Kẻ phụng sự thầm lặng - Chương 04
Amsterdam
Ngày đăng 09-01-2016
Tổng cộng 64 hồi
Đánh giá 9.5/10 với 63198 lượt xem
Xin ngài cho biết quý danh?”, cô lễ tân ở bàn tiếp tân khách sạn Europa hỏi.
“Kiever”, Gabriel đáp lại bằng thứ tiếng Anh giọng Đức. “Heinrich Kiever”.
“À, vâng, đúng rồi”. “Phòng của ông đã sẵng sàn “. Trong giọng của cô nghe như có chút ngạc nhiên. “Ông có thư, thưa ông Herr Kiever”.
Gabriel đang đóng vai một doanh nhân mệt mỏi vì chuyến đi, nhận mẩu giấy với đôi mày cau lại. Thư nói rằng đồng nghiệp của anh từ Heller Enterprises ở Zurich đã đến khách sạn và đang đợi điện thoại của anh. Gabriel vo tròn bức thư rồi nhét vào túi áo khoác. Áo may bằng len ca-sơ-mia. Những cô gái sang trọng không ngần ngại chi tiền cho bộ đồ giống như anh đang mặc.
“Phòng của ông trên tầng 6, một trong những dãy hạng nhất của chúng tôi đấy”, cô tiếp tân đưa cho anh chìa khoá bằng thẻ từ và nêu ra một danh sách dài ngoằng những tiện nghi xa hoa của khách sạn mà Gabriel không có ý định sử dụng. “Ông có cần người phụ giúp mang hành lý không?”.
Gabriel liếc nhìn người đàn ông đứng ở thang máy, một anh thanh niên mệt mỏi nhìn như thể đã ăn trưa ở một trong những quán cà phê tồi tàn nhất của Amsterdam. “Tôi nghĩ mình tự lo được. Cảm ơn”.
Anh bước vào thang máy và đi lên tầng sáu. Cửa phòng nằm ở cuối hành lang, trong một hốc tường nhỏ riêng biệt. Gabriel dùng ngón tay dò quanh khung cửa để xem có vật lạ nào như mảng dây điện rời ra không, anh nín thở khi tra thẻ chìa khoá vào ổ khoá điện tử. Phòng của anh không đặc biệt dù nó quay mặt hướng ra những ngôi nhà dọc sông Amstel, vốn là một trong những cảnh đẹp nhất của thành phố. Một chai sâm-panh loại thường đang nằm trên bàn cà phê. Có một dòng chữ viết tay. Chào mừng trở lại khách sạn Europa, ông Herr Kiever! Thật lạ vì theo trí nhớ của Gabriel Herr Kiever chưa từng trú ngụ ở đây.
Anh rút chiếc điện thoại di động Nokia ra khỏi túi áo khoác. Thực ra đây là chiếc điện thoại có rất nhiều chức năng mà các đời máy trên thị trường không có được, nó là thiết bị có khả năng dò tín hiệu và xung điện của những máy truyền tin bí mật. Anh giơ máy điện thoại trước mặt và đi chầm chậm vài phút quanh các phòng dọc dãy hành lang để theo dõi đồng hồ điện xem có biến động gì khác thường hay không. Yên tâm là phòng không bị nghe trộm, anh thực hiện cuộc tìm kiếm thứ hai, lần này là tìm bom và các thiết bị truy sát. Sau đó anh mới nhắc điện thoại trên chiếc bàn cạnh giường rồi quay số phòng 611. Anh nói bằng tiếng Đức. “Tôi đây”, rồi lập tức gác ống nghe.
Một lúc sau có tiếng gõ cửa nhè nhẹ. Bước vào phòng là một người già hơn Gabriel rất nhiều, nhỏ người, thư sinh, tóc xám lưa thưa rối bời và ánh mắt nâu nhanh nhẹn. Anh ta có vẻ như đang mặc tất cả quần áo của mình cùng một lúc. Áo sơ mi có nút chĩa xuống cũng chiếc cà vạt lớn, áo len dài tay, áo vét bằng vải tuýt hơi nhăn. Eli Lavon nói. “Chỗ ở cũng khá. Còn tốt hơn khi chúng ta ở Rome cái đêm trước khi Zwaiter đụng độ năm 1972. anh còn nhớ không Gabriel? Giống như một đống rác”.
