Điều lệnh thứ mười một - Chương 11
Điều lệnh thứ mười một
Chương 11
Ngày đăng 29-12-2015
Tổng cộng 37 hồi
Đánh giá 8.2/10 với 33391 lượt xem
Gutenburg đưa cho Connor một chiếc phong bì to màu nâu trong đựng bốn tấm hộ chiếu, ba chiếc vé máy bay và một tập tiền nhiều loại.
Connor hỏi:
- Tôi có phải ký nhận những cái này không?
- Không cần. Bởi vì công việc rất khẩn cấp, nên bao giờ cậu về thì chúng ta sẽ lo đến các công việc giấy tờ.
Khi đến Moscow cậu hãy đến trụ sở vận động bầu cử của Zerimski và đăng ký là một ký giả từ Nam Phi đến.
Người ta sẽ đưa cho cậu chương trình hoạt động của ông ta trong khi vận động bầu cử.
- Tôi có đầu mối nào ở Moscow không?
- Có Ashley Mitchell. - Gutenburg lưỡng lự - Đây là nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của anh ta, và anh ta đã được thông báo đầy đủ phạm vi những gì cần biết. Anh ta cũng được lệnh chỉ được tiếp xúc với cậu nếu có tín hiệu an toàn. Khi đó anh ta sẽ cung cấp vũ khí cho cậu.
- Vũ khí loại nào?
Gutenburg nói:
- Một khẩu Remington 700 thông thường. Nhưng nếu vẫn là Chernopov dẫn đầu trong kết quả điều tra thì tôi nghĩ là không cần cậu phải ra tay, trong trường hợp đó thì sau ngày bầu cử cậu sẽ trở về Washington. Tôi e rằng nhiệm vụ này có thể sẽ không cần phải là một sự kiện nữa đâu.
Hy vọng như vậy - Connor nói và quay đi, không buồn bắt tay lão Phó Giám đốc.
- Anh sợ là đã bị trói chặt tay mà không thể từ chối được Connor nói và nhét thêm một chiếc sơ mi nữa vào vali.
Maggie nói:
- Anh có thể từ chối chứ. Ví dụ như xin lỗi vì tháng sau đã bắt đầu phải nhận việc rồi - Chị ngừng một lúc - Ben Thompson nói thế nào?
Connor đáp:
ông ta rất thông cảm. Nếu anh bắt đầu làm việc muộn hơn một tháng thì ông ta cũng thấy không có khó khăn gì lắm. Dường như tháng Mười hai không mấy khi bận rộn quá.
Connor ấn chặt quần áo xuống và băn khoăn không biết làm sao có thể nhét được thêm cái túi xốp vào. Gã chỉ ước gì mình có thể để cho Maggie xếp đồ đạc cho mình, nhưng lại không muốn vợ bắt gặp quá nhiều chi tiết không ăn khớp với những câu chuyện gã tạo ra. Gã ngồi phịch xuống nắp vali. Maggie chốt cửa buồng ngủ lại và họ ngã lên giường, cười phá lên. Gã ôm chặt lấy vợ và giữ trong tay hơi lâu một chút.
Chị khẽ hỏi:
- Connor, mọi chuyện có ổn không?
- Em yêu, mọi chuyện đều tốt cả - Gã buông chị ra và nói.
Connor cầm vali lên và đi xuống tầng dưới:
Anh xin lỗi là không có mặt ở nhà vào dịp lễ Tạ ơn.
Em nhớ nói với Tara là anh mong gặp nó vào dịp Giáng sinh - Gã nói trong khi Maggie đi theo ra cửa trước. Gã dừng lại bên cạnh một chiếc xe mà chị chưa bao giờ nhìn thấy. Chị nhắc gã:
- Cả Stuart nữa chứ.
- ừ, nhất định rồi. - Gã vừa nói vừa bỏ chiếc vali vào hòm xe - Rất vui nếu được gặp lại nó - Gã lại ôm vợ vào tay. Lần này gã chú ý để không ôm lâu quá.
Đột nhiên Maggie nói:
Trời ạ. Chúng mình sẽ tặng Tara cái gì làm quà Giáng sinh bây giờ? Thậm chí em chưa nghĩ đến nữa.
Connor chui vào ngồi trước tay lái và nói:
- Nếu em nhìn thấy hóa đơn điện thoại của nó thì em sẽ chẳng phải nghĩ đến quà Giáng sinh nữa đâu.
