Kẻ phụng sự thầm lặng - Chương 07

Kẻ phụng sự thầm lặng - Chương 07

Sân Bay Heathrow, Luân Đôn

Ngày đăng
Tổng cộng 64 hồi
Đánh giá 8.8/10 với 63324 lượt xem

Gabriel đã dành phần lớn cuộc đời để chạy trốn cảnh sát và lực lượng an ninh châu Âu. Vì thế anh rất do dự khi nhận lời gặp MI5 ở sân bay Heathrow buổi chiều hôm sau. Anh đã nhận ra đội tiếp tân ba người khi vào sảnh đón khách. Không có gì khó khăn cả, họ đều mặc áo mưa, một người đang cầm ảnh của Gabriel. Anh đã được hướng dẫn để cho người của MI5 tiếp cận, do đó anh đến buồng thông tin và mất vài phút giả vờ dò tìm danh sách khách sạn ở Luân Đôn. Cuối cùng, vì nóng lòng muốn nói lên những gì mình biết trước khi bọn khủng bố tấn công, anh bước qua tự giới thiệu mình. Người sĩ quan cầm tấm hình anh trên tay ôm anh và dẫn anh ra ngoài đến một chiếc Jaguar đang chờ sẵn. Gabriel mỉm cười. Anh luôn ghen tị với mật vụ Tình báo Anh quốc và những chiếc xe của họ.
Cửa sổ sau trượt xuống vài phân và một bàn tay dài hộ pháp ra hiệu cho anh. Bàn tay này là của Graham Seymour, Phó Tổng giám đốc lâu đời và được trọng vọng của MI5. Ông đã ở tuổi ngũ tuần, gừng càng già càng cay. Bộ veston sọc xoáy hiệu Savile Row mang đến cho ông vẻ lịch lãm, tóc vàng giống như một bức tượng khiến ông có vẻ ngoài như một nam người mẫu mà người ta thường thấy trong những quảng cáo nữ trang đắt tiền. Khi Gabriel bước vào xe, Seymour đã im lặng dò xét anh một chút bằng đôi mắt màu đá granit. Ông có vẻ không được hài lòng, nhưng những người ở vị thế của ông rồi cũng sẽ hài lòng với Gabriel. Hà Lan, Pháp, Đức và Tây Ban Nha đều có khá nhiều phần tử Hồi giáo cấp tiến nhưng đối với giới tình báo chuyên nghiệp, ít có sự bất đồng ý kiến về việc nước nào là trung tâm của Hồi giáo quá khích châu âu. Chỉ có một đất nứơc mà Graham Seymour thề sẽ bảo vệ. đó là Anh quốc.
Gabriel biết rằng cuộc khủng hoảng hiện nay ở Anh đã diễn ra nhiều năm và bình diện chung là do tự họ gây ra. Trong vòng hai thập niên qua, bắt đầu từ những năm 1980 và tiếp tục ngay cả sau vụ tấn công 11/9, chíng quyền Anh, cả đảng lao động và đảng bảo thủ đã mở toang cửa cho những chiến binh tàn bạo nhất của thế giới. Được đào tạo từ những đất nước như Ai Cập, Arập Xêut, Gioocđan và Xyri, họ đã đến Luân Đôn, nơi họ được hưởng tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tổ chức, lên kế hoạch và quyên góp tiền bạc. Kết quả là, nước Anh, vùng đất của John Lock, William Shakespeare và Winston Churhill, đã vô tình tự biến mình thành lò nuôi dưỡng tư tưởng bạo lực – thứ tư tưởng đang tìm cách phá hoại mọi thứ mà xứ sở này đã dày công bảo vệ trong quá khứ. Các cơ quan an ninh và Tình báo Anh, khi đối diện với một cơn bão đang đến, đã đáp lại bằng cách chonj con đường thích nghi thay vì chống đối. Sự quá khích được chịu đựng quá lâu nay đã hướng ra ngoài, đến những nhà nước Arập lâu đời, Mỹ và tất nhiên là Israel. Thất bại của chính sách xoa dịu này đã thể hiện cho thế giới thấy bằng vụ ngày 7 thang1 7 năm 2005, khi ba quả bom nổ bên trong tàu điện ngầm Luân Đôn và quả bom thứ tư làm nổ tung chiếc xe buýt thành phố Luân Đôn thành từng mảnh trên quảng trường Tavistock: 52 người đã thiệt mạng và 7 người bị thương. Những kẻ thực hiện vụ tắm máu này không phải là những tên Hồi giáo nghèo từ nước ngoài mà là những chàng trai Anh quốc thuộc tầng lớp trung lưu. Tất cả bằng chứng đều cho thấy đó chỉ là mở đầu. Các cơ quan an ninh của Hoàng gia đã ước tính con số những tên khủng bố đang ẩn nấp ở Anh vào khoảng 16.000, và 3.000 tên trong số đó thực sự đã được đào tạo trong trại của al-Qeada. Một nguồn tin tình báo gần đây cho thấy al-Qeada đã bỏ qua Mỹ và Israel để biến nước Anh trở thành mục tiêu hàng đầu của chúng.
