần kinh... thực ra, tôi yêu ông Morley, và tôi sẽ thiếu ông ta.
Japp treo ống nghe lên và ngoảnh cái mặt ngao ngán về phía Poirot.
- Ông Amberiotis, không biết gì lắm - ông nói - ông ấy không muốn tiếp ai chiều nay cả.
Rồi ông nói thêm:
- Này! Ông ấy sẽ vẫn phải gặp tôi... ông ấy có sai lầm là tưởng rằng ông ấy có thể phớt lờ tôi. Tôi có một người ở Savoy, sẽ theo dõi ông ấy, nếu ông ấy muốn dở trò với chúng ta.
- Ông tin rằng ông ấy đã giết Morley?
- Tôi chưa tin gì cả. Nhưng ông ấy là người cuối cùng đã thấy ông kia còn sống và ông ấy trước đây chưa bao giờ tới nhà ông kia cả. Theo lời ông ấy, ông ấy đã từ giã Morley vào lúc mười hai giờ hai mười lăm. Morley còn sống, ông nói, và hẳn là khỏe mạnh. Có thể đấy là có thực và điều ngược lại cũng có thể có. Nếu, vào lúc đó, Morley khỏe mạnh, thì chúng ta cần phải chứng minh điều đã xảy ra sau đó. Còn có năm phút để chạy đua trước cuộc hẹn tiếp theo. Trong năm phút ấy, người nào đó đã đến thăm ông ấy? Carter hoặc Reilly, chẳng hạn? Cần phải xem xét thật sát. Vì câu trả lời sẽ cho hoặc không cho phép chúng ta khẳng định rằng vào mười hai giờ rưỡi hoặc chậm nhất là vào một giờ kém hai mươi lăm, Morley đã chết. Điều mà tôi tin. Nếu không, ông ấy sẽ báo cho Alfred bằng cái điện báo, hoặc để cho cô Kirby lên hoặc sẽ báo cho cô biết rằng ông không thể tiếp nhận cô. Không, hoặc là người ta đã giết ông ấy, hoặc ai đó dã nói cái gì đó, bắt ông phải quyết định tự sát …
Ông liếc nhìn đồng hồ và nói tiếp:
- Tôi sẽ đi gặp tất cả những người mà Morley đã hẹn sáng nay. Có thể ông ấy đã nói với một trong những người đó một câu, câu đó sẽ cho chúng ta phương hướng tốt. Alistair Blunt đã cho tôi biết rằng ông ta có thể dành cho tôi vài phút vào bốn giờ mười lăm. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng ông này. Tiếp theo, chúng ta sẽ có thể gặp cái cô Sainsbury Seale ấy, rồi đến Amberiotis, mà tôi chỉ muốn thuyết phục, khi tôi đã tập hợp được vài điều chỉ dẫn. Chúng ta sẽ kết thúc bằng ông người Mỹ ấy, người mà theo ông nói, có bộ mặt của một kẻ giết người.
Poirot mỉm cười và sửa lại.
- Sau khi suy nghĩ kỹ, ông ấy có chủ yếu là cái bộ mặt của một người đau răng.
- Kẻ giết người hoặc người tử vì đạo - Japp đáp lại - Ông Raikes gây hứng thú cho tôi. Cách ăn ở của ông ấy là kỳ cục, ít ra cũng có thể nói như thế... Vả chăng, tôi cũng muốn tìm hiểu tình hình qua bức điện mà cô Nevill nhận được; qua người chồng chưa cưới của cô… Nói tóm lại qua tất cả mọi người.
VIII
Alistair Blunt là người mà đại chúng ít biết đến. Ít là vì ông sống một cuộc sống yên lặng và ẩn dật, nhưng nhất là vì, trong nhiều năm, ông ấy đã là một ông quận công hơn là một ông vua.
Rebecca Sanserato thuộc giống họ Arnholt, lúc bé đến London, là một người đàn bà đã bốn mươi lăm tuổi, mà cuộc sống đã làm cho bà thất vọng hết sức. Bà thuộc dòng quý tộc Tiền bạc. Mẹ bà là một người thuộc dòng họ Rotherstein, cha bà điều khiển ngân hàng mang tên ông, là một ngân hàng lớn nhất ở Hoa Kỳ. Hai anh bà và một người anh họ đã chết trong một tai nạn máy bay. Rebecca đã thừa kế một gia sản rất lớn. Ít lâu sau ở châu Âu, Hoàng tử Felipe di Sanseverato, một tên đểu cáng có chức tước, mà phẩm hạnh xấu là người đã làm cho bà rất khổ sở. Việc ly hôn đã xảy ra từ năm thứ ba sau khi cưới.
