Hẹn với tử thần - Chương 14
Hẹn với tử thần
Chương 14
Ngày đăng 16-12-2015
Tổng cộng 31 hồi
Đánh giá 8.2/10 với 31980 lượt xem
Người đàn ông Pháp, sải những bước đi nhanh nhưng không vội vã tiến vào phòng. Bắt tay đại tá Carbury nhưng ông ta đưa mắt nhìn Poirot vẻ dò hỏi.
Đại tá Carbury giới thiệu:
- Đây là ông Hercule Poirot. Đang làm việc với tôi. Tôi đang nói với ông ấy về việc xảy ra ở Petra.
- À, vâng ? – đôi mắt tinh nhanh của tiến sĩ Gerard nhìn Poirot từ đầu tới chân. – Ông cũng quan tâm sao ?
Hercule Poirot rút tay lại.
- trời, con người không bao giờ ngừng quan tâm tới vấn đề của ngừơi khác.
- Chính xác, - Gerard nói.
- Ông uống gì chứ ? đại tá Carbury hỏi.
Ông rót ra một cốc rượu whisky pha với sô đa và đặt nó cạnh khủy tay tiến sĩ Gerard. Ông nhấc chiếc bình cổ thon lên ý dò hỏi, nhưng Poirot lắc đầu. Đại tá Carbury lại đặt chiếc bình xuống và kéo chiếc ghế của mình lại gần hơn nữa.
- Nào,- ông nói. – Chúng ta bắt đầu từ đâu đây ?
- Tôi cho là, - Poirot nói với tiền sĩ Gerard, - đại tá Carbury chưa được thỏa mãn lắm đâu.
Tiến sĩ Gerard làm một điệu bộ diễn cảm.
- Và đó là lỗi của tôi, - tiến sĩ Gerard nói – mà có thể là do tôi nhầm. Xin hãy nhớ điều này, đại tá Carbury ạ, tôi cũng có thể nhầm lẫn đấy.
Đại tá Carbury lẩm bẩm :
- Hãy dẫn chứng những lập luận của ông cho Poirot nghe đi, - ông nói.
- Tiến sĩ Gerard bắt đầu bằng việc tóm tắt những sự kiện xảy ra trước chuyến đi tới Petra. Ông đưa ra những phác thảo tóm tắt từng thành viên trong gia đình nhà Boynton mà mô tả trạng thái căng thẳng mà họ đã phải chịu đựng.
Poirot lắng nghe vẻ thú vị.
Sau đó, tiến sĩ Gerard nói đến những sự việc xảy ra vào ngày đầu tiên họ ở Petra, lể lại việc ông đã phải quay trở lại khu trại như thế nào.
- Tôi phải quay trở về lều vì bị sốt rét dữ dội, loại tai biến não, ông giải thích. Vì thế nên tôi định tự tiêm ký ninh vào tĩnh mạch. Đó là phương pháp thông thường nhất.
Poirot gật đầu tán thành.
- Cơn sốt hành hạ tôi dữ dội. Phải cố gắng lắm tôi mới lết vào được trong lều. Lúc đầu, tôi thậm chí còn chẳng thể nào tìm nổi túi thuốc của mình để đâu nữa, có ai đó đã lấy nó và đặt ở một nơi khác. Sau đó, thì tôi cũng tìm thấy túi thuốc nhưng lại không thấy ống tiêm đâu cả. Tôi phải tìm nó một lúc, cuối cùng chịu, đành phải uống một liều cao ký ninh rồi ngã vật ra giường.
Tiến sĩ Gerard dừng lại một chút, rồi nói tiếp :
- Cho đến tận lúc mặt trời lặn cũng không ai biết là bà Boynton đã chết. Bà ta ngồi dựa lưng vào ghế nên xác vẫn ở nguyên tư thế ngồi mọi khi, vậy nên không một ai phát hiện ra điều gì bất thường, chỉ cho đến lúc một người hầu đến mời bà ấy đi ăn tối vào lúc 6h30.
Ông mô tả rất chi tiết vị trí của cái hang và khoảng cách của nó tới lều lớn.
- Cô King, là một bác sĩ chuyên môn đã khám nghiệm tử thi. Cô ấy không làm phiền tôi vì biết tôi đang lên cơn sốt. thực sự ra thì cũng chẳng thể làm gì được nữa vì bà Boynton đã chết. Chết trước đó một lúc rồi.