Gabriel nắh lại. “Lúc đó chúng ta đang đóng vai những sinh viên đại học. Giờ thì không thể làm sinh viên được nữa. tôi cho rằng đó là một trong vài lợi thế co với việc chúng ta đã trở nên già đi”.
Lavon mỉm cười khó hiểu với Gabriel và ngồi xuống ghế bành với dáng điệu mệt mỏi. Ngay cả Gabriel, đã quen biết Lavon trong hơn ba mươi năm qua, nhiều khi thấy khó tưởng tượng rằng anh chàng nhỏ thó lắm chuyện, mắc chứng đa nghi này, lại là thám tử theo dõi đường phố tốt nhất mà Văn phòng đào tạo được. Họ đã làm việc cùng nhau lần đầu tiên trong chiến dịch Cơn thịnh nộ của Chúa. Lavon, một người theo học ngành khảo cổ, là một ayin, người chuyên truy tìm. Khi đơn vị này giải tán, anh ta đã định cư ở Viên và mở một văn phòng điều tra nhỏ có tên Khiếu nại và Cáo buộc thời chiến. Hoạt động với ngân sách thắt lưng buộc bụng, anh đã kiếm được hàng triệu đô la trong mớ tài sản cướp được của người Do Thái trong chiến tranh, anh còn đóng vai trò quan trọng trong việc can thiệp vào khoản giải ngân nhiều tỉ đô la của các ngân hàng Thuỵ Sỹ. Gần đây anh đã trở về Israel và dạy môn khảo cổ lịch sử tại Đại học Hebrew. Thời gian rảnh rỗi, anh thỉnh giảng về mỹ thuật tại Viện hàn lâm. Không có nhân viên được tuyển mộ nào của Văn phòng lại chưa từng trải qua vài ngày ở hiện trường với Eli Lavon vĩ đại.
Lavon nói với sự ngưỡng mộ. “Cách nguỵ trang của cậu rất tài tình. Có lúc chính tôi cũng không nhận ra cậu”.
Gabriel ngắm hình ảnh của mình phản chiếu trong gương treo trên bàn trang điểm. Anh đeo cặp mắt kính có gọng đen, kính áp tròng biến đôi mắt xanh thành nâu, một hàng râu dê giả làm nổi bật thêm dáng người vốn đã gầy của anh.
Lavon nói. “Lẽ ra tôi phải thêm chút màu xám cho tóc của cậu”.
Gabriel trả lời. “Đủ rồi. Sao cậu lại nhảy vào vụ này?’.
“Sự uỷ nhiệm. Tôi cho là như vậy. Tôi đang tham dự hội nghị ở Prague trình bày kết quả khai quật tại Tel Megiđo. Khi bước xuống sân khấu thì điện thoại di động reo. Cậu không bao giờ đoán được đó là ai đâu”.
“Tin tôi đi, đó là Eli – tôi đoán vậy”.
“Tôi nghe cái giọng nói đó, giọng của Chúa với cách nhấn giọng Ba Lan nghe rợn người, bảo tôi rời Prague đi Amsterdam ngay lập tức”, Lavon uể oải lắc đầu. “Thế ở tuổi của mình, Shamron không có việc gì tốt hơn để làm ngoài việc lo cho một tên sayan đã chết sao? Ông ấy thật may mắn vì vẫn còn sống. Ông ấy có thể hưởng thụ vài năm cuối đời, nhưng thay vào đó, ông ta lại bám vào Văn phòng như người sắp chết đưới vớ được phao cứu sinh”.
Gabriel nói. “Rosner chính là sayan của ông ta. Tôi chắc là ông ấy cảm thấy có một phần trách nhiệm trước cái chết của Rosner”.
“Lẽ ra ông ta nên để cho Uzi xử lý vụ này. Nhưng ông ta lại không hoàn toàn tin tưởng Uzi, phải không Gabriel? Ông già đó cần anh trong Chiến dịch Đặc biệt chứ không phải Uzi, ông ta sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi anh nhận nhiệm vụ ấy”. Lavon đẩy tay áo vét lên và nhìn đồng hồ. “Sophie Vanderhaus đang đợi chúng ta. Cậu đã nghĩ cách đối phó với cô ấy chưa?”.