Rebecca tự phải trông coi người con gái nhỏ sinh ra từ cuộc hôn nhân của họ. Đứa bé chết. Lúc đó người thiếu phụ quyết định chuyên tâm vào công việc làm ăn. Bà có nghề làm tài chính ở trong máu. Bà liên kết với bố mình và khi ông chết, thực tế bà thừa kế, đứng đầu mạng lưới các "cổ phần" mà ông trị vì khi còn sống. Bà đến ở London, và tại Claridge nơi bà ở, bà đã nhận một trong những người cộng tác trẻ của ngân hàng London, người phải đưa cho bà nhiều tài liệu khác nhau. Sáu tháng sau, mọi người được biết một cách sửng sốt rằng Rebecca Sanseverato lấy Alistair Blunt, một người kém bà những hai mươi tuổi.
Người ta đoán là có những lời diễu cợt. Các bạn gái của bà đã tuyên bố rằng Rebecca đã lú lẫn khi bà yêu. Bà đã chứng tỏ điều đó lần đầu tiên với Sanswerato, sau đó bà lại bắt đầu với anh chàng Blunt trẻ tuổi. Tất nhiên, anh này chỉ vì tiền của bà thôi, và bà sẽ đi tới một thảm họa mới.
Không có gì xảy ra cả. Trước sự ngạc nhiên của mọi người, bà Rebecca sống hạnh phúc với người chồng thứ hai. Người nào nói rằng Blunt đã phung phí của cải của vợ ông thì họ đã nhầm. Ông yêu Rebecca và trung thành với bà. Mười năm sau khi vợ chết, ông vẫn không lấy vợ khác. Tài làm ăn của ông ta không kém tài làm ăn của bà vợ đã mất. Ông đã không bao giờ nhầm lẫn trong những sự phán đoán cũng như những dự kiến. Sự liêm khiết của ông ta là điển hình và với một sự khéo léo khác thường ông đã quản lý được những khoản lợi tức kếch sù mà các tập đoàn Arnholt và Rothnstein đại diện.
Blunt ít đi ra ngoài và sống giản dị, hầu như chỉ rời khỏi ngôi nhà ở London, một ngôi nhà tuyệt đẹp ở khu vực Chelsea Emhankmout, để đi chơi vài ngày với vài người bạn trong một ngôi nhà ở nông thôn, lúc thì ở Kent, lúc thì ở Norfolk. Ông thích chơi đánh gôn, nhưng chơi kém, và quan tâm đến nghệ thuật làm vườn.
Thanh tra trưởng Japp và Hercule Poirot được đưa vào trong một phòng khách lộng lẫy và tiện nghi, nơi mà Alistair Blunt đến gặp họ ngay sau đó.
Japp giới thiệu bạn mình.
- Tôi biết thanh danh ông, ông Poirot - Blunt nói - nhưng hình như tôi đã gặp ông ở đâu đó, cách đây không lâu lắm.
- Đừng tìm kiếm - Poirot trả lời - Chính là sáng nay ở trong phòng chờ của ông Morley đáng thương.
- Quả thế! - Blunt kêu lên - Tôi biết rằng tôi đã gặp ông.
Ông ấy ngoảnh về phía Japp.
- Tôi có thể giúp ích gì cho ông? - Ông ta hỏi - Tôi lấy làm ngao ngán khi nghe tin Morley chết.
- Và ngạc nhiên?
- Rất ngạc nhiên! Hẳn là, tôi ít biết ông ấy, nhưng theo tôi, ông ấy tỏ ra không phải là con người để tự sát.
- Sáng nay, ông vẫn thấy ông ấy khỏe mạnh và vui vẻ phải không?
- Trời ơi, đúng thế.