Seymour nói. “Thật nực cười nhưng khi chúng tôi kiểm tra lịch trình chuyến bay từ Amsterrdam thì chẳng thấy ai có tên là Gabriel Allon”.
“Rõ ràng là ông đã không xem xét kỹ”.
Người đàn ông của MI5 chìa tay ra.
“Chúng ta đừng để ý điều này, Graham. Không phải chúng ta có nhiều vấn đè quan trong hơn cái tên trên hộ chiếu của tôi sao?”.
“đưa cho tôi xem nào”.
Gabriel chìa hộ chiếu và nhìn ra cửa sổ tập trung vào lưu lượng giao thông đang bận rộn trên đường A4. Lúc đó là 3 giờ 30 chiều và trời đã tối. Anh nghĩ, thảo nào dân Arập muốn thay đổi khi họ chuyển đến đây sống. Có lẽ chính sự nghèo khó đã đẩy họ đến chỗ thánh chiến và khủng bố.
Graham Seymour mở hộ chiếu xem và đọc lại những chi tiết bên trong. “Heinrich Kiever. Nơi sinh. Berlin”. Ông nhìn lên Gabriel. “Đông hay Tây?”.
“Herr Kiever nhất định là người Tây Đức”.
“Chúng ta có một thoả thuận, Allon”.
“Vâng, tôi biết”.
“Thoả thuận rằng nếu chúng tôi tha thứ cho nhiều tội lỗi của anh để đổi lại một cam kết đơn giản ở phía anh – rằng anh sẽ báo cho chúng tôi khi đến đất nước này không thực hiện những chiến dịch trên đất nước chúng tôi mà không được phép và hợp tác trước đó”.
“Tôi đang ngồi ở phía sau chiếc limousine của MI5. Thế ông cần thêm sự hợp tác thông báo cỡ nào nữa?”.
“Thế còn hộ chiếu?”.
“Cũng đẹp phải không nào?”.
“Người đức có biết anh đang lạm dụng giấy tờ công vụ của họ không?”.
“Chúng tôi cũng lạm dụng giấy tờ của đất nước ông nữa đấy, Graham. Đó là việc bình thường”.
“Chúng tôi không làm chuyện đó. SIS đã chỉ định phải đi công vụ bằng hộ chiếu của Anh hay của Khối thịnh vượng chung”.
“Họ thật là trung thực. Nhưng đi khắp thế giới bằng hộ chiếu Anh thì dễ hơn là hộ chiếu Israel rồi. Cũng an toàn hơn nữa. Hãy thử đi Xyri lvà Libăng bằng hộ chiếu Israel xem. Đó là một trải nghiệm mà ông sẽ không bao giờ quên”.
“Đúng là bom dẫn đường”. Seymour trao hộ chiếu lại cho Gabriel. “Thế anh đang làm gì ở Amsterrdam?”.
“Việc riêng ấy mà”.
“Xin nói rõ nào”.
“Tôi e là không thể”.
“Thế người Hà Lan có biết anh đang có mặt ở đó không?”.
“Không rõ”.
“Tôi cho là không”.
“Tôi lúc nào cũng nghe nói ông là người giỏi đấy, Graham”.
Seymour cau mày mệt mỏi, dấu hiệu cho thấy ông đã sẵn sàng khẩu chiến. Cách đón tiếp không hiếu khách của ông ta gây cho Gabriel chút ngạc nhiên. Mật vụ anh không quan tâm nhiều đến Văn phòng, họ là người Arập nếu tính về cách giáo dục, là bài trừ Do Thái từ trong trứng nứơc và vẫn có ác cảm đối với người Do Thái vì đã đuổi đế quốc này ra khỏi Palestine.