“Cô ấy là một phụ nữ thông minh. Tôi cho là cô ấy đã có ý tưởng hay về mối liên hệ của Herr Heller và hiểu được lý do tại sao Rosner lúc nào cũng gặp ông ấy ở ngoài biên giới nước này”.
Lavon cau mày. “Tôi phải thừa nhận là mình không trông mong gì chuyện này. Tôi cho rằng mọi việc ở đây đều có trình tự hết. Khi một điệp viên chết, những bí mật phải theo họ xuống mồ. Giống như Tahara, nghĩa là gột rửa cho người chết. Tiếp theo có thể là một trong số chúng ta”.
“Eli à, hãy hứa với tôi một điều”.
“Gì vậy?”.
“Hãy hứa là nếu có chuyện gì xảy ra với tôi, anh sẽ là người chôn vùi tất cả bí mật của tôi”.
Lavon vỗ nhẹ túi áo vét. “Thật hân hạnh. À mà tôi quên mất chuyện này. Một bodelin đã gửi tôi cái này tại sân bay sáng nay khi tôi đến”.
Bodelin là liên lạc của Văn phòng. Còn cái đưa cho Lavon chính là khẩu súng Beretta 9mm. Gabriel cầm lấy rồi nhét vào thắt lưng.
“Thật sự cậu không mang theo chứ, phải không nào?”.
“Tôi có nhiều kẻ thù, Eli – rất nhiều kẻ thù”.
“Tất nhiên là Solomon Rosner cũng vậy”
“Một trong những kẻ thù đó có thể đang quẩn quanh đâu đây”.
“Phải cố gắng không giết ai khi ta còn ở Amsterdam, Gabriel à. Người chết thường làm hỏng cả chuyến đi êm ả của chúng ta đấy”.
Trời bắt đầu tối khi Gabriel bước ra khỏi khách sạn. Anh quay sang phải, Lavon đi cách anh vài bước, họ tản bộ dọc theo con phố hẹp cho đến khi anh đến chỗ chiếc cầu sắt. Ở phía đối diện là quán Café de Doelen. Quán đã mở cửa bán trở lại và địa điểm Solomon Rosner đứng vào thời điểm ông bị ám sát chất đầy hoa tulip. Không có người nào khóc than hay phả đối về vụ ám sát đúng lễ nghi đối với người đồng hương, chỉ có một băng rôn nhỏ treo ở hiên quán cà phê tren đó ghi. “Một Amsterdam, một con người”.
“Tôi đã đứng nhìn nó hai ngày nay rồi mà cũng không biết ý nghĩa của nó là gì?”.
Gabriel quay người lại. Những lời nói đó vang lên từ một phụ nữ trong độ tuổi 30 với mái tóc màu cát và đôi mắt xanh nhạt ánh lên vẻ thông minh điềm tĩnh.
Cô chìa bàn tay ra với vẻ nghiêm nghị. “Tôi là Sophie Vanderhaus, trợ lý của Giáo sư Rosner”. Cô buông tay và nhìn vào chỗ tưởng niệm tạm thời. “Thật cảm động phải không nào. Ngay cả báo chí Hà Lan cũng nói về ông ấy như một anh hùng. Thật tệ là họ không tán dương ông khi ông còn sống. Trong nhiều năm qua họ đã công kích ông ấy, tất cả bởi vì ông đã can đảm nói lên những điều mà họ tìm cách bỏ qua. Họ cũng tội lỗi như những tên thầy tế quá khích, những người đã rót vào đầu Muhammad Hamza đầy lòng thù hận”. Cô quay sang nhìn Gabriel. “Đi nào, ngôi nhà đó ở lối này”.
Họ đi xuống đường Staalstraat. Liếc qua vai mình Gabriel nhìn thấy Lavon đang tiếp bước theo sau. Sophie Vanderhaus nhìn xuống những viên sỏi lót đường như thể đang sắp xếp suy nghĩ của mình.
Cô nói. “Ông ấy đã bị giết cách đây năm ngày. Và không có lãnh tụ Hồi giáo nào đứng ra lên án việc này. Thực ra, được báo chí Hà Lan tạo điều kiện, họ đã chọn cách lên án ông ấy. Thế còn những người Hồi giáo được cho là ôn hoà mà người ta hay nói đến trên báo chí ở đâu? Họ có tồn tại không hay chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng của chúng ta? Nếu có ai phỉ báng đấng tiên tri Muhammad, cộng đồng người Hồi giáo ở đất nước chúng tôi sẽ phẫn nộ đổ ra đường phố, và đe doạ chặt đầu người đó. Nhưng khi một trong số họ phạm tội mưu sát nhân danh Đấng tiên tri thì …”
Giọng cô lạc hẳn đi.