Nở một nụ cười, Alistair Blunt nói thêm:
- Nếu cần nói với ông tất cả sự thật, thì tôi thú nhận với ông rằng tôi sợ kinh khủng nha sĩ và cái khoan răng ghê tởm mà ông ấy đưa đi đưa lại ở chỗ trong cùng của răng. Cho nên, khi tôi vào trong phòng của ông ấy, tôi không chú ý gì mấy. Nhưng khi xong rồi, khi tôi sắp rút lui được, thì lại khác. Không, tôi nhắc lại với ông, sáng nay, Morley luôn luôn giống như trước đây. Dễ chịu và khẩn trương...
- Trước đây, ông có thường gặp ông ấy không?
- Đây là lần thứ ba hoặc thứ tư. Cho đến năm ngoái, tôi chưa có những điều phiền toái với những cái răng của tôi.
- Ai đã giới thiệu ông Morley với ông? - Poirot hỏi.
Blunt chau mày, cố gắng nhớ lại.
- À, khi tôi có một chiếc răng làm tôi lo lắng, thì một người nào đó đã nói với tôi rằng, ông Morley ở đường Hoàng hậu Charlotte là một nha sĩ lỗi lạc. Nhưng có điều là tôi không thể nói rằng ai... Tôi lấy làm tiếc.
- Nếu ông nhớ ra tên của người đó - Poirot nói - thì mong ông vui lòng cho tôi biết được không?
Alistair Blunt nhìn Poirot với vẻ ngạc nhiên.
- Tôi sẽ không quên - ông trả lời - chi tiết này có lợi ích gì?
- Có thể - Poirot nói - Tôi nghĩ rằng nó có thể rất quan trọng.
Japp và Poirot rời khỏi nhà của nhà tài chính, đi xuống thềm, đứng lúc một xe ôtô dừng lại bên vỉa hè. Đấy là một chiếc xe thể thao do một người thiếu phụ lái, cô này đã phải làm một cuộc thể dục cần cù và đáng khen để ra khỏi xe một cách khó khăn. Hai người đã đi xa. Khi cuối cùng cô buộc phải lên tiếng nhờ vả. Cô gọi họ bằng một tiếng "Này" inh ỏi.
Họ cứ tiếp tục di, không tưởng tượng được rằng đấy là tiếng cô gọi họ. Cô lại gọi.
Lần này, họ dừng lại và quay lại nhìn. Cô gái đi tới trước họ. Cao lớn, mảnh khảnh, tóc màu nâu, da rám nắng, cô có một khuôn mặt không đẹp, nhưng thông minh và có nghị lực.
- Tôi biết ông - cô nói với Poirot - Ông là Hercule Poirot, nhà thám tử.
Giọng nói của cô nghiêm trang và ấm, với chút ít giọng Mỹ.
Poirot nghiêng mình một cách lịch sự và trả lời câu hỏi của cô gái, ông giới thiệu thanh tra.
Cô mở to mắt, mà ở đấy Poirot tin là nhận thấy được sự sợ sệt và cô hỏi bằng một giọng tức thở:
- Các ông đến làm gì ở đây?... Tôi hi vọng... rằng không có gì xẩy đến cho chú Alistair?
- Tại sao cô lại nghĩ rằng có thể xẩy đến cho ông ấy việc gì đó? - Poirot nói mạnh mẽ.
- Không có gì đã xảy ra cho chú ấy? Tất cả đều tốt?
Japp đặt lại câu hỏi của Poirot theo ý ông:
- Tại sao, cô?...
Cô nói, gần như một cái máy:
- Olivera, Jane Olivera.
- Tại sao, cô Olivera, cô nghĩ rằng có thể đã xảy ra điều gì đó cho ông Blunt ?
Cô cười một nụ cười có vẻ giả dối và trả lời:
- Khi người ta gặp những người cảnh sát trên ngưỡng cửa cửa một ngôi nhà, mặc dù không muốn, người ta tự nói rằng có những quả bom ở trong kho thóc... Chính chú tôi đã bảo gọi các ông?
Câu hỏi là để hỏi Poirot, nhưng Japp đã trả lời.
- Không phải. Chính chúng tôi đã muốn gặp ông ấy. Về vấn đê một vụ tự tử đã xảy ra sáng nay.
- Một vụ tự tử?
- Vâng. Vụ tự tử của ông Morley, nha sĩ, ở 58 đường Hoàng hậu Charlotte.
Mặt cô đã tái xanh. Cô đứng im một vài giây, nhìn thẳng trước mặt cô, lo lắng, rồi cô nói, một cách bất ngờ.
