Sáu tội ác không có hung thủ - Chương 09

Sáu tội ác không có hung thủ - Chương 09

Sáu tội ác không có hung thủ
Chương 09

Ngày đăng
Tổng cộng 12 hồi
Đánh giá 9.2/10 với 12516 lượt xem

Đột ngột, tôi bỏ chỗ nấp, chạy vọt về phía cửa, súng lăm lăm trong tay.
Bên kia bức tường, hai tiếng nổ vừa phát ra.
Cảm thấy ổ khoá cứng ngắc, tôi chợt nhớ lại Brunei đã vất vả để mở nó như thế nào khi anh muốn vào trong thăm dò. Tôi quay chìa khoá vạn năng mạnh đến nỗi nó đâm cả vào tay. Cuốỉ cùng ổ khoá phải đầu hàng. Tôi đi vào và không kìm nổi tiếng reo sung sướng. Từ hai góc nhà Brunei và Roland cùng lao lại phía cửa này. Cả hai, cũng như tôi, đều cầm súng trong tay.
Điều chúng tôi làm thật bất cẩn và điên rồ.
Chúng tôi trở thành những cái bia lý tưởng cho kẻ bắn lén nấp trong nhà. Nhưng rõ ràng là các bạn tôi cũng như tôi không còn kiểm soát được hành động của mình và cũng không còn nhớ đến mạng sống của chính mình nữa.
Không có gì có vẻ sống động trong ngôi nhà mà các cửa sổ đều đóng chặt. Khoảng cách giữa ngôi nhà và con đường nhỏ rõ ràng là dài hơn khoảng cách giữa nó và các đưòng quốc lộ nên sự chậm trễ của tôi có thể hiểu được. Cùng một lúc, chúng tôi tiếp cận ngôi nhà. Tôi nghe tiếng hai cánh cửa bên hông mở trong khi tôi mở cửa mặt tiền, nó chỉ bị khép hờ.
Ngay lập tức, tiếng Brunei vang lên mạnh mẽ:
- Các bạn đừng vào. Hãy gác các lối ra. Sự cẩn trọng thật sáng suốt. Vì người đàn ông có thể đợi chúng tôi đi cả vào trong nhà rồi đào thoát qua cửa sổ.
Nhảy vài bước, tôi tới cánh trái của biệt thự, phía mặt tiền để có thể canh chừng trong cùng một lúc góc nhà với Brunei gác cánh phải, chúng ta nhớ rằng ngôi nhà tựa lưng vào bức tường chung, nên chỉ có ba cạnh, mọi lối thoát đều bị canh chặt.
Một cái cửa mở ra trong nhà rồi nhanh chóng đóng lại ngay. Theo lời miêu tả của Brunei thì tôi hiểu đó là cửa phòng ăn. Một cái cửa nữa lại mở sau đó và lần này tôi nghe tiếng bạn tôi thốt ra tiếng kêu nhỏ.
Một giây sau, Brunei phóng nước đại trong hành lang. Tôi nghe tiếng anh trao đổi vài câu với Roland, rồi một cái cửa nữa lại mở. Tôi nghĩ đó là cửa phòng ngủ. Cuối cùng chắc bạn tôi đi vào nhà bếp từ đó vọng ra tiếng động điếc tai. Tôi nhớ lại là cầu thang xuống tầng hầm xuất phát từ nhà bếp. Rõ ràng là Brunei vừa mở cánh cửa sập.
Vài giây trôi qua và Brunei đi ra từ cái cửa phía mặt tiền. Mặt anh biến dạng đến mức khó nhận ra.
- Không có ai cả, anh điên dại kêu lên. Không có ai cả ! - anh lại gần tôi - Anh nhẽ ra phải nhìn thấy hắn đi ra !
- Hẳn rồi !... vả lại, các cửa sổ vẫn đóng chặt.
- Và Roland nhẽ ra cũng phải nhìn thấy hắn - anh gọi - Roland !