Poirot lẩm bẩm :
- Chính xác là bao lâu ?
Tiến sĩ gerard chậm rãi nói :
- Tôi cho là cô King đã không mấy chú ý tới chi tiết này. Tôi đoán chừng, cô ấy không cho chuyện này là quan trọng.
- Thì ít nhất cũng phải có ai đó biết chính xác khi nào bà ta vẫn còn sống chứ ? - Poirot hỏi.
Đại tá Carbury hắng giọng và xem xét một tài liệu có vẻ quan trọng.
- Bà Westholme và cô Pierce có nói đến bà Boynton vào khoảng sau bốn giờ chiều. Lennox Boynton nói chuyện với mẹ mình lúc 4h 30. Khoảng năm phút sau đó thì bà Lennox Boynton nói chuyện rất lâu với bà Boynton. Carol Boynton cũng có nói chuyện với mẹ mình, nhưng vào lúc nào thì cô ấy không nói chính xác được những cuộc nói chuyện này, căn cứ theo lời khai của các nhân chuứng khác thì diễn ra vào khoảng 5h 10.
- -Ông Jefferson Cope, người Mỹ, một người bạn của gia đình Boynton đã thấy bà Boynton đang ngủ khi ông ta đi dạo quay trở về lều cùng với quý bà Westholme và cô Pierce. Ông ta không nói chuyện với bà Boynton. Lúc đó là khoảng 6h kém 20. Raymond Boynton, cậu con thứ 2 của bà ta, có vẻ như là người cuối cùng nhìn thấy bà ta lúc còn sống. Khi đi dạo về, anh ta có đến gặp và nói chuyện với mẹ mình vào lúc 6h kém 10. Người ta phát hiện ra xác bà ta lúc 6h 30, khi một ngưòi hầu đi tới để báo rằng bữa tối đã sẵn sàng.
- Có ai tới gần bà ta trong khoảng thời gian từ lúc ông Raymond Boynton nói chuyện vói bà ta tới lúc 6h 30 không ? – Poirot hỏi.
- Theo tôi hiểu thì không ?
- Nhưng có thể có ai đó đã tới gần bà ta thì sao ?- Poirot vẫn khăng khăng.
- Tôi không cho là như vậy. Trong khoảng gần 6h tới 6h30, những người phục vụ đi lại suốt, mọi người ra vào lều liên tục. Không một người nào nhìn thấy có ai đó tới gần bà ta cả.
- Thế thì Raymond Boynton chắc chắn là người cuối cùng nhìn thấy mẹ anh ta còn sống? – Poirot nói.
Tiến sĩ Gerard và đại tá Carbury đưa mắt nhìn nhau.
Đại tá Carbury gõ gõ ngón tay trên bàn.
- Chúng ta sẽ bắt đầu xem xét vụ án này từ đây, - ông nói. - Tiếp tục đi Gerard. Bây giờ mới là phần của anh đấy.
Tiến sĩ Gerard nói:
- Như tôi vừa nói lúc nãy, khi cô Sarah Kinh khám cho bà Boynton, cô ta thấy không cần thiết phải xác định thời gian cụ thể lúc bà Boynton chết. Cô ấy chỉ đơn giản nói là bà Boynton đã chết “được một lúc” nhưng rồi vào ngày hôm sau, vì những lý do cá nhân, tôi đã cố gắng khoanh hẹp phạm vi lại và có vô tình nói rằng Raymond là người cuối cùng nhìn thấy mẹ anh ta còn sống khoảng trước sáu giờ một chút. Tôi hết sức lấy làm ngạc nhiên khi cô Sarah Kinh nói thẳng chuyện đó là không thể … rằng, vào lúc đó bà Boynton chắc chắn đã chết rồi.
Poirot nhướn lông mày lên dò hỏi.
- Kỳ cục, thật là kỳ cục. Thế ông raymond Boynton nói gì về việc này?
Đại tá Carbury đột ngột nói chen vào.
- Anh ta thề là mẹ anh ta còn sống. Anh ta đã đến gần bà ta và nói : « Con về rồi đây. Con hy vọng là mẹ đã có một buổi chiều tuyệt đẹp phải không ? » Hay đại loại là anh ta nói như vậy. Anh ta còn nói là mẹ anh ta còn lẩm bẩm « rất khoẻ », và sau đó thì anh ta về lều của mình.