- Nhưng thật là ngớ ngẩn!
Rồi, quay gót đột ngột, cô bỏ đi không câu nệ, leo lên thềm, vừa leo vừa chạy và vào trong nhà mà cô có chìa khóa.
Japp rất ngạc nhiên, nhìn sự rút lui ấy giống như một sự chạy trốn.
- Một phản ứng lạ lùng - cuối cùng ông nói.
- Lạ lùng - Poirot nói - nhưng cũng lý thú.
Japp thở phì phì, nhìn đồng hồ và gọi một chiếc taxi đi qua.
IX
Cô Sainsbury Seale ngồi uống chè trong phòng lớn được thắp sáng dịu của khách sạn Glengowrie Court.
Sự xuất hiện một sĩ quan cảnh sát mặc đồng phục khuấy động cô chút ít, nhưng không làm cô bực mình. Poirot nhận thấy một cách buồn phiền rằng cái vòng ở một chiếc giầy của cô ta luôn luôn thiếu.
- Thực ra, thưa ông sĩ quan - cô nói với giọng êm dịu vừa đưa mắt nhìn quanh cô - tôi không biết chúng ta sẽ ngồi ở đâu cho yên lặng. Đấy là giờ uống chè rồi, phải không? Sự thực, tôi muốn mời ông và... bạn ông một chén chè được không?
- Không, xin cảm ơn cô - Japp nói - Tôi xin giới thiệu với cô ông Hercule Poirot.
- Thực là ông không muốn vui lòng nhận một chén chè? Thế thì, chúng ta sẽ có thể đến phòng khách, mặc dù vào giờ này, ở đấy thường lắm khách... Này, trong góc nhỏ ở phía kia. Người ta đang đi ra…
Nơi ấy, một ô nhỏ hình bốn cạnh lùi vào hình như tương đối yên tĩnh. Đi qua trước mặt họ, cô chỉ đường cho hai người. Trên đường đi, Poirot nhặt lấy một cái đai và một cái khăn mùi xoa mà cô đánh rơi và ông đưa lại cho cô khi cô ngồi xuống.
- Xin cảm ơn, và mong ông thứ lỗi cho - cô nói - Tôi mất trật tự lắm. Và bây giờ, ông thanh tra - hoặc đúng hơn, ông thanh tra trưởng, phải thế không? Tôi đề nghị ông đặt cho tôi những câu hỏi mà ông muốn. Cái vụ này thảm hại lắm. Cái ông Morley đáng thương ấy. Tôi giả thiết rằng có cái gì đó đã làm cho ông ta bứt rứt. Chúng ta đang sống trong những giờ phút khó khăn quá.
- Cô Sainsbury Seale, sáng nay, cô thấy ông ấy có vẻ lo lắng phải không?
Cô nghĩ một lúc.
- Trời ơi - cuối cùng cô nói - tôi không khẳng định như thế nào về điều đó. Tôi không thể nhận xét bất kỳ một cái gì cả. Tôi chưa bao giờ nổi bật khi vào trong phòng của một nha sĩ.
Cô cười rúc rích, và làm duyên, cô lấy bàn tay vỗ vỗ vào những món tóc xoăn của mình mà Poirot vừa nhận thấy rằng chúng giống như những tổ quạ.
- Cô có thể nói cho biết - Japp yêu cầu - những người nào đã có mặt cùng cô ở trong phòng đợi?
- Này... Khi tôi đến, đã có một người thanh niên ở đấy. Anh ấy phải đau kinh khủng, vì tôi không biết anh ấy nói rì rầm gì ở trong miệng. Anh ấy có vẻ dằn lòng một cách vất vả và bằng một ngón tay bồn chồn anh lật các trang của một cuốn tạp chí mà hình như anh ta không có thể đọc. Đột nhiên, anh ta đứng phắt dậy và đi ra.. Vâng, anh ta phải đau thực sự.
- Cô có biết anh ta đi đâu không? Anh ta có rời ngôi nhà không?
- Tôi không có một ý niệm nào cả. Tôi nghĩ rằng anh ta tự bảo rằng anh ta không thể chờ lâu hơn nữa và anh ta phải gặp nha sĩ ngay tức khắc. Nhưng không phải anh ta đi tìm ông Morley vì chỉ vài phút sau khi anh ta đã đi ra, người phục vụ tới tìm tôi để đưa tôi vào buồng của ông Morley.
