Điều lệnh thứ mười một - Chương 02

Điều lệnh thứ mười một - Chương 02

Điều lệnh thứ mười một
Chương 02

Ngày đăng
Tổng cộng 37 hồi
Đánh giá 9.8/10 với 33388 lượt xem

- Liệu tôi có nên gửi điện chia buồn cho vợ con ông ta không nhỉ?
Thu ký nhà nước đáp:
- Không nên thưa Tổng thống. Tôi nghĩ ngài nên để việc đó cho Trợ lý Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Mỹ lo. Giờ đây có vẻ rõ ràng là Antonio Herrera sẽ là Tổng thống tiếp theo của Colombia, vì thế đó mới là người mà ngài sẽ giao thiệp.
- Ông sẽ thay tôi đến dự lễ tang chứ? Hay là nên cử Phó Tổng thống đi?
Thư ký Nhà nước đáp:
- Tôi nghĩ cả hai chúng tôi đều không nên di. Ðại sứ của chúng ta ở Bogotá thay mặt ngài là hoàn toàn thích hợp. Và bởi vì lễ tang sẽ cử hành vào cuối tuần này nên hiển nhiên là với việc thông báo trước ngắn nhu vậy thì chúng ta khó có thể bố trí được.
Tổng thống gật đầu. Ông đã quen với cách tiếp cận các vấn đề thực tế của Larry Harrington trong mọi thứ, kể cả cái chết. ông chỉ không hiểu Larry sẽ bố trí mọi việc ra sao nếu đây là chính bản thân ông bị ám sát.
- Ngài Tổng thống, nếu ngài có chút thì gìơ thì có lẽ tôi nên báo cáo tóm tắt cho ngài một chút chi tiết hơn về các chính sách hiện nay của chúng ta ở Columbia. Giới báo chí có thể sẽ đặt câu hỏi về khả năng chúng ta tham dự trong...
Tổng thống định cắt lời Thu ký Nhà nước thì vừa lúc đó có tiếng gõ cửa, Andy Lloyd bước vào.
Chắc hẳn bây giờ là mườii một giờ, Lawrence nghĩ. Kể từ khi chỉ định Andy Lloyd làm Tổng Tham mưu trưởng thì ông không cần đến đồng hồnữa.
Tổng thống nói:
- Larry, lát nữa nhé. Tôi đang chuẩn bị họp báo về vấn đề Chương trình cắt giảm các vũ khí Nguyên tử, Sinh học và Hoá học, và tôi không thể hình dung có bao nhiêu nhà báo sẽ quan tâm đến cái chết của một ứng cử viên tổng thống ở một nước mà chắc là rất ít người Mỹ có thể tìm ra nó trên bản đồ thế giới- cũng phải thừa nhận sự thật đó thôi.
Harrington không nói gì. Ông ta nghi mình không có phận sự phải nói rõ với Tống thống rằng đa số người Mỹ cũng không thể tìm nổi vị trí của Việt Nam trên bản đồ thế giới. Nhưng một khi Andy Lloyd đã bước vào phòng thì Harrington biết rõ là chỉ có lời tuyên bố nổ ra chiến tranh thế giới lần thứ ba mới được ưu tiên hơn mà thôi. Ông ta gật đầu nhanh với Lloyd và rời khỏi Phòng Bầu dục.
-Tại sao trước kia tôi lại bổ nhiệm ông ta kia chứ?- Lawrence hỏi, mắt vẫn nhìn dán vào cánh cửa đã đóng lại.
- Thua ngài Tổng thống, Larry có khả năng giải thoát cho Texas, vào thời điểm mà cuộc điều tra nội bộ cho thấy đa số người miền Nam cho rằng ngài là một tên ma cô miền Bắc có thể vui lòng chỉ định một gã đồng tính luyến ái vào chức vụ Chủ tịch Bộ Tổng tham mưu.
Lawrence nói:
- Tôi có thể làm như vậy, nếu như anh nói rằng đó là người thích hợp cho chức vụ đó.
Một trong những lý do khiến Lawrence mời người bạn học cũ giữ chức Tổng Tham mưu trưởng của Nhà Trắng là sau ba mươi năm giữa họ không có gì là bí mật nữa. Andy gọi thẳng tên sự vật mà không hề che đậy hoặc ác tâm. Phẩm chất đáng quý đó đảm bảo rằng ông ta sẽ không bao giờ hy vọng mình được bầu, do đó không bao giờ là một đối thủ.
Tổng thống lật mở tập tài liệu màu xanh dán nhãn "Ngay lập tức" mà Andy đưa cho ông hồi sáng. Ông đoán rằng Tổng Tham mưu trưởng đã phải thức gần suốt đêm để chuẩn bị nó. Ông bắt đầu lần lượt đọc những câu hỏi mà Andy cho là có nhiều khả năng sẽ bị đặt ra.