Poirot chau mày khó hiểu.
- Lỳ lạ, - Ông nói - Kỳ lạ thật. Hãy cho tôi biết có phải lúc đó trời chạng vạng tối không ?
- Mặt trời vừa mới lặn.
- Kỳ lạ, Poirot lại thốt lên. - Thế còn ngài, thưa tiến sĩ Gerard ông khám nghiệm tử thi vào lúc nào ?
- Mãi cho tới ngày hôm sau. Chính xác là vào lúc 9h sáng.
- Theo ông thì cái chết xảy ra là lúc nào ?
Người đàn ông Pháp nhún vai.
- Rất khó nói được chính xác là vào lúc nào sau một khoảng thời gian lâu như vậy. Thông thường thì chỉ sau vài tiếng thôi. Nếu giả thử tôi bắt buộc phải đưa ra các chứng cứ theo nhận xét của tôi, thì cũng chỉ có thể nói bà ta chắc chắc đã chết trước đó 12 tiếng hoặc không quá 18 tiếng. Các ngài thấy đấy, chẳng giúp gì được cả.
- Cứ tiếp tục đi Gerard, - đại tá Carbury nói – Anh cứ nói nốt cho ông ấy nghe đi.
- Khi thức dậy vào buổi sáng, - tiến sĩ Gerard nói tiếp, - Tôi đã thấy cái ống tiêm ở đằng sau ngăn bày rượu trên tủ gương rồi
Ông dướn người về phía trước.
- Ông có thể cho rằng ngày hôm trước tôi đã không nhìn thấy nó bởi vì tôi bị sốt mê man, đau đớn khắp mình mẩy, từ đầu tới chân run bần bật. Vậy thì như thế nào khi một người tìm cứ kiếm một vật luôn luôn ở một chỗ cố định mà lại không thể tìm ra nó ! Tôi chỉ có thể nói rằng tôi khẳng định cái xi lanh đã không có ở vị trí đó ngày hôm trước.
- Ở đây còn có chuyện còn khó hiểu hơn, - đại tá Carbury nói.
- Đúng vậy, có hai việc mà dù chúng là gì đi nữa thì cũng rất có ý nghĩa. Thứ nhất là ở cổ tay của người chết có một vết mà những vết như vậy thường là do xi lanh kim tiêm gây ra. Con gái bà ta giải thích đó là vết đâm của một cây ghim cài.
Poirot ngọ nguậy trên ghế.
- Cô con gái nào của bà ta ?
- Cô Carol.
- Vâng,vậy tôi xin anh hãy nói tiếp đi.
- Còn đây là điểm thứ hai. Tình cờ khi kiểm tra lại túi thuốc, tôi nhận thấy cái lọ đựng digitalin đã vơi đi rất nhiều.
- Digitalin, - Poirot nói – có phải là một loại độc dược cực mạnh không ?
- Đúng thế. Nó được chiết xuất từ digitalis purpurea hay còn gọi thông thường là lá mao địa hoàng tía. Lá này gồm bốn chất cơ bản là digitalin, digitonin, digitalein và digitoxin. Trong đó digitoxin được coi là thành phần độc nhất trong lá cây mao địa hoàng tía. Theo thí nghiệm của Kopp, nó độc hơn các chất digitalin hay digitalein từ 6 tới 10 lần. ở Pháp nó được phép dùng để làm thuốc, còn ở Anh thì không ?
- Với một trọng lượng chất digitoxxin thì sao ?
Tiền sĩ Gerard nghiêm mặt nói :
- Nếu một trọng lượng lớn digitoxin được bất thường đưa vào máu qua tiêm tĩnh mạch có thể gây đột tử do chúng làm tê liệt tim một cách nhanh chóng. Người ta đã tính toán rằng chỉ với bốn miligam digitoxin cũng có thể làm chết một người trưởng thành.
- Bà Boynton có vấn đề về tim sao ?
- Đúng vậy, thực tế là bà ta thường xuyên phải dùng một loại thuốc có chứa chất của lá cây mao địa hoàng.
- Rất thú vị đấy. – Poirot nói ; Ông muốn nói là cái chết của bà ta một phần là do dùng thuốc quá liều chăng ? Đại tá Carbury hỏi ?
