Điệp viên giữa sa mạc lữa - Chương 10

Điệp viên giữa sa mạc lữa - Chương 10

Điệp viên giữa sa mạc lữa
Chương 10

Ngày đăng
Tổng cộng 25 hồi
Đánh giá 9.5/10 với 58907 lượt xem

 Ông Vũ uống gì nào? Rượu mạnh nhé!
- Cho tôi bia thôi.
Brondeau mở tủ lạnh lấy bia, tự rói ra ly, rồi ngồi xuống đối diện với Vũ: - Xin mời!
Cả hai cụng ly.Vũ uống từng hớp nhỏ. Gần ba tháng, cả chục lần gặp nhau, Vũ cảm thấy mỗi lần gặp Brondeau, tình thân tăng thêm. Hắn không cảnh giác, không giữ khoảng cách về chủng tộc. Có phải vì hắn sắp trở về Pháp, nên chẳng cần gì nữa? Không phải chính hắn nói với anh là hắn sẽ từ giã Sài Gòn, mà anh nghe tin này qua một người khác.
Brondeau đặt ly xuống bàn, nhìn Vũ bằng ánh mắt chẳng được vui:
- Chiều hôm qua thiếu tướng Gam-bi-ê đã trả lời dứt khoát. Ông ta đã hội ý với đại tướng Ely và cả Bộ tư lệnh. Không thể giúp gì thêm cho ông Soái được nứa. Tướng Gam-bi-ê đã đưa tôi đọc văn kiện của Bộ Ngoại giao Pháp gửi Bộ Quốc phòng. Kèm thêm chỉ thị của Bộ tổng tham mưu gửi tướng Ely. Bộ Ngoại giao Pháp phàn nàn đã gặp rất nhiều khó khăn về quan hệ Pháp - Mỹ, về các khoản viện trợ, cả vấn đề thương mại với các quốc gia thuộc Mỹ, mà nguyên nhân chính là Bộ tư lệnh Pháp ở Sài Gòn gây ra. Tòa Bạch ốc đã làm khó với chính phủ Pháp để trả đũa. Ông đã thấy chính phủ Mỹ đặt vấn đê miền Nam Việt Nam quan trọng như thế nào chưa? Bộ Quốc phòng ra lệnh trừng trị nặng bất cứ ai còn dính líu vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. Để tránh kéo dài tình trạng rắc rối, chính phủ Pháp ra lệnh rút quân viễn chinh và đang được thực hiện khẩn cấp. Một phần ba đã về nước, hai trăm ngàn còn lại sẽ lần lượt xuống tàu, có thể sớm hơn dự tính của Mỹ.
Hắn cùng mời Vú hút thuốc. Ngả lưng ra thành ghế, hắn rít một hơi dài, nhíu cặp mắt xanh nâu, nhìn theo làn khói bạc mỏng manh tan biến. Vũ nghĩ, có lẽ hắn đang tiếc nuối quáng đời đi xâm lược nước ngoài lúc này cũng đang tan biến như khói thuốc!
- Cao ủy Pháp ít tháng nữa thôi cũng không còn, tạm thời một lãnh sự quán sẽ thay thế, cho đến khi hai nước đặt quan hệ ngoại giao, nâng lên hàng sứ quán.
- Như vậy ông sẽ ở lại làm việc cho lãnh sự quán mới? Vũ muốn xác định lại nguồn tin anh nghe được.
Hắn lắc đầu:
- Không đâu ông Vũ ạ! Tôi đã nhận lệnh chuyển về nước. Nhưng vì còn số công việc chưa giải quyết xong, tôi phải ở lại ít tháng, khoảng ba tháng nữa thôi, sau đó sẽ từ giã Sài Gòn, nơi mà tôi có rất nhiều ân tình và kỷ niệm.
Vũ mỉm cười, cái mỉm cười mỉa mai làm anh giật mình. Ân tình và kỷ niệm đối với một tên thực dân như hắn.... nhưng Vũ cũng vội nói lấp đi:
- Đúng vậy, ông tham vụ và ông Tổng làm sao quên được những kỷ niệm xưa kia, sống chết bên nhau?