Roland Charasse chạy lại gặp chúng tôi.
- Brunei, không thể thế được !
Bạn tôi nhún vai.
Hiển nhiên là không thể thế được. Phố Gruze cũng không và ở Mans cũng thế.
- Nhưng ngôi nhà trống rỗng, hoàn toàn trống rỗng phải không ? tôi hỏi.
- Gần như thế, lại đây mà xem.
Chúng tôi đi theo Brunei. Cửa phòng khách mở hé. Chúng tôi đứng lại trên ngưỡng cửa, Roland và tôi.
Ở giữa phòng một người nằm duỗi dài, đã chết. Anh ta có một vết thương trên trán và hẳn là cũng bị thương ở ngực vì một vết máu to loang trên áo vét.
- Ai... ai đây ? Roland lúng túng.
Chính tôi trả lời:
- Alfred Rupart
Thật vậy, đây chính là ngươi đàn ông mà tôi đã nhìn thấy mấy giờ trước đi vào ngôi nhà bị tình nghi. Cái chết chưa làm biến đổi nét mặt anh ta.
Cặp mắt ta không còn lờ đò nữa. Nhưng bây giờ anh ta để đầu trần và tôi nhận thấy sọ anh ta gồ ghề với những túm tóc vàng nhạt dựng đứng.
- Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, tôi lẩm bẩm, đây là một vụ tự sát.
- Không ! Brunei kêu lên. Không ! Đây không phải là vụ tự sát, cũng không phải như các lần khác.
- Anh đã tìm khẩu súng chưa ?
- Rồi. Không có súng ! Người ta đã giết anh ta, đã giết anh ta, tôi nói vói các anh đấy. Chính hắn.
- Nhưng anh biết rõ là không một ai có thể đi ra ngoài được ! Đến lượt tôi kêu lên.
Brunei đấm hai nắm tay vào nhau.
- Hiển nhiên, không ai có thể ra được, vậy mà... vậy mà... - anh cố gắng hết sức lấy lại bình tĩnh và nói giọng dịu đi - Chúng ta không mù, không điên và chúng ta không tin vào cái hiện tượng siêu nhiên. Tóm lại, chúng ta có thể lý giải. Này nhé, tôi nghĩ là nhẽ ra chúng ta phải tới ngôi nhà cùng nhau.
- Đúng thế, tôi đồng tình.
- Được rồi. Bao nhiêu thời gian đã trôi qua giữa hai tiếng nổ và lúc chúng ta đến đây ? Mười hai đến mười lăm giây ư ?
- Ô. Nhiều nhất là mười lăm giây.
- Đấy cũng là ý kiến của tôi, Roland nói.
- Tốt. Vậy là trong nhiều nhất là mười lăm giây, hung thủ đã tìm được cách biến mất.. Và lại biến mất mà thậm chí không đi ra khỏi nhà.
Tôi không thể ghìm nổi một hành động phản đối.
- Anh không nghĩ thế đâu mà ! Anh chả vừa đi xem xét mọi nơi à ?
- Có đấy. Và tôi thề rằng hắn ta không còn ở đây.
- Thế thì còn gì nữa, tôi nói. Nếu hắn không còn ở đây có nghĩa là hắn đã đi ra trong khoảng thời gian mười lăm giây mà chúng ta phải mất để chạy đến ngôi nhà.
- Thế mà chúng ta lại không trông thấy hắn à ?
- Ồ ! Tôi không nói đến cửa ra vào và cửa sổ đâu nhé, vì chúng ta đứng trước chúng mà.
- Vậy thì thế nào ? Giải thích đi, có một đưòng ngầm dưới đất, hay đi xuyên tường ? - Một lần nữa Brunei lại cáu - Anh không nghĩ thế đâu !
- Hay hắn đi trên mái nhà ? Hắn có thể nhảy sang nhà bên cạnh.