Ngài hi vọng sẽ tiệt kiệm được bao nhiêu tiền của người đóng thuế nhờ biện pháp này?
Lawrence ngươcs nhìn lên, nói:
- Tôi cho rằng Bacbara Evans sẽ hỏi câu đầu tiên, như thường lệ. Anh có nghĩ đó sẽ là câu gì không?
Lloyd dáp:
-Thưa ngài không. Nhưng vì bà ta là người đã ủng hộ Chương trình cắt giảm vũ khí từ hồi ngài đánh bại Gore ở vòng New Hampshire cho nên bà ta khó có thể là người phàn nàn khi ngài định tiến hành nó.
- Ðúng vậy. Nhưng như vậy sẽ không cần ngăn bà ta đừng hỏi những câu không có lợi nữa.
Andy gật đầu đồng tình trong khi Tổng thống nhìn sang câu hỏi thứ hai.
Có bao nhiêu người Mỹ sẽ mất việc làm vì việc thực hiện chương trình này?
Lawrence ngước lên:
- Anh có muốn tôi đặc biệt tránh người nào không?
Lloyd cười đáp:
-Cả bọn. Nhưng nếu có thể thì hãy trả lời Phil Ansanch.
-Tại sao lại là Ansanch?
-Ông này ủng hộ chương trình này ở tất cả các bang, và hôm nay ông ta sẽ là một trong những người khách ăn tối của ngài.
Tổng thống mỉm cười gật đầu và tiếp tục đưa ngón tay dò trên danh sách những câu hỏi có khả năng sẽ bị đặt ra. Ông dừng ở câu số bảy.
Phải chăng đây là một ví dụ nữa về việc nước Mỹ đã đi lạc đường.
Ông nhìn lên Tổng Tham mưu trưởng:
-Ðôi khi tôi cảm thấy chúng ta vẫn đang sống trong một Phương Tây hoang dã, với cái cách mà một số thành viên Quốc hội phản ứng với chương trình này như vậy.
-Tôi đồng ý vơi ngài như vậy. Nhưng ngài biết đấy, hơn bốn mươi phần trăm dân Mỹ vẫn tin rằng người Nga là mối đe doạ lớn nhất của chúng ta, và gần ba mươi phần trăm tin rằng chúng ta sẽ có chiến tranh vơi Nga trong thời của họ.
Lawrence chửi thề và lùa tay vào mái tóc dày màu muối tiêu trước khi đọc tiếp danh sách câu hỏi, đến câu mười chín ông ta lại dừng lại một lần nữa:
- Tôi sẽ bị hỏi bao nhiêu lâu nữa?
Andy đáp:
-Khi nào ngài còn là Tổng Tư lệnh, tôi đoán vậy.
Tổng thống lầm bầm câu gì đó trong miệng và chuyển sang câu khác. Ông lại nhìn lên:
-Chắc chắn không có cơ may Victor Zerimski trở thành tổng thống tiếp theo của Nga chứ?
Andy đáp:
-Cũng có thể là không. Nhưng ông ta đã leo lên vị trí thứ ba trong lần điều tra ý kiến dân chúng mới đây và mặc dầu vẫn còn kém xa Thủ tướng Chernopov và Ðại tướng Borodin, nhưng lập trường chống tội phạm của ông ta đã làm vị trí dẫn đầu của họ bị lung lay. Có thể bởi vì hầu hết người Nga tin rằng Chernopov dưaj vào sự ủng hộ tài chính của bọn Mafya Nga.
- Thế còn Ðại tướng thì sao?
-Ông ta đang mất chỗ đứng.
-Tạ ơn chúa là còn hai năm nữa mới đến kì bầu cử lại. Có vẻ như nếu Zerimski có tí khả năng nào trở thành tổng thống tiếp theo của Nga thì Chương trình cắt giảm vũ khí sẽ chẳng được cả hai Viện thông qua đâu.
Lloyd gật đầu tán thành trong khi Tổng thống lật tiếp sang trang khác. Ông dừng lại ở câu thứ hai mươi chín.
-Có bao nhiêu đại biểu Quốc hội có các cơ sở sản xuất vũ khí và các căn cứ quân sự trong quận của họ?- Ông nhìn Lloyd và hỏi.
Không cần nhìn đến tập hồ sơ chưa mở, Lloyd dáp:
-Bảy mươi hai thượng nghị sĩ và hai trăm mười một hạ nghị sĩ. Ngài sẽ phải thuyết phục hơn sáu mươi phần trăm trong số đó để đảm bảo đạt được đa số trong hai viện. Và đó là với giả thiết có thể tính cả phiếu của thượng nghị sĩ Bedell.