“Anh có gì cho tôi nào, Gabriel?”.
“Tôi cho là một phần tử al-Qeada có thể dã vào Anh trong vòng 48 tiếng qua với ý định thực hiện một cuộc tấn công lớn”.
“Chỉ một phần tử thôi sao?”, Seymour nói chua cay. “Tôi tin chắc là hắn sẽ cảm thấy thoải mái như ở nhà”.
“Tệ thế sao, Graham?”
Seymuor gật đầu. “Theo tính toán mới nhất, chúng tôi đang theo dõi hơn hai trăm mạng lưới và tổ chức độc lập của những tên khủng bố đã biết. Một nửa số thanh niên Hồi giáo ở đây bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Osama Bin Laden và chúng tôi ước tính hơn một trăm ngàn người ủng hộ cuộc tấn công vào hệ thống giao thông ở Luân Đôn. Điều đó có nghĩa chúng có một lượng lớn phần tử tiềm năng sẽ được tuyển mộ trong tương lai. Do đó hãy tha lỗi cho tôi nếu không gióng lên hồi chuông báo động vì một phần tử Hồi giáo cuồng tín khác đã quyết định thâm nhập lãnh thổ chúng tôi”.
“Có lẽ đó không phải chỉ là một phần tử tầm thường nữa đâu, Graham. Có lẽ bọ chúng là chuyên nghiệp đó”.
“Chúng đều là chuyên nghiệp hết”. Seymuor nói. “Anh nói anh nghĩ rằng chúng ở đây. Điều đó có nghĩa anh cũng không chắc lắm?”.
“Tôi e là vậy”.
“Vậy thì để tôi nói cho anh hiểu đúng. Tôi được biết có 16.000 tên khủng bố Hồi giáo đang cư ngụ ở đất nước tôi, vậy tôi sẽ dốc sức người sức của vào việc tìm kiếm một phần tử mà anh cho là có thể có mặt ở nước Anh sao?”.
Được đáp lại bằng sự im lặng, Graham Seymuor trả lời câu hỏi của chính mình. “Nếu đó là người khác, không phải anh, tôi sẽ cho qua và để cho hắn đi. Nhưng anh có hồ sơ gì đấy phải không nào? Điều gì làm anh nghĩ là chúng có thể có mặt ở đây?”.
Gabriel trao cho ông một phong bì chứa những tấm ảnh.
“Anh chỉ có ngần này thôi sao? Một số hình ảnh ghi lại ngày nghỉ của Ahmed ở Luân Đôn? Không có vé xe lửa? Không có biên lai thuê xe? Không có trích dẫn email? Không có kết quả theo dõi bằng hình ảnh hay âm thanh?”.
“Chúng đã đến đây với nhiệm vụ quan sát cách đây bốn tháng. Tên hắn không phải là Ahmed mà là Samir”.
“Samir gì?”.
“Samir al Masri, địa chỉ Hundsonstraat 37, khu Oud West, Amsterrdam”.
Seymour nhìn tấm ảnh Samir đang đứng trước toà nhà Quốc hội. “Hắn còn mang quốc tịch Hà Lan phải không?”.
“Ai Cập, theo như thôi biết”.
“Theo như anh biết? Thế còn những thành viên khác trong tổ chức ma quỷ đó? Anh có cái tên nào không?”.
Gabriel trao cho ông một mảnh giấy có những cái tên khác mà Ibrahim Fawaz đã đưa cho anh khi ở Amsterrdam.
“Anh chắc hắn là người Ai Cập chứ?”.
“Đó chính là lá cờ hắn đang vẫy ở Amsterdam. Sao thế?”.
“Vì chúng tôi gần đây đã thu được một số thông tin truyền miệng từ số những người bạn Ai Cập cấp tiến hơn”.
“Thông tin truyền miệng nào?”
“Làm nổ tung các toà nhà, phá huỷ những cây cầu và máy bay, giết vài ngàn người đi xe điện ngầm – anh biết đấy, đó là những chuyện người ta hay nói khi ăn bánh uống trà”.
“Thế nguồn tin từ đâu đến?”.
Seymuor ngập ngừng rồi nói. “Finsbury Park”.