- Anh đùa đấy à ? Một kiểu leo trèo như vậy cần Inhiều thời gian. Đừng quên là tất cả đã xong xuôi khi chúng ta đặt chân vào trong vườn.
Brunei bình tĩnh lại.
- Như vậy, đúng như tôi nói. Trong khi chúng ta chạy về phía ngôi nhà, hung thủ không còn ở đó nữa, vậy mà hắn cũng chẳng chạy ra ngoài.
Thật điên rồ. Tuy vậy cả tôi và Roland đều không phản đối.
Bởi vì dù điều đó điên rồ, không hiểu nổi, không chấp nhận được; tuy vậy nó đúng như thế.
Roland ngồi phịch xuống ghế phô tơi, tay ôm trán.
- Ở phố Greuze cũng vậy, hắn cũng không đi ra khỏi căn hộ. Hắn cũng không vào và không ra khỏi phòng của Adèle. Và ở Mans thì...
- Nhưng ở đây, hắn đã đi vào và các anh đã trông thấy hắn, tôi kêu lên, kinh ngạc vì ý nghĩ đó không đến với tôi sớm hơn.
Roland Charasse và Brunei cùng giật mình và nhìn nhau.
Và tôi cảm thấy tóc mình dựng đứng lên khi nhìn thấy sắc mặt của họ, đọc trong mắt họ và thấy trên môi họ cùng một câu hỏi mà người nọ đoán ra ý nghĩ của người kia, nhưng không ai dám nói ra cả.
Rồi Roland là người nói đầu tiên. Anh ta khó nhọc lên tiếng:
- Tóm lại, Brunei, chính anh... Chính anh đã nhìn thấy họ đi vào bởi vì...
Có vẻ như anh ta không dám nói hết.
- Bởi vì anh không nhìn thấy chúng, anh ấy - Brunei nói, anh nói thêm, rất nhanh, như trút ra một lời thú nhận - Không, tôi cũng không nhìn thấy chúng.
Im lặng kéo dài ngự trị và trong khoảng thời gian ấy, tôi cảm thấy lần đầu tiên trong đời lý trí rời bỏ tôi.
Trong chiếc ghế phô tơi, Roland Charasse bối rối, vặn vẹo đôi tay. Nhìn khuôn mặt đau khổ của anh ta, tôi cảm thấy mỗi lúc một nhăn nhúm hơn. Cặp quai hàm của anh ta xiết lại.
Brunei đứng chết lặng bên cạnh cái xác, người khom xuống, tay thọc sâu vào túi, cằm dúi vào ngực, trong tư thế suy nghĩ mà tôi quen thuộc.
Đột nhiên anh thở phì phò, đồng thời đưa tay lên mắt như một người vừa bừng tỉnh khỏi suy tư. Rồi anh cúi xuống cái xác và lục soát các túi áo của người chết.
Cử động đó làm tôi hồi tâm lại. Chậm chạp, tôi đi vòng quanh phòng khách, săm soi từng cái bàn, cái ghế. Một bàn viết nhỏ, tôi kéo tất cả các ngăn kéo ra, chúng rỗng không. Tủ đựng giấy tờ ở góc phòng cũng trống không. Trên tay ghế phô tơi có vắt chiếc áo mưa của Rupart. Bắt chước Brunei, tôi lục các túi áo, vô ích.
Cuộc săm soi của anh bạn tôi cũng chẳng đạt kết quả gì. Rút cục chỉ tìm thấy một cái khăn mùi xoa, một túi đựng thuốc lá và một vài đồng tiền lẻ.
Như Brunei đã nói, ngôi nhà được bài trí rất sơ sài. Trong phòng ăn có hai chiếc ghế tựa bọc da, một cái bàn ăn và một tủ buffet, tủ này chỉ chứa vẻn vẹn hai bộ đồ ăn. Trong phòng ngủ là một cái giường một, một cái ghế phô tơi, một cái tủ. Các cửa sổ của hai phòng này đều đóng chặt.