Maggie nói:
- Sao em không nhớ cái xe này nhỉ.
Gã vừa mở khóa điện vừa nói:
- Đây là xe của công ty. Tiện thể, em nói để Cha Graham tìm ai đó chơi bài bridge với cha tối thứ Bảy này nhé. Tạm biệt, em yêu.
Không nói thêm câu nào gã cho xe chạy lên lối xe và lái ra đường cái. Gã rất ghét phải chào tạm biệt Maggie và bao giờ cũng khiến cho cuộc chia tay càng nhanh càng tốt. Gã nhìn qua gương chiếu hậu: chị đang đứng ở cửa trước giơ tay vẫy. Vì thế gã rẽ sang đường đến Cambridge Place và chạy về phía sân bay.
Đến đầu đường vào Dulles gã chẳng cần nhìn mà rẽ ngay vào bãi đỗ xe lâu ngày. Gã lấy trong máy một chiếc vé gửi xe rồi đánh xe xuống tận góc xa nhất. Gã khóa cửa xe rồi đi về phía cổng vào nhà ga, lên thang cuốn để tới bàn làm thủ tục của hãng Hàng không Mỹ.
Người nhân viên mặc đồng phục kiểm tra vé của gã và nói:
- Xin cám ơn ngài Perry . Máy bay số 918 sắp đến giờ đón khách. Xin mời ngài đi ra cổng C7.
Sau khi làm thủ tục kiểm tra an ninh Connor đi tới nhà ga giữa. Gã ngồi trong phòng chờ, tít tận góc phòng và khi hành khách được mời lên máy bay gã bèn chọn một chỗ ngồi như thường lệ - gần cửa sổ và ở cuối máy bay. Hai mươi phút sau gã nghe thấy viên cơ trưởng thông báo rằng mặc dầu không thể cất cánh đúng giờ nhưng họ sẽ cố gắng để tới đích theo đúng chương trình đã định.
Trong sân bay, một người đàn ông trẻ mặc bộ đồ thẫm màu bấm một số trên máy điện thoại cầm tay của hắn:
- Tôi nghe - Một giọng vang lên.
- Điệp viên Sullivan gọi từ "Coach House" đây. Con chim đã bay đi.
- Tốt. Hãy báo cáo lại ngay sau khi anh thực hiện xong phần còn lại của nhiệm vụ của anh.
Điện thoại tắt ngấm.
Người đàn ông trẻ tắt máy và lên thang cuốn để xuống tầng trệt. Gã đi tới bãi để xe gửi lâu ngày, tới bên chiếc xe đậu trong góc trong cùng, mở cửa xe lái ra cửa, trả tiền đỗ xe rồi chạy về phía đông.
Ba mươi phút sau gã trả chìa khóa xe cho hãng xe và ký hành trình. Mọi việc chứng tỏ chiếc xe được thuê dưới tên gã, và được trả lại cũng với tên gã.
Mụ Giám đốc hỏi:
- Anh có chắc chắn tuyệt đối là không hề có một dấu vết gì về hắn không?
Gutenburg nói:
Không có bất cứ một dấu vết nào. Chớ quên rằng hắn là một NOC, cho nên không hề có tên trên sổ sách của Công ty.
Nhưng còn vợ hắn?
Tại sao cô ta lại nghi ngờ điều gì kia chứ? Lương tháng của hắn được trả đều đặn vào tài khoản chung của hai người. CÔ ta sẽ chẳng nghĩ gì đâu. CÔ ta chỉ biết một điều là hắn đã thôi việc ở công ty cũ và sẽ làm việc cho Washingtown proridelt từ ngày mồng một tháng Giêng tới
- Vẫn còn thư ký cũ của hắn nữa.
Tôi đã chuyển cô ta về Langley để có thể để mắt đến cô ta.
- BỘ phận nào?
- Trung Đông.
- Tại sao lại là Trung Đông?
- Bởi vì cô ta sẽ phải ở cơ quan trong giờ làm việc của họ: từ sáu giờ chiều đến ba giờ sáng. Và trong tám tháng tới tôi sẽ để cho cô ta làm việc thật nặng nhọc khiến cho cô ta không thể nghĩ đến một điều gì khác ngoài chuyện sẽ làm gì sau khi nghỉ hưu.