Gabriel nói tiếp những gì cô suy nghĩ.
“Sự im lặng đáng sợ”.
“Đúng vậy”, cô đáp. “Nhưng anh đến Amsterdam không phải là để nghe diễn thuyết của tôi. Anh có việc phải làm”. Cô nhìn anh chăm chú một lúc khi họ bước cạnh nhau trên con phố hẹp. “Anh biết không, Herr Kiever, cách đây đúng một năm Giáo sư Rosner có kể cho tôi nghe về mối quan hệ với một người có tên là Rudolf Heller và những gì tôi phải làm trong trường hợp nếu có chuyện gì xảy ra với ông. Không cần nói cũng biết là tôi đã hy vọng không có ngày này”.
“Tôi hiểu mối quan hệ giữa cô và Giáo sư Rosner rất gần gũi”.
“Ông ấy giống như là cha của tôi vậy. Tôi có hàng tá lời mời làm việc khác khi tốt nghiệp – những công việc có mức lương cao hơn nhiều so với công việc ở Trung tâm Nghiên cứu an ninh Tây Âu – nhưng tôi chọn làm việc cho Giáo sư Rosner dù mức thù lao rất ít ỏi”.
“Cô là sử gia?”.
Cô gật đầu. “Khi tôi đang nghiên cứu luận văn tốt nghiệp, tôi hiểu rằng nfười Hà Lan chúng ta có thói quen tìm cách thích nghi với nhiều luồng tư tưởng, cho dù đó là xã hội chủ nghĩa dân tộc hay chủ nghĩa phát xít Hồi giáo. Tôi muốn góp phần phá vỡ định kiến đó. Làm việc cho Giáo sư Rosner đã cho tôi cơ hội đó”.
Cô cài lại cái kẹp tóc trên trán rồi nhìn Gabriel. “Tôi đã đứng bênh cạnh Giáo sư Rosner trong năm năm qua đấy, Herr Kiever. Tôi phải chịu đựng rất nhiều lời chế giễu và cả đe doạ. Ngoài ra, tôi tin tưởng là điều đó cho phép tôi được hỏi vài câu trước khi chúng ta bắt đàu”.
“Tôi e là hỏi qua nhiều câu về thân thế tôi và lý do tôi có mặt ở đây sẽ làm cho cuộc sống của cô thêm phức tạp và nguy hiểm hơn hiện tại”.
“Thế anh có cho phép tôi đặt ra giả định không?”.
“Nếu cô muốn”.
“Tôi không tin Herr Rudolf Heller là người Thuỵ Sỹ. Và dĩ nhiên tôi không tin anh ta là một nàh tư bản kihn doanh mạo hiểm quan tâm đến việc hỗ trợ cho công việc của một người phân tích khủng bố ở Amsterdam”.
“Thật vậy sao?”.
“Giáo sư Rosner đã không nói nhiều về những tình cảm ông đối với Israel. Ông ấy biết rằng điều đó chỉ làm cho ông thêm nguy hiểm ở Amsterdam. Nhưng ông là một người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái. Ông ấy tin tưởng vào Israel và quyền của người Do Thái đối với quê hương mình. Tôi thì nghi ngờ rằng nếu một sĩ quan tình báo thông minh của Israel xuất hiện và đền nghị xác đáng, ông sẽ làm bất cứ điều gì để giúp đỡ”.
Cô dừng bước và nhìn Gabriel một lúc với vẻ Đăm chiêu như thể chờ anh trả lời.
Anh nói. “Tên tôi là Hêinrich Kiever. Tôi là đồng nghiệp của Herr Rudolf Heller từ Zurich tới và tôi đến Amsterdam để xem lại những giấy tờ riêng tư của Giáo sư Solomon Rosner”.
Cô chịu thua, dù cách biểu cảm của cô vẫn cho thấy cô còn rất nghi ngại về câu chuyện vỏ bọc của anh. Gabriel không trách cô về điều này.