Chúng tôi đi sang nhà bếp, các cửa sổ nơi đây cũng đóng. Nó gồm một cái lò nấu ăn chạy bằng ga, một cái bàn ăn bằng gỗ trắng và một cái ghế đẩu. Ba cái nồi, đáy đen nhẻm treo trên tường. Một mẩu bánh mì đã khô vứt trên bàn.
Trong góc phòng là cái cửa sập mà Brunei vẫn để mở. Chúng tôi đi xuống tầng hầm và tôi thấy nó trống không như đã biết trước, ánh sáng rọi vào qua hai cửa sổ nhỏ và bạn tôi lắc cẩn thận các chấn song cửa.
Nối đuôi nhau chúng tôi lại trèo lên cái cầu thang hẹp. Từ khi xuống hầm đến giờ chúng tôi không thốt ra lời nào. Khi tôi đóng cái cửa sập lại, Brunei mới lên tiếng:
- Anh cũng đồng ý với tôi, chả có chỗ trốn, chả có ngách đi bí mật chứ ?
- Hiển nhiên là thế.
Chúng tôi dừng lại trước, cửa sổ nhà bếp, ánh mắt tôi gắn chặt vào con đường dẫn đến cái cổng đi ra con phố nhỏ, con đường tôi đã chạy qua để đi đến nhà.
Tôi nói tiếp:
- Tôi thấy có thể chấp nhận được việc cho rằng Rupart và tên lạ mặt kia đã sử dụng cùng một cách để đến đây mà không bị trông thấy, rồi tên lạ mặt cũng dùng cách ấy để biến mất.
- Phải, đúng là phải có một cách, một cách duy nhất đã là đủ lắm rồi, Brunei đồng ý và cười một cách bực bội. Nhưng là cách nào ?... Chúng ta lại phải bắt đầu lại, ank nói thêm một cách chán nản, như trong căn hộ ở phọ Grueze, như trong phòng của Adéle, như trong phòng làm việc ở Mans, và luôn nhớ những lời nói và đồng thời loại bỏ mọi giả thiết: Không phải qua cửa đi, không phải qua cửa sổ, cũng không có những lối thoát ngầm như trong các tiểu thuyết phiêu lưu.
- Nhưng liệu chúng ta có thể nghĩ ra điều gì khác ? tôi kêu lên. Trừ phi chấp nhận là người vô hình ở Wells là có thật.
- Tôi cũng chẳng nghĩ ra điều gì khác, Brunei nói, tôi không thể hình dung ra lời giải thích nào khác ngoài những cách mà chúng ta đã xem xét rồi loại bỏ; tuy vậy tôi buộc phải công nhận rằng có một cách giải thích khác.
Anh nói tiếp sau một lúc im lặng:
- Anh có nhận thấy sự giống nhau nào giữa vụ giết người cuối cùng này với vụ giết hại Adèle tội nghiệp không ? Các điều kiện gần như giống nhau hoàn toàn. Hãy nhớ lại các sự kiện nhé.
Viên thanh tra đi vào trong phòng. Căn phòng trống không. Một cảnh sát đứng canh ở cửa đi, những người hàng xóm nhìn vào cửa sổ. Không có gì xảy ra cả. Không một ai đi vào, không một ai đi ra. Vậy mà khi chúng ta đi lên căn phòng ấy vào một giờ sau, chúng ta lại thấy thi thể của Adèle ở đó.
Có phải là cũng giống như ở đây không ?
Tôi đi xem xét ngôi nhà, nó trống không. Chúng ta canh gác các lối ra vào. Chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Không một ai đi vào, không một ai đi ra. Rồi có hai tiếng súng, chúng ta lao đến và thấy một xác chết.
- Thật vậy, tôi nói, vụ này hoàn toàn giống vụ kia.
Anh đưa bàn tay lên thái dương.
- Tuy vậy không. . không, không hoàn toàn như nhau. A ! cái đầu tội nghiệp của ta ! Nghĩ đi, cứ nghĩ là tôi vẫn chưa biết được, vẫn chưa làm được... Tôi muốn ở một mình !