Tổng thống nói:
-Frank Bedell đã yêu cầu một chương trình cắt giảm vũ khí từ hồi tôi còn học trung học ở Wisconsin. Ông ta không còn cách nào khác là phải ủng hộ chúng ta.
-Có thể ông ta vẫn thích chương trình cắt giảm vũ khí, nhưng ông ta cảm thấy ngài đi chưa đủ xa. Ông ta vừa đề nghị ngài cắt chi phí dành cho quốc phòng tơi năm mươi phần trăm kia mà.
-Ông ta nghĩ chúng ta làm thế nào để cắt được chừng ấy kia chứ?
-Bằng cách rút khỏi NATO và để cho các nước Châu Âu tự lo lấy công việc phòng thủ của họ.
Lawrence nói:
- Nhưng như vậy là hoàn toàn không thực tế. Ngay cả những người Mỹ dân chủ cũng sẽ phản đối điều đó.
-Ngài biết điều đó. Tôi cũng biết điều đó, và tôi cho là các thượng nghị sĩ tốt khác cũng biết điều đó. Nhưng cái đó cũng không ngăn cản ông ta xuất hiện trên tất cả các đài truyền hình từ Boston cho đến Los Angeles để tuyên bố rằng việc cắt giảm năm mươi phần trăm chi phí quốc phòng có thể sau một đêm giải quyết được vấn đề? chăm sóc sức khoẻ cho người dân Mỹ và những vấn đề lương hưu.
Lawrence nói:
-Tôi chỉ mong Bedell dành thời gian lo lắng đến vấn đề bảo vệ nhân dân bằng với thời gian lo lắng cho việc chăm sóc sức khỏe mà thôi. Vậy tôi sẽ trả lời ra sao đây?
-Hãy tán dương ông ta thật nhiều về những cố gắng không mệt mỏi và những thành tích đáng kể trong việc bảo vệ quyền lợi của người cao tuổi. Nhưng sau đó tiếp tục chỉ ra rằng một khi ngài còn là Tổng tư lệnh thì Hoa kì sẽ không bao giờ hạ thấp quốc phòng. Ðiều ưu tiên thứ nhất của ngài sẽ luôn luôn đảm bảo rằng dân tộc Mỹ vẫn là dân tộc hùng mạnh nhất trên thế giới, vân vân và vân vân. Như vậy chúng ta sẽ vẫn giữ được lá phiếu của Bedell, và có lẽ giành thêm được cảm tình của một vài người nữa.
Tổng thống nhìn đồng hồ rồi lật sang trang thứ ba. Ông thở ra một hơi thật dài khi đọc đến câu hỏi thứ ba mốt.
Làm thế nào ngài hy vọng có thể thi hành được chương trình này, trong khi phe Dân chủ không chiếm đa số trong cả hai Viện?
- Ok, Andy. Câu này trả lời thế nào đây?
-Ngài hãy giải thích rằng những người Mỹ có quan tâm đang tỏ ra cho các đại diện đã được họ bầu ra rằng chương trình đã bị chậm trễ quá lâu rồi, và đó là cảm giác chung của mọi người.
-Lần trước tôi đã dùng ý đó rồi, Andy. Cho chương trình chống ma tuý, nhớ không?
-Vâng, tôi nhớ, thưa ngài Tổng thống. Và người Mỹ? đã luôn ủng hộ ngài.
Lawrence thở dài một lần nữa rồi nói:
-Ôi, lãnh đạo một đất nước không có bầu cử bốn năm một lần và không bị bọn báo chí săn đuổi hẳn phải là một việc dễ dàng hơn nhiều.
Lloyd đáp:
-Ngay cả người Nga bây giờ cũng phải đương đầu với hiện tượng báo chí rồi.
Lawrence vừa đọc câu hỏi cuối cùng vừa nói:
-Ai có thể tin được rằng chúng ta được chứng kiến điều đó. Tôi cảm thấy một cách trực giác là nếu như Chernopov hứa hẹn với cử tri Nga rằng ông ta sẽ là vị Tổng thống Nga đầu tiên dành chi phí cho chăm sóc sức khoẻ nhiều hơn chi phí quốc phòng thì ông ta đã phải về vườn rồi.
Lloyd nói:
-Có thể ngài nói đúng. Nhưng ngài cung có thể tin rằng nếu Zerimski được bầu thì ông ta sẽ bắt đầu xây dựng lại các căn cứ nguyên tử trước khi nghĩ đến việc xây các bệnh viện mới.
-Chắc chắn là nhu vậy- Tổng thống nói- Nhưng bởi vì sẽ chẳng có cơ may nào để cho ông ta trúng cử...
Andy Lloyd im lặng.

Chương trước Chương sau