- Cô có trở lại phòng đợi trước khi về không?
- Không. Tôi đã sửa lại tóc và đội lại mũ ngay ở trong phòng của ông Morley. Tôi biết rằng có những bà bỏ mũ lại trong phòng đợi, nhưng tôi chưa bao giờ làm điều đó. Một trong những bà bạn của tôi, có thói quen đáng tiếc ấy, nên có hôm, đã tìm thấy lại mũ của mình trong một tình trạng thảm hại. Ai đó, chắc chắn là một đứa bé, đã ngồi lên trên đó. Và đấy là một chiếc mũ mới.
- Một thảm họa thực sự - Poirot nói lịch sự.
- Chính bà mẹ mới là đáng trách - cô Sainsbury nói tiếp - Cần phải giám sát con. Chúng không có ý xấu. Chỉ có điều là người ta không chú ý đến điều mà chúng làm...
Japp đưa câu chuyện đến chủ đề mà mình quan tâm.
- Người thanh niên đau ấy - ông hỏi - là người bệnh duy nhất mà cô đã chú ý trong quá trình đi khám bệnh?
- Vâng. Trừ cái ông đi xuống các bậc thềm đúng vào lúc tôi đến. Ông ta bỏ đi. Đấy là một ông có dáng đi kỳ cục, có vẻ là một người nước ngoài.
Japp húng hắng ho.
- Đấy là tôi - Poirot nói với giọng rất đường hoàng.
- Trời ơi! - Cô Sainsbury Seale kêu lên, vừa nhìn chòng chọc vào con người nhỏ bé - Xin ông thứ lỗi cho tôi. Tôi bị cận thị nhiều và trong tầng trệt này rất tối. Tôi có một trí nhớ về diện mạo rất tốt, nhưng phải thú nhận rằng ở đây tôi không thấy gì hết. Xin ông đừng có giận tôi.
Sau khi Poirot trấn an cô Sainsbury Seale, Japp hỏi một câu hỏi mới.
- Thưa cô, cô có chắc rằng trước mặt cô, ông Morley đã không nói bóng gió đến một cuộc nói chuyện chán ngắt mà ông phải có trong buổi sáng ấy.
- Tuyệt đối chắc.
- Ông ấy đã không nói với cô về một người bệnh tên là Amberiotis?
- Không. Ông ấy chỉ nói những từ mà các nha sĩ bắt buộc phải nói khi họ săn sóc người bệnh.
Những câu nói ngắn ấy, Poirot đã nghe: "Đề nghị ông vào súc miệng. Há miệng rộng thêm một chút. Tôi không làm ông đau".
Nhưng Japp đã thông báo cho cô Sainsbury Seale biết chắc chắn là cô phải làm bản khai cho một cuộc điều tra. Cô đã tỏ ra quen với ý nghĩ này, ý nghĩ trước hết đã làm cho cô lo sợ. Một câu hỏi của Japp sau đó đã đưa cô đến chỗ kể ra lịch sử của đời mình.
Từ Ấn Độ trở về sớm hơn sáu tháng, sau khi đã ở trong nhiều khách sạn khác nhau và thử nhiều quán trọ, cô đã ở hẳn tại khách sạn Glengowrie Court mà không khí gia đình ở đây làm cho cô thích. Ở Ấn Độ, chủ yếu cô đã sống ở Cancutta, làm việc cho nhiều công cuộc truyền giảng và cũng cho những bài đọc.
- Nói tiếng Anh rất thuần, không pha trộn và phát âm một cách không chê vào đâu được, đấy, theo tôi, là một việc chính - cô giải thích, vẻ vênh váo - Tôi phải nói rằng, khi còn trẻ, tôi làm ở rạp hát. Tôi chỉ đóng những vai nhỏ trên sân khấu tỉnh lẻ, nhưng tôi có những tham vọng lớn. Tôi thích diễn những vở cổ điển. Cuối cùng tôi thực hiện một chuyến vòng quanh thế giới: Shakespeare, Bernard Show...