- Tốt. Lúc này Fitzgerald đang ở đâu?
Gutenburg nhìn đồng hồ:
Nửa đường vượt Đại Tây dương. Khoảng bốn tiếng nữa hắn sẽ hạ cánh xuống sân bay Heathrow Lon don.
Thế còn cái xe?
- Đã được trả lại cho hãng. Nó đã được sơn lại và gắn biển số mới.
- Còn văn phòng của hắn ở Phố M?
Sẽ được dọn đi và sáng thứ Hai sẽ được đặt vào tay một điệp viên chính thức.
Mụ Giám đốc nói:
Có vẻ như anh đã lường trước mọi chuyện, trừ một việc: đó là nếu hắn trở lại Washington thì sao?
Gutenburg nói:
- Hắn sẽ không quay lại Washington đâu.
Connor xếp hàng chờ trước cửa kiểm tra hộ chiếu.
Cuối cùng đến lượt gã. Viên sĩ quan kiểm tra hộ chiếu của gã và nói:
Mong ông có hai tuần vui vẻ ở nước Anh chúng tôi, ông Perry.
Trong mục trả lời câu hỏi: '!Bạn định ở lại Anh bao nhiêu lâu?" ông Perry đã viết "mười bốn ngày". Nhưng sáng mai sẽ có một ông Lilystrand quay lại sân bay.
Khi gã ra khỏi sân bay và lên xe buýt để đi tới ga Victoria, có hai người đàn ông theo dõi gã. Bốn mươi hai phút sau, cũng hai tên đó nhìn thấy gã xếp hàng chờ taxi.
Chúng chia nhau hai ngả bám theo chiếc taxi màu đen đến tận khách sạn Kensington, ở đó một trong hai tên đã gửi sẵn cho gã một cái gói.
Connor ký vào bản đăng ký với khách sạn và hỏi:
Có ai nhắn gì cho tôi không?
- Thưa ngài Lilystrand, có ạ. Sáng nay có người gửi cho ngài cái này - Anh ta đưa cho Connor một phong bì to màu nâu - Phòng của ngài số 211 . Nhân viên khuân vác sẽ đưa đồ đạc của ngài lên ngay ạ.
Gã nói:
- Cám ơn, tôi tự đem lên được.
Vừa bước vào phòng Connor đã xé phong bì. Trong đó có một chiếc vé máy bay đi Geneva cho người tên là Theodore Lilystrand và một trăm francs Thụy sĩ. Gã cởi áo ngoài ra và nằm vật xuống giường, nhưng quá kiệt sức gã không thể nào chợp mắt nổi. Gã mở TV và lướt qua vô số kênh - cái mà Tara gọi là lướt kênh - nhưng cũng chẳng hơn gì.
Gã luôn ghét trò chơi chờ đợi. Đó là lúc duy nhất gã cảm thấy không chắc chắn. Gã luôn tự nhủ mình đây sẽ là nhiệm vụ cuối cùng. Gã bắt đầu nghĩ về lễ Giáng sinh cùng với Maggie và Tara - và cả Stuart nữa, phải. Gã rất ghét việc không được mang theo ảnh của vợ con, và luôn chỉ được tưởng tượng ra hình ảnh của họ trong đầu. Hơn tất cả gã căm ghét việc không được phép nhấc điện thoại lên và gọi cho vợ con bất cứ lúc nào gã thích.
connor nằm im trong giường cho đến khi trời tối mịt.
Rồi gã cũng ra khỏi cái nhà tù một đêm dành cho gã để kiếm cái gì ăn. Gã mua một tờ Eveling Stanldard tại quầy báo ở góc phố và đi tới một tiệm ăn Italia không đông lắm ở High Street, Kensington.
Người bồi bàn đưa gã đến một chiếc bàn yên tĩnh trong góc phòng, ánh sáng gay gắt đủ cho gã đọc được báo. Gã gọi một lon Co ke với thật nhiều đá. Người Anh chẳng bao giờ hiểu nổi từ "thật nhiều đá" nghĩa là như thế nào, và gã chẳng ngạc nhiên khi thấy mấy phút sau người bồi trở lại mang theo một cái cốc dài thượt với ba viên đá bé xíu ở trong, cùng với một lát chanh mỏng dính.