“Tất nhiên rồi”.
Có lẽ không có biểu tượng nào phù hợp cho tình hình khó khăn hiện nay ở Anh hơn là nhà thờ Hồi giáo trung tâm ở Bắc Luân Đôn, còn được gọi là nhà thờ Hồi giáo Finsbury Park. Được xây dựng năm 1990 với sự tài trợ của quốc vương Arập Xêut, đây là một trong những nhà thờ Hồi giáo bạo động nhất châu Âu. Richard Reid, kẻ đánh bom bằng giày khét tiếng, đã bước qua cửa nhà thờ; Zacarias Moussaoui, còn gọi là tên không tặc thế kỷ XX và Ahmed Ressam, kẻ khủng bố người Algeri bị bắt ngay trước thời điểm thiên niên kỉ vì đã âm mưu đánh bom sân bay quốc tế Ló Angeles. Cảnh sát Anh đã tấn công nhà thờ Hồi giáo này tháng 1 năm 2003, bên trong họ đã phát hiện những vật dụng quan trọng như hộ chiếu giả, quần áo chống vũ khí hoá học và súng gây mê. Cuối cùng, vụ này được chuyển sang ban lãnh đạo mới. Sau đó người ta tiết lộ là một thành viên trong ban uỷ nhiệm mới là một cựu lãnh đạo khủng bố Hamas từ khu Bờ Tây đến. Khi tên cựu khủng bố bảo đảm với chính quyền Anh là hắn đã trở thành một người yêu hoà bình, hắn được phép ở lại.
“Anh có nghĩ Samir là lãnh đạo của nhóm không?”.
“Đó là những gì nguồn tin của tôi cho biết”.
“Thế nguồn tin của anh bao giờ chính xác chưa?”.
“Anh nhớ âm mưu bắn hạ chiếc máy bay của ElAl tại sân bay Schiphol năm ngoái chứ?”.
“Vụ mà người Hà Lan đã phá phải không?”
“Người Hà Lan không phá vụ đó, Graham. Chính chúng tôi phá vụ đó với sự giúp đỡ của nguồn tin tương tự”.
Seymuor nhìn xuống các bức ảnh. “Không có nhiều manh mối để theo dõi nhưng tôi e là nó phù hợp với mô hình của một cảnh tấn công lớn mà chúng tôi dã tạo dựng”.
“Cảnh tấn công nào?”
“Một phần tử hoạt động ở nước ngoài, làm việc với những phần tử theo dõi và hỗ trợ nằm bên trong cộng đồng địa phương ở đây. Các thành viên trong nhóm tập luyện và chuẩn bị ở một nơi mà chúng tôi không theo dõi được, sau đó sẽ đổ bộ lên bờ biển vào phút cuối cùng, do đó chúng tôi không có thời gian để phát hiện và ngăn chặn kế hoạch của chúng. Hiển nhiên là cần phải có một kế hoạch phức tạp và tổ chức chuyên sâu thì mới laoị bỏ được chúng”. Ông cầm những tấm ảnh. “Tôi giữ những tấm ảnh này được không?.
“Chúng là của ông đấy”.
“Tôi sẽ nhờ bên nhập cảnh kiểm tra những cái tên này để xem những chàng trai của anh đã vào đất nước này hay chưa, rồi tôi sẽ đưa bản sao những hình ảnh này sang đồng nghiệp ở Phòng Chống khủng bố Sở cảnh sát Anh. Nếu cảnh sát thành phố thấy mối đe dọa này lớn, họ có thể cắt cử thêm vài người ở những nơi Al Masri đã đến thăm”.
“Thế còn việc nâng mức báo động chung?”, Gabriel hỏi. “Và cả việc tăng cường theo dõi những phần tử Ai Cập cấp tiến ở Finsbury Park thì sao?”.
“Chúng tôi không giống những đồng nghiệp người Mỹ. Chúng tôi không thích nâng kim đồng hồ đo mức độ nguy hiểm mỗi khi lo lắng. Chúng tôi thấy điều đó chỉ làm cho công chúng thêm hoài nghi mà thôi. Còn về những người Ai Cập địa phương, chúng tôi cũng đang theo dõi họ chặt chẽ lắm”.
“Tôi hy vọng là thế”.
“Anh định ở lại Luân Đôn bao lâu?”.
“Chỉ tối nay thôi”.