Hắn thở dài:
- Cả vợ và hai đứa con của tôi nữa. Ông Năm đã cất giấu cả gia đình trong lúc hiến binh Nhật truy lùng gắt gao, và suốt thời gian Việt Minh nắm chính quyền. Ân tình đó tôi trả chưa được bao nhiêu. Đưa từng xe súng đạn qua trước mặt bọn mật vụ của Diệm - Nhu là điều nguy hiểm cho tôi, tôi cũng quyết làm. Ấy thế mà kết quả của việc làm không xứng đáng với sự nguy nan phải gánh chịu nếu bại lộ.
- Nếu không có ông tham vụ tận tình giúp đỡ ông Tổng làm sao đứng vững được cả năm trời? Hiệu quả cao lắm đấy.
Brondeau cười buồn:
- Nhưng tôi sẽ đi đến đâu. Khi một vài viên thuốc kéo dài thêm cuộc sống của một cơn bệnh thập tử nhất sinh, ích gì nhỉ? Ông Tổng quá nông nổi, quá nghe lời Salvani lao đầu vào cuộc đối đầu phiêu lưu với ông Diệm, với người Mỹ thì đúng hơn, bây giờ thì chậm mất rồi! Bọn CIA và cá nhân ông Diệm quyết chẳng tha mạng sống cho ổng. Tôi đã nghĩ tới điều này, định gợi ý cho ông Tổng ra hợp tác với ông Diệm. Lúc đó tất nhiên ông Diệm không giận gì sẽ dành cho vợ chồng ông Tổng một cuộc sống an nhàn tới chết. Nhưng quả tôi không dám nói ra.
Vũ kinh ngạc:
- Sao lại không dám?
Brondeau mở lớn cặp mắt ngó xói vào Vũ:
- Bây giờ thì hết rồi chẳng cần giấu ông làm gì. Nhưng ông biết rồi đấy, hai chính phủ Pháp - Mỹ đã thỏa thuận, để miền Nam này cho Mỹ. Việc quân đội Pháp rút về là tất yếu, nhưng phải rút từ từ chờ Mỹ kịp đào tạo quân đội bản xứ khả dĩ thay thế được quân đội Pháp. Dầu sao cũng phải rút hết trước cuối năm 1956. Lệnh rút quân làm cho phe quân sự uất ức. Họ chủ trương chống lại thỏa hiệp Pháp - Mỹ, nhưng chính phủ Pháp đã kịp thời ngăn chặn. Để vớt vát, họ đưa bản dự trù chi phí rút quân quá cao, Mỹ chưa chịu duyệt, họ bèn phá rối gây khó khăn cho Mỹ để mặc cả. Họ lợi dụng ba "lực lượng bổ sung", xúi gây nội chiến, điều mà Mỹ rất sợ. Không cách nào hơn, Mỹ đã vội vàng ký duyệt bản dự chi của phe quân sự. Thế là từ trên Bộ Quốc phòng, Bộ tổng tư lệnh, tướng Navarre đến tướng Ely, Gam-bi-ê ở bên này chia nhau bỏ túi hàng trăm triệu đô la. Thỏa mãn rồi, bỏ mặc tất cả? Ông thấy chưa? Ông Soái, Viễn chỉ là nạn nhân của phe quân sự. Bọn dân sự như tôi dám mở miệng ra à? Xía vào việc của họ, coi như húc đầu vào đá. Bọn tôi không dám hé môi với các ông là thế, phá họ là mua lấy cái chết?