Gã gọi món cannelloni và si de salad. Thật buồn cười, mỗi khi ra nước ngoài gã thường gọi những món Maggie ưa thích. Bất cứ cái gì có thể gợi cho gã nhớ về nàng.
Trong cuộc nói chuyện gần đây nhất Tara đã bảo gã:
- Việc duy nhất bố phải làm trước khi nhận công việc mới là tìm lấy một thợ may tốt. Và con muốn đi cùng với bố để chọn sơ mi và cà vạt cho bố.
"Công việc mới của bố". Một lần nữa gã nghĩ về bức thư đó. Tôi rất tiếc phải thông báo với ngài rằng... Đã bao nhiêu lần gã nhẩm lại câu đó, và vẫn không thể nào nghĩ ra nguyên nhân gì khiến Thompson đổi ý. Lần này nữa cũng vậy.
Gã bắt đầu đọc trang nhất của tờ báo: Có chín ứng cử viên tranh cử để trở thành Thị trưởng đầu tiên của Lon don. Thật kỳ dị. Connor nghĩ, chẳng phải là xưa nay họ vẫn luôn có Thị trưởng đó sao - Dick Whittington thì sao? Gã nhìn những bức ảnh của các ứng cử viên cùng tên tuổi họ, nhưng chẳng thấy có ý nghĩa gì. Chỉ vài tuần nữa thôi một trong những người này sẽ điều hành thủ đô của Anh. Gã tự hỏi không biết đến lúc đó thì gã đang ở đâu .
Gã thanh toán bằng tiền mặt và cho người bồi một khoản tiền thưởng sao cho anh ta chẳng có lý do gì để nhớ đến gã. Trở về phòng mình ở khách sạn gã bật TV xem một vở hài kịch một lúc, chẳng thấy cái gì buồn cười cả Sau khi thử xem vài bộ phim gã ngủ thiếp đi chập chờn. Nhưng gã cảm thấy dễ chịu với ý nghĩ như thế này ít nhất cũng còn hơn hai thằng cha đứng rình ngoài phố, chúng chẳng được nghỉ chút nào. Chỉ vài giây sau khi xuống sân bay Heathrow gã đã nhận ra chúng ngay.
Gã nhìn đồng hồ. Hơn nửa đêm một tí - ở Washington là hơn bảy giờ. Gã tự hỏi không biết tối nay Maggie đang làm gì.
Maggie hỏi:
- Thế còn Stuart thì sao?
Tara đáp:
- Vẫn ở đấy . Mười lăm ngày nữa anh ấy sẽ có mặt ở Los Angeies. Con không thể nào chờ được nữa.
Cả hai đứa sẽ bay thẳng về đây chứ?
- Không đâu, mẹ - Tara cố không tỏ ra bực tức - Con đã nói với mẹ bao nhiều lần rồi, chúng con sẽ thuê một cái xe và lái lên bờ Tây. Stuart chưa bao giờ sang Mỹ và anh ấy muốn nhìn thấy Los Angeles và San Francisco.
- Lái xe cẩn thận đấy, nghe không con.
- Mẹ, con lái xe đã chín năm chưa bị phạt bao giờ, thậm chí mẹ và bố cũng còn chưa được như vậy kia mà.
Vậy xin mẹ đừng có lo lắng, mà hãy nói cho con biết tối nay mẹ đang làm gì đi.
Mẹ sắp nghe Placido Domingo trong vở La Bohème. Mẹ định chờ cho cha đi vắng mới đi nghe vở đó vì biết rằng cha sẽ ngủ tít thò lò trước khi xem xong hồi một.
- Vậy mẹ đi một mình à?
- Vậy mẹ hãy cẩn thận đấy .và nhớ đừng ngồi gần hơn hàng thứ sáu.
- Tại sao lại thế?
- Bởi vì biết đâu một anh chàng đẹp trai giàu có nào đấy sẽ nhảy khỏi lô ghế của ơnnh để tán tỉnh mẹ.
Maggie cười phá lên:
Coi như mẹ đã bị trừng phạt.
Tại sao mẹ không rủ Joan đi cùng. Như thế cả hai có thể nói chuyện về bố suốt buổi tối.
Mẹ có gọi cô ấy ở văn phòng, nhưng hình như máy hỏng. Mẹ sẽ thử gọi đến nhà cho cô ấy.