- Đấy cũng là một khả năng. Nhưng tôi còn thấy hơn thế nữa cơ.
- Trong một vài trường hợp, - tiến sĩ Gerard nói – thì digitalin có thể được coi là một loại biệt dược tích lũy. Hơn nữa, xem xét kết quả giải phẩu tử thi thí các thành phần chính của digitalin có thể giết chết người nhưng không để lại dấu hiệu nào đáng kể.
Poirot khẽ gật đầu tán thành.
- Đúng vậy, thật là rõ ràng, rất thông minh. hầu như là không thể chứng minh ngọn ngành cho ban bồi thẩm. À, nhưng để tôi nói thế này, thưa các ông, nếu đây là một vụ giết người, thì đó là một tên giết người rất thông minh ! Cái xi lanh được đặt vào chỗ cũ, chất độc thì cùng loại với thuốc trị bệnh của người bị hại, các khả năng gây ra cái chết có thể là do nhầm lẫn hoặc tai nạn. Tất cả đều được làm nổi bật. Ồ ! đúng rồi, ở đây có sự tính toán kỹ lưỡng là sự suy nghĩ là sự quan tâm và một tài năng bẩm sinh.
Trong một lúc lâu, ông ngồi mà chẳng nói gì, sau đó ông ngẩn đầu lên và nói :
- Tuy nhiên, có một điều đang làm tôi rối trí.
- Điều gì vậy ?
- Kẻ ăn trộm chiếc xi lanh.
- Nó đã bị mang đi, - tiến sĩ Gerard vội nói.
- Bị lấy mang đi rồi lại mang về.
- Đúng vậy.
- Kỳ lạ, - Poirot nói - Rất kỳ lạ. Còn nếu không thì mọi việc đã trúng khớp …
Đại tá Carbury nhìn ông tò mò.
- Thế, ý kiến của một chuyên gia như ông về vụ này như thế nào ? liệu đó có phải là một vụ giết người không ? – Ông hỏi.
Poirot giơ một bàn tay lên.
- Đợi một chút. Chúng ta chưa đi tới điểm đó mà. Vẫn còn có những chứng cớ cần được xem xét.
- Chứng cớ gì vậy? Ông đã có tất cả rồi đấy thôi.
- À, nhưng đây là cái chứng cớ mà tôi, Hercule Poirot, sẽ mang tới cho các ông.
Ông gật đầu và khẽ mỉm cười khi thấy vẻ mặt sửng sốt của hai người đối diện.
- Vậy đó, thật là khôi hài rằng tôi, người vừa được các ông kể cho nghe câu chuyện mà các ông không hề biết. Nó thế này. Một đêm khi đang ở khách sạn Solomon, tôi đi ra phía cửa sổ để xem nó đã được đóng chưa?
- Thế nó đóng hay mở? - Đại tá Carbury hỏi.
- Đóng, Poirot khẳng định. – Vì nó đang mở nên tôi đi tới để đóng lại. Nhưng tôi chạm đến cái then cài và định đóng cửa lại thì tôi nghe một giọng nói. Một giọng nói thật dễ chịu, rất ấm và rõ ràng, nhưng ẩn chứa một sự căng thẳng thần kinh. Tôi tự nhủ mình phải tìm ra giọng nói này mới được. Giọng nói ấy nói gì? Chỉ có mấy từ “Em cũng biết rằng bà ta sẽ phải chết.”
Ông ngừng lại.
- Lúc đó, naturellement – (tiếng Pháp : một cách tự nhiên thôi) – tôi không cho những lời đó ám chỉ một vụ giết chóc. Tôi chỉ nghĩ đó có thể là một nhà văn hay một kịch giả đang nói chăng. Nhưng bây giờ … tôi không chắc như vậy nữa. mà phải nói là, tôi chắc chắn người có giọng nói đó không phải nhà văn mà cũng không phải là kịch gia.
Ông ngừng lại một chút tồi tiếp tục :
- Thưa các công, tôi xin tuyên bố điều này, với tất cả những gì mà tôi biết và tôi tin tưởng, những lời nói trên được nói ra bởi một người nam trẻ tuổi, người mà tôi đã nhìn thấy ở phòng đợi của khách sạn và là người, theo như tôi đã dò hỏi, chính là Raymond Boynton