Sau câu nói không mấy đáng mến đó, anh quay lưng lại và đi ra. Tôi đi theo anh.
Roland vẫn chưa rời chiếc ghế phô tơi. Trông anh ta như bị tê liệt. Mặt anh ta gần gục xuống đầu gối.
Tôi chợt nhớ lại toan tính đầu độc mà bạn tôi là nạn nhân. Nếu hung thủ muốn giết Roland, nếu anh chàng bất hạnh đó bị ghi tên vào sổ nạn nhân,
thì liệu có sức mạnh nào trên đời có thể ngăn cản tên tội phạm hành động ? Còn cháu bé Janine và bà mẹ khốn khổ của Marcel Vigneray có phải là được tên khốn nạn gia ân ?
Nghe tiếng chân chúng tôi đi vào, anh bạn của chúng tôi ngẩng đầu lên. Ánh mắt anh nhìn chúng tôi dò hỏi:
- Chả có gì cả, tẩt nhiên là thế, Brunei nói.
Theo bản năng, tôi đưa mắt về phía xác chết.
Ít nhất là lần này, thiệt hại cũng không lớn quá. Nhưng tại sao hắn ta lại giết tên kia ?
- Một kẻ tòng phạm biết quá nhiều, có thể thế. Hoặc là tranh cãi về phần chia lợi nhuận, Brunei trả lời.
Roland Charasse đứng bật dậy một cách đột ngột, ánh sáng loé lên trong mắt anh ta. Sau khi do dự một giây, anh ta nói khẽ.
- Tóm lại chúng ta không có một bằng chứng nào rằng người đàn ông không...
Anh ta không cần nói hết câu. Tôi nhìn Brunei sửng sốt. Chúng tôi không có điều gì chắc chắn để tin rằng Alfred Rupart không phải là kẻ sát hại vợ chồng Vigneray và anh hầu của họ.
Cái chết của người này cũng không loại trừ được khả năng hắn là kẻ tội phạm mà chúng tôi đang truy lùng. Tên tội phạm này không phải là người không bao giờ nhầm lẫn. Kẻ lạ mặt chỉ là tên đồng loã, tên này đã giết ông chủ.
- Trong mọi trường hợp, tôi bắt đầu, tên kia có trong tay cũng những phương tiện ấy, bởỉ vì...
Nhưng tôi ngừng lời khi nghĩ đến mối nguy hiểm có thể đe doạ anh bạn bất hạnh của chúng tôi.
- Cũng chẳng có được điều gì chứng tỏ rằng tất cả các án mạng đều do một hung thủ gây ra, Brunei nói việc dùng cùng một khẩu súng ư ? Liệu đã đủ chưa ?
Anh cúi xuống xác chết, ngắm nhìn gương mặt xương xẩu, cặp mắt nhăn nheo, cái đầu gồ ghề. Và tôi hiểu qua cái bĩu môi thoáng thấy trên đôi môi anh rằng anh không thể tin đây thực sự là gã địch thủ siêu phàm mà anh đã hình dung ra. Kẻ giết người mà các phương sách của hắn thách thức lý trí của chúng tôi lại chịu thua với chính các vũ khí của hắn sao ?
Không ! Một ngàn lần không ! Là kẻ tòng phạm vụng về, rõ ràng là Rupart đã phải trả giá cho sự vụng về của hắn, bằng chính mạng sống của mình... Và kẻ lạ mặt kia vẫn được tự do, chiến thắng, có thể lại sẵn sàng ghi thêm một tội ác mới vào bản danh sách đã quá dài những thành công của hắn.
Đêm đã khuya khi chúng tôi rời ngôi nhà có ba cổng. Trong chiếc taxi đưa chúng tôi về Paris chúng tôi chỉ trao đổi không quá mười câu. Chúng tôi mệt nhoài vì từ gần hai tiếng đồng hồ trở lại đây chúng tôi liên tục phải trả lời các thanh tra và các nhà chức trách.