- Mẹ, tạm biệt mẹ nhé, ngày mai con lại nói chuyện với mẹ. - Tara nói. CÔ biết trong khi Connor đi vắng thì ngày nào mẹ cũng sẽ gọi cho cô.
Cứ mỗi khi Connor đi ra nước ngoài hay đến chơi bài với Cha Graham ở câu lạc bộ thì Maggie lại bận bịu với một việc gì đấy ở Trường Đại học. Có thể là bất cứ việc gì ở GULP - Khoa Nhân văn Trường Đại học Tổng hợp Georgetown mà chị là một trong những người sáng lập, hay Hiệp hội các nhà thơ đương đại và lớp khiêu vũ Irish, nơi chị có giờ giảng. Dáng những sinh viên trẻ đang khiêu vũ, những cái lưng thẳng tắp, những bước chân đập nhẹ gợi cho chị nhớ đến Declan O'casey. Giờ đây anh đã là một giáo sư nổi tiếng, có một chân trong trường Đại học Tổng hợp Chicago. Anh vẫn chưa lập gia đình và mỗi dịp Giáng sinh vẫn gửi cho chị một tấm thiệp, và một tấm thiệp khác không ký tên vào mỗi ngày lễ Valentine. Chiếc máy chữ cổ lỗ và cái chữ e thiếu một dấu móc bao giờ cũng để lộ tung tích anh.
Chị lại cầm ống nghe lên và quay số nhà Joan, nhưng không có ai trả lời. Chị trộn cho mình một đĩa salad và ăn một mình trong bếp. Sau khi bỏ đĩa vào máy rửa bát chị lại gọi cho Joan. Vẫn không có ai trả lời, vì thế chị lên đường đến Kennedy Center. Mua một vé lẻ bao giờ cũng dễ.
Maggie ngồi như bị hút vào hồi một của vở La Bohèrne và chỉ ước có ai ngồi bên để chia sẻ niềm say mê. Màn vừa hạ, chị hòa vào dòng người đi ra khu tiền sảnh. Gần đến quầy ba đông đúc chị thoáng nhìn thấy Elizabeth Thompson. Chị nhớ bà ta đã mời chị đến uống cà phê, nhưng rồi không hề nhắc lại. Chị cảm thấy hơi ngạc nhiên vì lúc đó nghe bà ta mời thật là nhiệt tình.
Khi Ben Thompson quay lại và gặp ánh mắt chị, chị mỉm cười và bước về phía họ. Chị nói:
- Ben, thật hay vì được gặp ông ở đây.
- Tôi cũng vậy, chị Fitzgerald - ông ta đáp, nhưng không còn cái giọng ấm áp trong bữa ăn tối hôm trước.
Và tại sao ông ta không gọi chị là Maggie?
VÔ tình, chị nói tiếp:
- Domingo thật tuyệt vời, đúng không - Vâng, và chúng ta thật may mắn kéo được Leonard Siatkin từ Si. Louis về - Ben Thompson đáp.
Maggie ngạc nhiên thấy ông ta không mời chị một cốc gì đó, và cuối cùng khi chị gọi một cốc nước cam thì chị thậm chí còn ngạc nhiên hơn khi ông ta không hề có ý định trả tiền cho cốc nước cam của chị.
Chị nhấp một ngụm nước cam, nói:
- Connor rất mong được làm việc cho Washington provident.
Elizabeth Thompson có vẻ ngạc nhiên nhưng không nói gì.
- Ben, anh ấy rất mừng vì ông cho phép anh ấy nghỉ một tháng để thực hiện nốt hợp đồng với công ty cũ của anh ấy .
Elizabeth toan nói gì, vùa lúc đó chuông báo còn ba phút vang lên.
ồ, có lẽ chúng ta nên về chỗ thôi - Ben Thompson nói mặc dầu vợ ông ta mới kịp uống nửa cốc nước của mình - Chị Fitzgerald, rất vui vì được gặp lại chị. Hy vọng chị sẽ thích màn hai - ông ta nắm mạnh tay vợ dẫn về chỗ.
Maggie không thưởng thức màn hai. Chị không thể tập trung để nghe được, bởi vì câu chuyện ngoài tiền sảnh cứ diễn đi diễn lại trong óc chị. Nhưng mặc dù nhẩm đi nhẩm lại bao nhiêu lần chị vẫn không thể nhận ra thái độ của ông ta có chút gì giống với những gì đã diễn ra cách đây hai tuần. Nếu biết làm thế nào để liên lạc với Connor chị sẽ vi phạm quy ước và sẽ gọi điện cho chồng. Vì thế chị thử làm cách thứ hai mà chị cho là tốt nhất. Vừa về đến nhà chị gọi ngay cho Joan Bennett.