Vũ chăm chú lắng nghe Brondeau tâm sự. Anh không thể tin được là sự ấm ức, ghen ăn với phe quân sự đã làm cho tên mật thám cáo già này quên hẳn vai trò của hắn để nói toạc hết ra, chỉ cốt cho vơi đi những u uất trong lòng. Hắn ngửa cổ nốc cạn lý bia mới châm đầy thở dài rồi tiếp:
- Tôi biết ông Soái bị đẩy vào con đường chết, mà chẳng làm gì được để cứu ông ta. Lúc này chỉ còn cách duy nhất là nhờ ông đấy - Hắn xỉa một ngón tay vào Vũ - Phải ông mới làm được, ông phải giải thích cho ông Soái rõ, đừng hy vọng gì vào Bộ tư lệnh chúng tôi nữa. Chống Diệm là chống Mỹ đấy. Ba trăm ngàn quân Pháp còn phải dắt díu xuống tàu, sức ông Soái chỉ là châu chấu đá voi, làm gì được! Ông phải trở về đưa ngay hai ông bà Soái qua Nam Vang. Tôi sẽ đón ở bến, tôi sẽ lo chu toàn, đầy đủ giấy tờ cho vợ chồng ổng xuất cảnh đi Pháp. Nhưng từ biên giới đến được Nam Vang không còn dễ dàng như trước nữa. CIA đã đê phòng. Họ đã cử Ngô Trọng Hiếu làm đại diện chính phủ Sài Gòn tại Nam Vang. Họ biết con đường duy nhất các ông có thể thoát hiểm để gây rắc rối lâu dài là đường sang bên giới Miên. Họ đã tung tiền thuê quân đội Hoàng Gia Miên chăng lưới chờ sẵn, từng chiếc đầu đã được đặt giá. Ngô Trọng Hiếu hiện ngồi cạnh Sihanouk chỉ với nhiệm vụ ấy mà thôi. Nhưng tôi tin ông có đủ khôn ngoan để đưa ông bà Soái đến Nam Vang an toàn, từ đó có chúng tôi lo liệu. Đó là cách trả ơn ông Soái của tôi và vợ con tôi. Ông hiểu chứ?
- Vâng, tôi hiểu tấm lòng chân thành của ông tham vụ đối với ông Tổng tôi - Vũ đưa đẩy câu chuyện eốt giữ lòng tin của hắn - Tôi đã nắm được những điều mà ông tham vụ đã vị tình ông Tổng tôi mà không giấu giếm, giúp tôi có thể thuyết phục ông Tổng nghe theo lời ông. Tuy nhiên, trong lúc chờ đợi, xin ông cứ tiếp tục giúp cho súng đạn.
- Tất nhiên, tôi sẽ cố gắng. Nhưng ông biết đấy, sẽ không thể kéo dài được đâu. Bộ tư lệnh chúng tôi đã bắt đầu kiểm kê khí tài và đạn dược, phái bộ Mỹ thúc giục phải giao lại cho quân đội của Diệm. Sớm đấy! Khi đã kiểm kê rồi, Salvani sẽ không thể rờ vào được nữa. Hiện giờ còn có thể lén lút lấy ra, bộ tư lệnh không chịu trách nhiệm. Nếu lộ, Salvani mang tội trộm, còn tôi, đồng lõa.
Khi Vũ ra về Brondeau dặn lại:
- Ông cho tôi biết ngày ông đưa ông bà Soái đi Nam Vang, càng sớm càng tốt để tôi lo đón...
2.
Vũ ở luôn Sài Gòn gần ba tháng, anh dùng Quan Hữu Kim làm cơ sở liên lạc với Thành Nam và Soái, thông qua đường dây của đội ghe thuyền lên xuống, mặt khác tiếp xúc với Brondeau nắm tin tức Bộ tư lệnh Pháp. Anh đã giữ được mối quan hệ bí mật, chính xác, giữ được thế an toàn.
Tình hình Soái - Cụt vẫn được yên tĩnh trong mùa mưa lũ. Cả hai đã ở trong thế cưỡi lưng cọp rồi, không dám tính chuyện ra đầu. Nguyễn Ngọc Thơ vẫn không ngừng dụ dỗ, nhưng thái độ gay gắt của Diệm vô tình phản lại công việc của Thơ. Cả Soái lẫn Ba Cụt không còn tin được bản chất tráo trở của Diệm, khi nhớ lại cái chết của Trình Minh Thế. Về phía Pháp thì quá rõ rồi: Phe quân sự chia nhau hàng triệu đô, bỏ mặc bọn tay sai giẫy chết, bất chấp bọn dân sự công khai chửi rủa, bêu xấu vì không được chia phần, như lời Brondeau đã tiết lộ. Bảo Đại ở bên Pháp không còn hy vọng gì ở bọn Hinh, Vỹ, rồi Tắc, Viễn lần lượt bị Diệm hạ đài. Tình trạng Soái - Cụt hiện cứng chẳng hơn gì, sớm muộn sẽ tới ngày tàn lụi.