Hiển nhiên là tuyên bố của các bác sĩ xác định vĩnh viễn đây là vụ giết người, cách giải thích về sự biến mất của khẩu súng lục của chúng tôi đã được chấp nhận. Và giống như các đồng nghiệp của họ ở thủ đô thường làm, các nhà điều tra đã viết:
“Thật không thể tưởng tượng nổi ! Vì cuối cùng một mặt, có một xác chết, một người bị giết, vậy mà, mặt khác không thể công nhận là tồn tại một kẻ giết người. Mọi tội ác đã xảy ra mà không một ai đã có thể gây ra nó”
Một cuộc khám xét kỹ lưỡng lần nữa ngôi nhà cũng không đem lại kết quả gì. Cũng hoàn toàn vô ích khi chúng tôi tìm kiếm các dấu vết ở trong vườn. Các lối đi rải sỏi chẳng có một vết chân nào. Những người hàng xóm và những người bán hàng khi được hỏi về Alfred Rupart đã xác nhận lời nói mà bà già đã nói với Brunei. Người đàn ông đến nghỉ cuối tuần ở Ville d'Avray. Rõ ràng là anh ta đem đồ dùng từ Paris đến vì anh ta chẳng mua bán gì ở đây cả và không một ai nhớ là đã nghe thấy anh ta nói hay chưa.
Các bác sĩ pháp y sẽ giải phẫu tử thi vào sáng hôm sau và hai viên đạn sẽ được gửi đến cho các chuyên gia. Nhưng chẳng phải đã hiển nhiên rằng các viên đạn đó đã được bắn ra từ cùng một khẩu súng và đã ba lần gây ra cái chết đó sao ?
Brunei và Roland ngồi phía sau taxi. Tôi ngồi trước mặt họ trên một cái ghế phụ.
Chúng tôi không bật đèn trần và bóng tối tràn vào trong xe đến nỗi tôi không phân biệt được bóng dáng của các bạn tôi nữa. Vào địa phận Paris, ánh sáng trên phố rọi vào chúng tôi.
Người cúi về phía trước, hai cánh tay đong đưa, Roland Charasse nhìn chằm chằm xuống sàn xe, cặp mắt biểu lộ nỗi hốt hoảng khôn tả. Những tiếng rên rỉ đôi lúc phát ra và quai hàm anh ta run rẩy. Nhìn cái miệng hơi biến dạng của anh ta, tôi hiểu rằng anh ta đã để lưỡi vào giữa hai hàm răng để chúng khỏi run lên lập cập.
Brunei ngược lại ngồi rất thẳng, lưng hơi tựa vào thành xe. Hai tay anh đặt ngay ngắn trên đùi. Hai đầu gốỉ hơi dạng ra, hai bàn chân để ngang hàng. Anh làm tôi nhớ lại những người muốn thôi miên để tứ chi của họ đối xứng nhau. Ánh mắt, hay nói chính xác hơn vẻ trống vắng của ánh mắt càng làm tăng vẻ giống nhau giữa anh và kẻ muốn thôi miên ấy. Rõ ràng là anh bạn tôi không còn nhìn thấy mọi vật và mọi người xung quanh. Cặp mắt anh, đã đánh mất mọi sự biểu thị và ánh lấp lánh làm tôi có cảm giác cái nhìn đã quay ngược vào trong.
Và vẻ đối nghịch giữa hai người bạn càng làm rõ nét thêm thái độ trái ngược của họ. Chuyến công du mạo hiểm của chúng tôi làm Roland Charasse thấy sợ còn Brunei chỉ thấy điều bí ẩn.
Những người bán báo rao bán số báo cuối cùng trong ngày. Tôi dừng xe lại và gọi họ tới.
Trên tất cả các trang báo, một dòng chữ lớn chạy dài:
Bà Simone Vigneray đã chết.

Chương trước Chương sau