Cô nói. “Tôi hy vọng anh không có kế hoạch rời Amsterdam trong thời gian trước mắt. Theo ước tính lần cuối cùng, chúng tôi có hơn một trăm ngàn trang tài liệu trong kho”.
“Tôi có người trợ giúp”.
“Thật sao?”.
Gabriel gật đầu về phía Lavon, người đang dán mắt vào một cửa kính bán hàng sau họ khoảng 20 thước.
“Từ khi nào những nhà tư bản kinh doanh Thuỵ Sỹ mạo hiểm thuê những người theo dõi chuyên nghiệp vậy?”. Cô đi xuống đường Groenbrugwal. “Thôi nào, Herr Kiever. Anh còn một đêm dài phía trước”.
Ươc tính ban đầu của cô về kho tư liệu của Rosner cho thấy nó vẫn quá ít so với thực tế. Sau khi thực hiện rà soát sơ bộ ngôi nhà ven kênh đào, Gabriel tính số trang thực sụ lên gần hai trăm năm mươi ngàn trang. Hồ sơ được xếp trong văn phòng của Sophie, rồi những hồ sơ nằm dọc hành lang và còn có một phòng ẩm ướt đầy hồ sơ trên kệ. Tất nhiên là còn có toàn bộ tư liệu chứa trên ở cứng máy tính của Rosner. Quá nhiều so với dự tính của Shamron là những tài liệu này sẽ được đưa hết về Jerusalem vào cuối tuần.
Họ bắt đầu từ văn phòng của Rosner. Gabriel và Lavon, nhà phục chế nghệ thuật và nhà khảo cổ, ngồi cạnh nhau tại bàn của Rosner, trong khi Sophie đặt hồ sơ trước mặt họ từng tập một, cung cấp một số tình huống khi cần, dịch ra một vài đoạn khi cần thiết. Những hồ sơ đáng quan tâm hoặc có tính nhạy cảm được tách ra và đóng trong thùng các tông để vận chuyển về đại lộ King Saul. Đến chín giờ, họ đã nhét được 4 thùng và không tìm thấy manh mối nào liên quan đến Ari Shamron, Herr Rudolf Heller hay Văn phòng. Có vẻ như Rosner là một người cẩn thận. Ông cũng là một nhà nghiên cứu và thu thập thông tin tình báo tỉ mỉ. Trong căn phòng của ngôi nhà cổ ven bờ kênh trên đường Groenburgwal này còn có những hình ảnh chi tiết độc đáo và đáng sợ về hàng loạt mạng lưới Hồi giáo cấp tiến đang hoạt động ở Amsterdam và những nơi khác.
Đến 10 giờ, họ đều đói. Không muốn gián đoạn công việc, họ quyết định mua đồ ăn mang về. Gabriel chọn món Bebab, Sophie chọn món Indo còn Lavon chọn món Thái.
Sau 10 phút thảo luận, họ phải dùng đến biện pháp rút thăm bằng cách ghi món và bỏ vào một trong những cái mũ cũ của Rosner. Sophie hân hạnh được ưu tiên chon. Cô nói. “Món Thái”, rồi mỉm cười nhìn Lavon, “để xem ai đi mua chứ?”.
Gabriel nói. “Tôi sẽ đi. Tôi cần nói chuyện với một người”.
Năm phút sau Gabriel bước ra. Ngoài trời, những bông tuyết đang nhè nhẹ rơi. Anh đứng một lát tại đầu các bậc thềm bằng sắt của nhà Rosner, vừa gài nút chiếc áo choàng trước cái lạnh cắt da, vừa nhìn khắp khu phố để xem liệu có ai theo dõi mình không. Con phố vắng tanh trừ một người nằm co ro trên băng ghế dài ở bờ kênh đối diện. Ông ta mặc chiếc áo khoác bằng len, chỉ mòn xác xơ và đội khăn trùm đầu vải kẻ ca rô trắng đen. Hàm râu màu xám của ông rối bù và trên đầu ông đội cái mũ chỏm kufi trắng của một người Hồi giáo sùng đạo. Gabriel bước xuống bậc thềm và bước đến chiếc cầu kéo ở cuối con phố. Khi anh quay vào đường Staastraat, anh nghe tiếng bước chân trên sỏi phía sau mình. Anh cố ý xoay đầu và giả vờ nhìn ra xa một cách lơ đãng. Người đàn ông Hồi giáo ngồi trên băng ghế giờ chỉ còn cách 30 thước phía sau anh và đang bước cùng hướng với anh. Hai phút sau, khi Gabriel đi qua chỗ tưởng niệm Rosner bên ngoài quán Café de Doelen, anh nhìn qua vai mình lần thứ hai và thấy người đàn ông mang mũ kufi và khăn choàng kaffiyeh đã thu ngắn khoảng cách giữa họ còn phân nữa. Anh nghĩ đến những lời Lavon đã nói với mình vào buổi trưa ở khách sạn Europa. Lavon đã nói. “ Phải cố gắng không giết người khi ở Amsterdam”. Gabriel không có ý định giết người đàn ông này. Anh chỉ muốn trả lời hai câu hỏi đơn giả: Tại sao người Hồi giáo sùng đạo này đã mất cả buổi tối ngồi bên ngoài nhà của Solomon Rosner và tại sao ông ta lại đi theo Gabriel qua những con phố tối tăm của Amsterdam?