Vậy mà vừa rồi, ngày 18 tháng 10 năm 1956, không rõ với ý định gì, Bảo Đại lại gửi thêm một bức điện khẩn cấp bắt Diệm phải từ chức. Một vài tờ báo ủng hộ Bảo Đại, đăng nguyên văn bức điện đó, kèm thêm lời bình luận, nhưng Diệm không thèm lý đến. Bọn CIA cười với nhau. Chúng cho Bảo Đại không phải là ngu thì cũng điên dại, vì làm vậy là Bảo Đại đã vô tình thúc hối Diệm tổ chức cuộc trưng cầu dân ý nhanh hơn dự tính.
Ngày 23 tháng 10, chỉ sau có bốn ngày chuẩn bị, cuộc bỏ phiếu được tiến hành trước sự hiện diện của các tổ chức mật vụ công an, các cử tri "tự ý lựa chọn" trao quyền lãnh đạo quốc gia cho một trong hai người: Bảo Đại hoặc Diệm. Đêm 23 tháng 10, đài phát thanh Sài Gòn đã tuyên bố kết quả chín mươi mốt phần trăm cử tri đã bỏ phiếu cho "nhà chí sĩ cách mạng" Ngô Đình Diệm. Sáng sớm hôm sau, thắng lợi của Diệm như đã được tính trước rồi, Diệm lên lễ sài ra mắt, "nhận trách nhiệm của nhân dân" giao phó, xóa đi hình ảnh còn sót lại của Bảo Đại trong ký ức của một số người đá từng dựa thế ông vua cuối cùng nhà Nguyễn chống phá Diệm.
Vậy là chế độ bù nhìn cũ đã sụp đổ rồi, một chế độ bù nhìn mới vừa dựng lên. Trang sử ghi tội ác của thực dân cũ đã lật qua, trang tiếp theo chắc sẽ ghi tội ác của kẻ thù mới càng sâu độc, nguy hiểm hơn - Vũ nghĩ. Sau bản báo cáo gửi về Trung tâm vừa rồi, anh nhận được chỉ thị ở lại Sài Gòn chuẩn bị để đi vào nhiệm vụ chính, nhiệm vụ lâu dài, mục tiêu là đế quốc Mỹ! Vũ mừng rỡ được tin, chờ gặp ở ngay Sài Gòn này, người đồng chí của Trung tâm sẽ phái vào.
Sau ba tháng vắng mặt, lấy cớ đi Đà Lạt nghỉ ngơi, Vũ đã công khai lộ diện ở Sài Gòn.
Căn phòng vợ chồng Trần Đình dành cho, anh vẫn toàn quyền sử dụng. Đình đã đi làm cho Nha Hàng Hải, theo tàu biển đi vắng thường xuyên. Huỳnh Văn Trọng một thời gian giúp cho Nha Tổng tuyên úy Công giáo của linh mục Đinh Văn Thuẫn nay chuyển vào dạy tiếng Pháp và tiếng Việt cho các nhân viên Mỹ trong cơ quan viện trợ Hoa Kỳ. Cha Dưỡng đi tìm Vũ, báo tin Trần Kim Tuyến nhắn lại mời anh cộng tác. Vũ chỉ nhận viết bài cho tập san Tinh thần của cha Thuẫn, còn công việc lâu dài thì anh phải chờ đến sau cuộc gặp gỡ với phái viên của Trung tâm.