Điện thoại reo mãi không thôi.
Sáng hôm sau Connor dậy sớm. Gã thanh toán bằng tiền mặt, gọi một chiếc taxi và đi ra sân bay Heathrow trước khi người trực tầng biết là gã đã đi khỏi. Bảy giờ bốn mươi phút gã lên chiếc máy bay số 839 của Hàng không Thụy sĩ. Chuyến bay chỉ hết không đầy hai tiếng, và khi bánh máy bay chạm đất gã chỉnh đồng hồ thành mười giờ ba mươi.
Trong lúc chờ chuyển máy bay gã lợi dụng sự ưu việt của hãng Hàng không Thụy sĩ để tắm một cái. Gã bước vào " hệ thống thiết bị thượng hạng " - theo lời mô tả của cuốn tạp chí của hãng cung cấp trong chuyến bay - với tên Theodore Lilystrand, một nhà đầu tư ngân hàng người Stockholm. Mấy phút sau gã bước ra với cái tên Piet de Villiers, phóng viên tờ ]ohannesburg Merculi .
Mặc dầu vẫn còn hơn một giờ nữa, Connor không hề liếc qua cửa hàng miễn thuế mà chỉ mua một chiếc bánh sừng bò và một tách cà phê của một tiệm ăn có lẽ đắt nhất thế giới.
Cuối cùng gã bước qua cửa số 23. Số người xếp hàng để bay chuyến bay của Aeroflot đi St. Petersburg không nhiều lắm. Mấy phút sau người ta gọi mời hành khách lên máy bay gã rảo bước đi về phía cuối chiếc máy bay.
Gã bắt đầu nghĩ đến sẽ phải làm việc gì vào lúc tàu hỏa tiến vào sân ga Raveltay sáng hôm sau. Gã nhẩm lại những lời dặn của Phó Giám đốc một lần nữa, băn khoăn không hiểu tại sao Gutenburg cứ nhắc đi nhắc lại mãi cái câu:" đừng để bị bắt. Nhung nếu bị bắt, hãy chối hết không nhận có liên quan gì đến công ti. Đừng lo, Công ti sẽ luôn luôn chăm lo cho anh".
chỉ có với những người mới được tuyển dụng mới phải nhắc đến Điều lệnh thứ Mười một.
Máy bay đi St. Petersburg vừa cất cánh, hành lý của chúng ta đã chất lên khoang.
Gutenburg nói:
Tốt. Còn điều gì nữa không?
Gã điệp viên CIA trẻ nói:
- Tôi nghĩ không có gì nữa - Anh ta hơi lưỡng lự
- Trừ việc Trừ việc gì? Trừ việc gì? Nói ra.
- Chỉ là tôi nghĩ rằng hình như tôi nhận ra một người khác cũng lên máy bay.
Gutenburg gầm lên:
Ai vậy - Tôi không nhớ ra tên. Tôi cũng không chắc lắm đã trông thấy người đó. Với lại tôi không dám liều rời mắt khỏi Fitzgerald quá một giây.
- Nếu nhớ ra tên người đó thì phải gọi điện cho tôi ngay.
Vâng, thưa ngài - Gã thanh niên tắt điện thoại và đi về phía cửa số 9. Chỉ vài giờ nữa gã sẽ lại ngồi sau bàn làm việc của mình ở Berne và trở về với vai trò Tùy viên Văn hóa của Đại sứ quán Mỹ.
- Chào ông. Helen Dexter đây.
Tham mưu trưởng Nhà Trắng đáp:
- Chào bà Giám đốc.
- Tôi nghĩ Tổng thống muốn được thông báo ngay lập tức rằng người mà chúng tôi theo dõi ở Nam Phi đã bắt đầu hoạt động trở lại.
Lloyd nói:
- Hình như tôi chưa hiểu bà.