Nhà hàng mà Sophie Vanderhaus đã đặt thức ăn nhanh nằm ở Ledsestraat, cách Koningsplein không xa. Gabriel, sau khi băng qua sông Amstel, lẽ ra nên đi sang phải thì thay vào đó, anh đi sang trái, vào lối khách bộ hành chật hẹp đầy những hàng quán ăn, những nhà hàng thức ăn nhanh của Mỹ, và những quán cà phê kiểu Trung Đông nhỏ bé. Đường phố vẫn rất đông đúc ngay cả vào giờ này. Mặc dù vậy không gặp quá nhiều khó khăn để theo dõi lại người đang theo dõi mình trong ánh đèn nê-ông chói loá.
Con phố đổ vào khu Rembrandtplein, nhưng khi còn cách quãng trường đông người 20 mét, Gabriel rẽ vào một lối đi tối rộng vừa đủ người chui qua dẫn trở lại con sông. Người đàn ông quấn khăn kaffiyeh và đội mũ kufi dừng ở đầu con hẻm, mặc dù hơi do dự, nhưng rồi cũng đi theo.
Gabriel rút khẩu beretta ra khỏi chỗ giắt sau lưng quay một vòng. Khi rút súng, anh hầu như có thể nghe tiếng Shamron vang lên trong đầu mình. Chúng ta không vẫy súng trong đám đông như những gã găng-tơ và đe doạ lung tung. Khi rút vũ khí ra, ta làm thế vì một lý do và chỉ một lý do. Ta bắt đầu bắn. Và ta cứ bắn cho đến khi mục tiêu bị tiêu diệt. Anh nhét súng vào túi áo khoác và tiếp tục bước đi.
Ở giữa con hẻm, hầu như không thể bước xuyên qua bóng tối, Gabriel rẽ vào một lối đi giao cắt và đợi ở đó, tay nắm chặt báng súng Beretta. Khi người đàn ông râu ria bước qua, Gabriel bước ra khỏi hẻm và nhanh như cắt đánh vào thận trái của hắn. Chân người đàn ông quỵ xuống ngay lập tức, nhưng trước khi hắn đổ gục xuống đất, Gabriel nắm lấy chiếc khăn kaffiyeh và quăng hắn mạnh vào bức tường gạch bôi đầy sơn vẽ. Ánh mắt của người đàn ông trở nên kinh sợ thực sự. Gabriel giáng mạnh vào gã này một lần nữa, lần này vào giữa ngực. Khi hắn đổ gục xuống, Gabriel nhanh chóng lục soát người hắn tìm vũ khí nhưng chỉ tìm thấy một cái ví và một bản sao kinh Coran.
Gabriel hỏi nhanh bằng tiếng Arập. “Mày muốn gì ở tao?”.
Người đàn ông chỉ ú ớ.
Gabriel nói. “Trả lời tao đi. Nếu không tao sẽ đánh mày đến chết”.
Người đàn ông giơ tay lên van xin Gabriel đừng đánh nữa. Gabriel thả hắn ra và lùi lại. người đàn ông dựa lưng vào tường cố gắng thở.
Gabriel hỏi. “Mày là ai? Tại sao theo dõi tao?”.
“Tôi là người anh đang tìm trong đống hồ sơ của Solomon Rosner. Và tôi đến để giúp anh”.