Hai ngày chờ đợi, Vũ cảm thấy quá dài. Bốn mươi tám tiếng đồng hề nữa, lần đầu tiên anh sẽ được gặp đồng chí mình ngay trong lòng địch. Anh sẽ được nghe trực tiếp tiếng nói của tổ chức, lời truyền đạt của thủ trưởng. Nỗi vui mừng bừng bừng trong lòng Vũ, làm anh quên hẳn cảnh sống đơn lẻ gần hai năm trời trong suy tư trong cảnh giác: phải đối phó với cái chết luôn luôn ở sát bên mình, phải cân nhắc từng lời nói, cử chỉ trước mặt nhiều kẻ thù đủ loại trong hai tập đoàn tay sai Pháp - Mỹ và cả hai quan thầy của chúng.
Rời văn phòng Cao ủy Pháp, Vũ không trở về nhà. Anh chạy xe chầm chậm ra hướng Thủ Đức, ngừng lại trước một quán ăn có bảng vẽ ba con gà quay bày trên đĩa. Đây là một quán ăn ngoài trời, từ lâu đã thu hút nhiều khách trong thành phố chật chội, nghẹt thở, ra tìm không khí thoáng đãng của đồng quê. Vũ lùi xe vào bãi đậu, chiếc xe Peugeot 203 màu trắng đục kỹ sư Quan Hữu Kim đã sang tên cho anh tháng trước khi hắn nhận được thư cửa Thành Nam dặn tặng riêng Vũ.
Thật là bất ngờ, Vũ thấy cô gái gốc Nùng, Phù Ninh Đa đang một mình ngồi lặng lẽ tại một góc vườn quán. Cô ta ngồi quay lưng ra phía đường, không trông thấy anh. Anh tiến lại gần bên:
- Người đẹp ngồi một mình thôi sao? Ông Conein đâu rồi?
Cô gái giật mình ngước mắt nhìn lên, ánh nắng hoàng hôn loang trên khuôn mặt mệt mỏi, không phấn son. Vũ nhận thấy cô ta có vẻ gì khác lạ. Ninh Đa mừng rỡ thốt lên:
- Trời Phật ơi, ông Vũ. Cơn gió kỳ diệu nào đưa ông đến đây?
Vũ cười:
- Không phải cơn gió mà là cơn đói đấy.
Vũ nhìn ly bia lạnh còn đây trên bàn:
- Thế ra cô cũng mới tới à? Tôi có thể cùng ngồi được chứ? Chúng ta ăn với nhau một bữa cơm cầu thân, được không?
Ninh Đa sẽ gật gù:
- Xin mời ông Vũ.
Vũ vừa ngồi yên chỗ, cô gái ngập ngừng:
- Chính tôi đã tính đến tìm ông... Nhưng rồi lại thôi, vì không dám đường đột. Chỉ mới gặp ông có một lần, tôi đâu có thể liều lĩnh được. Có điều tôi biết bà Linh Phương, em họ của ông, nên mới chợt nghĩ đến việc tìm ông.
Vũ ngạc nhiên:
- Tìm tôi? Có việc gì đấy cô Ninh Đa?
Cô gái cúi đầu, thở dài, giọng nói nghe như thoáng qua:
- Cầu cứu ông?
Thêm một lần ngạc nhiên. Sợ nghe lầm, Vũ hỏi lại:
- Cầu cứu tôi? Chuyện trọng đại thế nào? Cô vẫn ở với ông Conein chứ?
- Vâng, tôi vẫn ở đấy. Nhưng anh ta đã đi Thái Lan nửa tháng rồi. Anh ta còn phải đi vùng ba biên giới thu vụ thuốc phiện đang mùa, năm sáu tháng nữa mới về Sài Gòn.
Vũ vẫn lặng yên ngó cô gái đang lấy tay xoay nhẹ chiếc ly, vẻ bối rối lộ rõ trên nét mặt hơi xanh. Ngập ngừng khá lâu, cuối cùng cô ta thở dài nói tiếp:
- Trước khi rời Sài Gòn, Conein giới thiệu tôi với tên đại úy Mỹ, bạn thân của anh ta.