- Người phụ trách văn phòng của chúng tôi ở Johannesburg vừa thông báo rằng tên ám sát Guzman vừa đáp máy bay của hãng Hàng không Nam Phi đi London cách đây hai ngày. Hắn sử dụng hộ chiếu mang tên Peny. Hắn chỉ ở lại London có một đêm. Sáng hôm sau hắn bay sang Geneva bằng máy bay của hãng Hàng không Thụy sĩ, sử dụng hộ chiếu mang tên Theodore Lilystrand.
Lần này Lloyd không hề cắt lời mụ ta. Sau này ông có thể quay lại băng ghi âm nếu như Tổng thống muốn nghe chính xác mụ ta nói những gì.
- Tại Geneva hắn đáp máy bay Aeroflot đi St. Petersburg. Lần này hắn sử dụng hộ chiếu Nam Phi mang tên Piet de Vilhers. Từ St. Petersburg hắn đáp tàu đêm đi Moscow.
Lloyd hỏi:
Tại sao lại là Moscow?
Dexter nói:
- Nếu như tôi không lầm thì ở Nga sắp có một cuộc bầu cử.
Khi máy bay hạ cánh xuống sân bay St. Petersburg, đồng hồ tay của Connor chỉ năm giờ năm mươi. Gã ngáp dài, vươn vai và chờ cho máy bay dừng hẳn lại mới chỉnh kim đồng hồ theo giờ địa phương. Gã nhìn ra ngoài cửa sổ, sân bay lúc này tranh tối tranh sáng bởi vì có đến quá nửa số bóng đèn chiếu sáng sân bay đã bị mất cắp. Tuyết rơi nhẹ nhưng không ngừng. Hơn một trăm hành khách phải chờ thêm hơn hai mươi phút nữa mới có một chiếc xe buýt chạy đến để đưa họ vào nhà ga. Những điều đơn giản vẫn chẳng có gì thay đổi, dù cho mọi sự do KGB hay các tổ chức tội phạm chịu trách nhiệm thì cũng vậy. Người Mỹ đã bắt đầu gọi các tổ chức tội phạm Nga là Mafia, để tránh lầm lẫn với các tổ chức tội phạm ltalia. (Bọn tội phạm Italia được gọi là Mafia).
Connor là người cuối cùng ra khỏi máy bay, và cũng là người cuối cùng rời xe buýt.
Một hành khách ngồi ở khoang hạng nhất chạy bổ đến xếp trên cùng trong hàng người để có thể là người đầu tiên ra khỏi chỗ kiểm tra nhập cư. Anh ta thấy mừng là Connor xếp hàng theo thứ tự thông thường. Khi ra khỏi xe buýt người đó đã không hề ngoái lại. Anh ta biết rằng mắt Connor không ngừng đảo khắp phía.
Ba mươi phút sau Connor bước ra khỏi nhà ga, gã vẫy chiếc xe taxi đầu tiên và bảo lái xe đưa đến ga Prosky.
Người hành khách đi vé hạng nhất đi theo Connor vào phòng bán vé trông giống một nhà hát opera hơn là ga xe lửa. Anh ta nhìn gần để biết Connor lên tàu nào. Nhưng còn một người nữa đứng trong bóng tối nhưng biết rõ thậm chí cả số buồng Connor sẽ nằm.
Tối hôm ấy Tùy viên Văn hóa của Sứ quán Mỹ ở St. Petersburg đã chuyển một giấy mời đến nhà hát Kirov Ballet để có thể thông báo cho Gutenburg rằng Connor đã lên chuyến tàu đêm để về Moscow. Không cần phải đi theo anh ta suốt chuyến đi bởi vì Ashley Michell, đồng nghiệp của hắn ở thủ đô sáng hôm sau sẽ chờ sẵn ở đường sắt số 4 để khẳng định là Fitzgerald đã đến đích.
Người ta đã nói rõ với Tuỳ viên rằng đó là việc của Michell.
Connor nói bằng tiếng Anh với người bán vé:
- Một giường hạng nhất đi Moscow.
Người đàn ông đẩy tấm vé qua cửa sổ bằng gỗ và thất vọng khi thấy người khách đưa ra một tờ mười ngàn rúp.
ông ta đã mong ông khách sẽ khiến cho ông ta có dịp đổi tiền để kiếm một khoản lời nho nhỏ - đêm nay ông đã có một dịp rồi.