Seymour trao cho anh danh thiếp, nó không có gì ngoài số điện thoại. “Đây là số điện thoại di động của tôi, hãy gọi cho tôi nếu anh có thông tin gì thêm ở Amsterdam. Tôi có thể cho anh xuống ở khách sạn chứ?”.
“Không, cám ơn, Graham”.
“Thế còn căn hộ an toàn của anh thì sao?”.
“Đại sứ quán chúng tôi sẽ lo ổn thôi. Tôi sẽ nói chuyện với trưởng chi nhánh địa phương của chúng tôi và trưởng ban an ninh Đại sứ quán để bảo đảm chúng tôi có biện pháp phù hợp”.
“Hãy gửi lời cảm ơn của tôi đến trưởng chi nhánh của anh. Bảo anh ấy hãy cư xử cho đúng mực”.
“Ông có ý định theo dõi tôi sau khi tôi rời Đại sứ quán chăng?”.
“Tôi không dư người, nếu không tôi sẽ làm thế”.
Tất nhiên đó là lời nói dối. Danh dự của những điệp viên tình báo cũng chỉ đến thế mà thôi.
Cuộc gặp của Gabriel tại Đại sứ quán lâu hơn dự định. Trưởng ban an ninh đã biến cuộc thảo luận 5 phút thành một cuộc thẩm vấn một tiếng đồng hồ, trong khi trưởng chi nhánh của Văn phòng đã có một cuộc gọi riêng như một dịp cố gắng gây ấn tượng cho anh ta cho rằng có một ngày vị này sẽ làm sếp anh ta. Công việc hoàn thành lúc 6 giờ.
Lúc 10 giờ, anh bước vào căn hộ an toàn của Văn phòng trên đường Bayswater nhìn xuống khu Hyde Park. Anh để túi xách ở lối đi vào và nhanh chóng nắm bắt xung quanh. Căn hộ được bày trí đơn giản, như hầu hết những căn hộ an toàn và hơi lớn theo tiêu chuẩn của Luân Đôn. Bộ phận quản gia đã để thức ăn trong tủ lạnh và một khẩu Beretta 9mm trong tủ bếp, cùng với một ổ đạn dự phòng và hai hộp đạn.
Gabriel nạp đạn cho khẩu súng rồi mang theo vào phòng ngủ. Đã ba ngày nay anh thiếu ngủ và anh đã phải dùng hết kinh nghiệm luyện tập cũng như sức tập trung để trải qua buổi ăn tối với ngài đại sứ mà không ngủ gục trên giỏ đựng rượu của ông ta. Anh thay đồ nhanh chóng và leo lên giường, mở tivi, vặn âm thanh nhỏ lại nhưng muốn chắc chắn là nếu có vụ tấn công trong đêm, anh cũng sẽ được các bản tin đánh thức. Anh tự hỏi cảnh sát thành phố có hành động gì dựa vào thông tin anh mang từ Amsterdam đến hay chưa. Hai trăm mạng lưới khủng bố, 16.000 tên khủng bố đã biết, 30.000 tên được huấn luyện qua các trại của al-Qeada. MI5 và cảnh sát có nhiều thứ để lo lắng hơn là 5 chàng thanh niên từ Amsterdam đến. Anh đã cảm thấy một điều gì đó qua cách cư xử của Graham chiều hôm đó, sự rút lui trong bối cảnh Luân Đôn bị tấn công chỉ còn là vấn đề thời gian.
Gabriel đang với tay mở đèn thì anh chú ý tập hồ sơ pháp luật màu vàng của Samir thò ra từ bên hông chiếc túi du lịch của mình. Anh nghĩ có lẽ không có gì trong đó, nhưng chính anh biết mình không thể ngủ nếu như không làm rõ điều này. Anh thấy một cây bút chì ở ngăn trên cùng của chiếc bàn cạnh giường ngủ rồi mất mười phút cạo xoá nhẹ trên bề mặt tập hồ sơ. Những bí mật của Samir dần dần hiện ra dưới mắt anh. Những cây thông trên đỉnh núi, những đụn cát trên sa mạc, một ổ nhện có đường đan chéo. Samir al Marsi, một phần tử thánh chiến Hồi giáo và một kẻ luộm thuộm độc thân, và là một người viết chữ vô cùng cẩu thả.

Chương trước Chương sau