Anh ta dặn tôi, khi có việc gì cần thì nhờ tên đại úy đó giúp đỡ. Từ lâu rồi tôi chỉ quanh quẩn ở nhà, không đi đến đâu và cũng chẳng quen ai, nên đôi lúc cũng buồn. Chiều thứ Bảy vừa rồi tôi nhận lời đi với tên đại úy đó ra quán ăn, vào vũ trường, đến đêm hắn đưa tôi đến một biệt thự, tại đó có bốn tên Mỹ, trung tá có, thiếu tá có. Chúng mở rượu uống, mở nhạc nhảy, cuối cùng chúng thay phiên hãm hiếp tôi. Chúng dùng sức mạnh hành hạ tôi... như một con vật... Vâng, không khác gì con vật!
Tiếng nói của cô gái nhỏ dần, nghẹn ngào, tức tưởi. Vũ yên lặng để mặc cô ta khóc cho
vợi nỗi khổ. Sau cơn xúc động, cô gái đã dần dần lấy lại bình tĩnh, nói với Vũ:
- Xin lỗi, tôi đã làm phiền ông.
Vũ tỏ ra ái ngại, lắc đầu:
- Tôi hiểu cô, Ninh Đa ạ. Tôi không ngạc nhiên trước hoàn cảnh đáng buồn của cô, nhưng tôi đã xúc động vì cô thành thực thổ lộ với tôi sự việc mà nhiều người đàn bà không dám nói. Tôi rất mừng được Ninh Đa tin, thật đấy.
Cô gái đưa bàn tay vuốt nhẹ mái tóc xõa xuống trán. Vũ như tìm thấy trên khuôn mặt trắng xanh, đau buồn, còn phảng phất vẻ chất phác xa xưa. Anh hình dung ra trong trí anh, người con gái trước mặt vẫn còn dáng vóc ngày xưa trong bộ đồ Chàm dân tộc, xóa nhòa đi cái bóng "me Mỹ, me Tây". Cô gái vẫn nói tiếp:
- Tôi chưa được quen biết một người Việt Nam nào ngoài bà Linh Phương và được một lần biết ông, vì vậy tôi mới nảy ra cái ý cầu cứu ông. Tôi cần phải tránh khỏi cảnh làm thân con vật một lần nữa, thật khủng khiếp, ghê tởm quá ông giúp tôi đi!
Vũ đáp:
- Tôi làm gì giúp Ninh Đa được nhỉ? Cô còn thuộc quyền sở hữu của một thiếu tá Mỹ?
Cô gái lắc đầu:
- Conein không còn cần đến tôi nữa rồi, ông Vũ ạ. Cách đây vài tháng, anh ta bằng lòng
cho tôi tự kiếm chồng, và khuyên tôi kiếm việc gì làm ăn. Về phần tôi, chỉ là đứa đi ở đợ, khác với những kẻ ở đợ là còn tự ý hiến thân cho chủ. Giờ thì tôi đã biết mình dại dột, coi đó là để trả ơn cho người cứu mạng mình. Nhưng thực ra tôi thoát khỏi tay bọn phỉ Tàu lại rơi vào tay phỉ Mỹ, chúng tàn bạo chằng kém gì nhau. Tôi đã lớn rồi, tôi đã biết nghĩ, phải lo tự cứu. Tôi mong ông giúp tôi, tôi chưa quen biết một ai ở đất này.
Vũ nghĩ đến vợ chồng Bạch Hường, rồi Linh Phương, có thể giúp đỡ cô gái này, nếu anh nhờ họ. Về Linh Phương, sau khi Tư Hiếu bị giết chết trong trận đánh qua cầu Tân Thuận, cô ta đã nhanh chóng nhận lấy làm vợ chính thức một thương gia Hoa kiều, có hôn thú hẳn hoi, và đã thích nghi với cuộc sống mới như mọi người đàn bà có gia đình.
- Tôi sẽ bàn với Linh Phương, cô ấy có khả năng giúp cô đấy.