Gã đã nhìn thấy khuôn mặt non choẹt đứng ở cửa sân bay Geneva, và tự hỏi không biết bọn họ đã tuyển ở đâu ra anh chàng này. Gã không buồn nhìn tới tên điệp viên ở St Petersburg bởi vì thừa biết phải có một ai đó đến để kiểm tra xem gã đã tới nơi chưa, và một ai đó nữa sẽ đứng đợi ở sân ga ở Moscow. Gutenburg đã nói kỹ cho gã về Michell - tên này mới được tuyển và không hề biết về vị trí NOC của Fitzgerald.
Đúng nửa đêm - kém một phút - đoàn tàu rời St. Petersburg và âm thanh đều đều, khe khẽ của bánh tàu đập lên đường ray khiến Connor ngủ thiếp đi. Gã giật mình tỉnh dậy và nhìn đồng hồ: Bốn giờ ba bảy phút.
Suốt ba đêm nay gã mới có một giấc ngủ ngon như vậy.
Rồi gã nhớ lại giấc mơ. Gã đang ngồi trên một chiếc ghế băng trên Quảng trường Lafeyette, đối diện với Nhà Trắng và nói chuyện với một người nào đó không hề nhìn về phía gã. Cuộc gặp gỡ với Phó Giám đốc Cục mấy tuần trước như hiện lại mồn một từng từ nhưng gã không thể nhớ ra có một điều gì đó trong cuộc đối thoại vẫn chuội đi. Đúng đến lúc Gutenburg nói đến câu đó thì gã giật mình tỉnh dậy.
Tận đến tám giờ ba mươi ba phút khi đoàn tàu vào ga Raveltay gã vẫn không nhớ nổi đó là cái gì.
Andy Lloyd hỏi:
- Anh đang ở đâu?
Jackson đáp:
- Trong một buồng điện thoại ở Moscow. Qua Lon don, Geneva và St. Petersburg. Vừa xuống khỏi tàu hỏa anh ta đã cho chúng tôi leo cây hết lượt. Anh ta đã đánh lạc hướng một người của chúng tôi ở Moscow trong vòng chưa đầy mười phút. Nếu không phải trước kia tôi là người đã từng dạy anh ta kỹ thuật đảo người thì chác cũng bị anh ta cho rớt rồi.
Lloyd hỏi:
- Cuối cùng anh ta đến đâu.
- Anh ta vào một khách sạn nhỏ ở phía bắc thành phố.
- Anh ta có còn ở đó không?
- Không khoảng một giờ sau anh ta ra khỏi đó, nhưng hóa trang giỏi đến nỗi suýt nữa tôi cũng lầm. Nếu không phải là đi bộ thì chắc tôi đã để tuột mất anh ta.
Lloyd hỏi:
Anh ta đi đâu?
Anh ta đi quanh thành phố theo một đường khác và cuối cùng tới trụ sở chiến dịch vận động bầu cử của Zerimski.
- Tại sao lại là Zerimski?
Tôi chưa biết, nhưng khi đi ra khỏi đó anh ta mang theo toàn bộ chương trình chiến dịch vận động của Zerimski. Sau đó anh ta mua một tấm bản đồ ở quầy bán báo và ăn trưa ở một quán ăn gần đó. Buổi chiều anh ta thuê một chiếc xe và trở về khách sạn. Từ lúc đó đến giờ anh ta vẫn chưa rời khỏi đó.
Lloyd đột nhiên kêu lên:
- ôi, lạy Chúa? Lần này là Zerimski.
Đầu dây đàng kia lặng đi hồi lâu, rồi Jackson nói:
- Không, thưa ngài Lloyd, không thể như thế được.
- Tại sao lại không?
- Anh ta sẽ không bao giờ chịu thi hành một vụ ám sát nhạy cảm như vậy trừ khi mệnh lệnh là do chính Nhà Trắng đưa ra. Tôi biết anh ta đã lâu và có thể đảm bảo điều đó.
- Chớ quên rằng bạn anh đã thi hành một vụ ám sát cũng nhạy cảm đúng như vậy ở Colombia. Chẳng có gì nghi ngờ về việc Dexter có thể thuyết phục để anh ta tin rằng vụ này cũng do chính Tổng thống yêu cầu.
Jackson khẽ nói:
- Còn có một khả nàng khác nữa.
- Là gì?
- Đó là không phải họ dự định giết Zerimski, mà là Connor.
Lloyd viết cái tên đó vào một tờ giấy nhắn màu vàng.