Sau một tiếng thở dài cố ý, cô tiếp tục:
- Với chúng tôi, những người phụ nữ đáng thương, cái tai họa chính là quá tin. Chúng tôi phó mặc cho nó. Tôi đã lấy chồng, không suy nghĩ, chúng tôi ly hôn hầu như ngay sau đó. Tôi đã thất vọng hết sức. Tôi dã lấy lại tên hồi con gái cửa mình, và chính khi đó, nhờ vào số vốn mà một người bạn đã giúp cho, tôi đã mở một lớp dạy cách đọc. Tôi đã góp phần mạnh mẽ vào việc tạo ra một đoàn tuyệt vời gồm những diễn viên hài kịch tài tử. Tôi cần phải đưa cho ông xem những bản chỉ dẫn...
Japp biết có nguy hiểm. Ông tuyên bố từ giã.
Khi ông từ biệt, cô Sainsbury Seale lưu ý ông về một điểm cuối cùng:
- Nếu chẳng may, tên tôi phải xuất hiện trên các báo hàng ngày, như là một ngừời làm chứng, chẳng hạn, yêu cầu ông bảo đảm viết thật đúng chính tả. Mebelle Sainsbury Seale, Mabelle, hai L, E và Seale, S,E, A, L, E. Tất nhiên, nếu điều đó đụng tới việc phải nhắc lại là tôi đã xuất hiện trong vở "Cứ việc làm", trên sân khấu cửa rạp hát Oxford Repertory...
Japp phải tìm một chỗ ẩn nấp trong cuộc chạy trốn.
Trong xe taxi, ông thở dài nhẹ nhõm và chấm mồ hôi trán.
- Nếu cần thiết - ông nói - chúng ta sẽ không có khó khăn gì trong việc kiểm tra lại lời nói của cô ấy. Nếu cô không kể cho chúng ta những câu chuyện từ đầu đến cuối, điều mà tôi không tin...
- Những người nói dối - Poirot nói thêm - không cho nhiều chi tiết như thế, và những câu chuyện của họ đứng vững hơn.
- Tôi e rằng cô ấy từ chối cuộc điều tra - Japp nói tiếp - Nói chung, những bà cô rất sợ những chuyện thuộc loại này. Nhưng sự kiện mà cô đã đóng hài kịch trước đây đã thuyết phục cô chấp nhận hầu như không chút do dự. Là một ngôi sao ở đâu đó, đấy là một sự cám dỗ mà cô sẽ không cưỡng lại.
- Thực sự ông cho là cần cô ấy ở cuộc điều tra?
- Tôi chưa biết. Điều đó sẽ tùy. Dù thế nào đi nữa, hơn bao giờ hết, tôi tin chắc vào điều đó. Poirot, không phải là một vụ tự tử.
- Và động cơ?
- Chưa có một ý niệm gì trong lúc này. Ai biết được rằng trước đây Morley đã không bị con gái của Amberiotis quyến rũ?
Poirot thử hình dung Morley đóng vai những công tử phong lưu bên cạnh một cô gái Hy Lạp xinh đẹp có đôi mắt to mở rộng... Bức tranh thiếu cái có thể thực và Poirot nhắc lại với Japp rằng Reilly đã nói với họ rằng người cộng tác với ông không biết lợi dụng những niềm vui của cuộc sống.
- Tôi biết - Japp nói - Nhưng, trong khi đi tuần tra, tất cả đều có thể xảy ra. Vả chăng, chúng ta sẽ biết rõ hơn khi chúng ta ba hoa với công dân Amberiotis.
° ° °
Ở Savoy, anh nhân viên làm việc tiếp nhận đã nhìn chòng chọc vào Japp một cách khá đặc biệt khi người cảnh sát yêu cầu anh báo tin cho ông Amberiotis.
- Tôi rất lấy làm tiếc, thưa ông - anh ta nói - nhưng tôi e rằng ông không thể gặp ông Amberiotis.
- Anh đã lầm to! - Japp đáp lại bằng giọng cụt ngủn.
Đồng thời, hé mở cái ví của mình, ông đã để người nhân viên thoáng thấy giấy chứng nhận tư cách của ông.
- Thưa ông, ông đã không hiểu tôi - anh nhân viên nói tiếp - Ông Amberiotis đã chết cách đây nửa giờ.
Đối với Hercule Poirot đấy như là một cái của đã đóng lại.
Nhẹ nhàng, nhưng quyết định.

Chương trước Chương sau