Ninh Đa nhìn Vũ với ánh mắt vui mừng, tin cậy:
- Đội ơn ông. Nhưng nếu có thể, ông giúp tôi ngay từ lúc này. Tôi không thể ở thêm một ngày tại nhà Conein, sẽ lại lọt vào tay bọn Mỹ mất thôi?
- Tôi sẽ cố gắng.
Chờ cho cô nhà hàng bày xong đồ ăn, Vũ đổi giọng vui vẻ:
- Nào chúng ta cùng nâng ly. Chúc Ninh Đa từ nay gặp nhiều may mắn. Niềm hy vọng như đem lại sinh khí cho cô gái. Thái độ cô ta đã trở nên tỉnh táo hơn:
- Hai ngày rồi, tôi cứ khóa cửa bỏ đi, không dám ngồi nhà. Chiều nay đi loanh quanh mãi, thuê ta-xi ra ngoại ô, rồi ghé đây. Ngồi một mình lo âu, chẳng thiết gì ăn uống.
- Bây giờ thì quẳng cái lo âu ấy đi. Ăn để sống và phải dứt khoát tự tìm lấy cuộc sống cho chính bản thân cô. Tôi sẽ giúp, nếu Linh Phương không lo được, tôi còn vài người bạn thân có thể giúp cô được. Yên tâm đi, Ninh Đa ạ!
- Tôi biết lấy gì để trả ơn ông?.
Vũ cười:
- Tất nhiên tôi không chịu cái lối trả ơn theo kiểu dâng hiến cả đời cô như thế. Tôi muốn cô được sống có nhân phẩm, có quyền sống như mọi người. Cô còn ít tuổi, tương lai còn dài, đủ thời gian cho cô tự tạo lấy hạnh phúc cho chính bản thân cô.
Ninh Đa đã chịu ăn và bắt chuyện, vẻ đau buồn lắng dịu. Vũ nói vài câu chuyện hài hước khiến cô ta phải nhếch môi cười, cuối cùng anh chợt hỏi:
- Conein phụ trách việc thuốc phiện, nhưng chắc còn làm các công việc khác nữa chứ, như Trinquier trước kia chẳng hạn?
- Tôi không bao giờ chú ý đến công việc làm của anh ta, ông ạ. Nhưng trong dịp tiếp những người Mỹ cùng bọn, tôi biết họ là nhân viên CIA. Tôi nghe họ nói chuyện với nhau, biết đại tá Edward Lansdale là chỉ huy và là người duy nhất hay nói với Conein về một số người Việt Nam, Trung Hoa còn ở lại ngoài Bắc làm việc cho họ.
Vũ nghĩ đến Conein đã nằm ẩn trong quân đội Pháp tại Việt Nam hơn mười năm, anh tin lời Ninh Đa là đúng.
- Cô có biết đó là những việc quan trong mà họ phải giữ kín không?
- Vâng, tôi cũng nghĩ như thế.
- Vậy tại sao hai người lại bàn những việc đó trước mặt cô? Conein tin cô đến mức đó sao?
Ninh Đa mỉm cười, cô ta có vẻ thích thú:
- Conein tưởng tôi chỉ biết nói và nghe được số tiếng Pháp thông thường nhờ ở cạnh anh Trinquier. Anh ta không ngờ tôi nghe và hiểu được tiếng Mỹ. Trong bốn năm ở với Trinquier, tôi đã được học Anh văn, nói và viết khá, do một sĩ quan Pháp được cử tới nhà dạy cho cả Trinquier và tôi. Nhờ quanh quẩn ở nhà, chẳng có việc gì hơn là học, lại được ông thầy tận tâm chỉ dạy. Không chỉ ban ngày mà đôi khi cả buổi tối, kết quả là tôi học giỏi hơn Trinquier nhiều. Anh ta không thế ganh tị với tôi mà còn mừng là khác.
Vũ bắt đầu chú ý đến câu chuyện khá lạ lùng của cô gái:
- Tại sao cô không cho Conein biết việc cô thông thạo Anh văn? Để ông ta dành cho cô một việc làm có lương hậu mà hiện người Mỹ đang rất cần, cô lại để cho ông ta băn khoăn về việc cô phải kiếm lấy cách làm ăn?
- Khi được tin Conein sẽ trở lại Sài Gòn, Trinquier căn dặn tôi không được để lộ cho Conein biết tôi thông thạo tiếng Mỹ. Vì vậy anh ta vẫn tin tôi chỉ biết nói tiếng Nùng, không sõi tiếng Việt, bập bẹ vài câu tiếng Pháp không quy cách, nên họ không hề đề phòng khi nói chuyện công việc với nhau lúc tôi có mặt.
- Theo cô, Trinquier dặn cô giấu như vậy để làm gì?
Ninh Đa nghiêm sắc mặt:
- Không chỉ là giấu, mà Trinquier đã bắt tôi thề rất độc, buộc phải giữ kín. Tôi chưa biết ảnh làm vậy với ý gì? Anh chỉ nói, sẽ trở lại Sài Gòn sau vài năm, có thể tới lúc đó, ảnh đã ly dị người vợ Pháp, để cưới tôi. Trinquier dặn tôi phải ở với Conein, kiên nhẫn đợi ảnh. Conein còn ở lâu tại Việt Nam, sẽ bao bọc cuộc sống cho tôi.
Thế là Vũ đã hiểu, nhưng vẫn còn điều thắc mắc, anh mạnh dạn hỏi:
- Ngoài Anh văn, Trinquier có dạy thêm cô nghề gì không?
Cô gái lắc đầu. Nếu Ninh Đa nói thực, Vũ nghĩ, bọn tình báo Pháp quả là cao tay. Chúng bố trí một điệp viên vào trong hàng ngũ CIA ngay trước mũi một sĩ quan tình báo loại già dặn như Conein. Nếu Trinquier dạy nghiệp vụ cho Ninh Đa trước khi cài vào, có thể không lâu, hắn sẽ bị lột mặt nạ. Đằng này, hắn đã dùng một cô gái bên ngoài có cái vẻ ngây ngô, vô học, làm cho Conein và cả tổ chức CIA mất cảnh giác, chủ quan đến tin cậy. Sau này hắn sẽ chỉ dẫn cô ta cách lấy tin, ăn cắp tài liệu... không khó khăn gì. Giả như Conein có phát hiện được Ninh Đa biết tiếng Mỹ, thì biết hay không biết tiếng Mỹ, không đủ yếu tố để kết luận cho cô ta là người của tình báo Pháp cài vào.
Vũ thích thú trước một sự bất ngờ. Anh đã nắm bắt được một điệp viên của Pháp ẩn kín cạnh một tên CIA cỡ quan trọng như Conein, coi như đang nằm sâu trong nội bộ của CIA. Tuy điệp viên này chưa hoàn chỉnh, chưa được giao công tác, nhưng tương lai quả là hứa hẹn có tác dụng... Trong lúc Vũ thích thú suy nghĩ những điều đó thì Ninh Đa thì thầm bên tai anh:
- Ông Vũ biết không? Bốn năm trời, Trinquier coi tôi như đứa em gái, tận tình chăm sóc, rồi như một người yêu, đôi khi tâm tình với nhau như bạn. Anh ta không hề có cử chỉ thô bạo, khinh miệt đối với tôi. Trinquier đã dành cho tôi một tình cảm đặc biệt, dù ảnh rất yêu bà Linh Phương, em họ ông. Những người Pháp khác đối xử vôi tôi tử tế không khác gì Trinquier. Tôi biết ảnh và ông tướng Viễn là đôi bạn thân tình, còn ông là người của ông Viễn, nên chỉ gần một năm ở cạnh anh ta, tôi thấy rõ anh ta khác hẳn Trinquier. Những người Mỹ không giống những người Pháp. Họ không thành thật mà xảo quyệt, luôn luôn thủ đoạn. Tôi đã từng chứng kiến họ bàn tính với nhau cách hãm hại Pháp, lợi dụng người Việt, mưu giết người và tranh cướp quyền thế. Không ngờ, tôi là người Conein gởi gắm họ mà họ lại đối xử tàn tệ với tôi như một con vật. Tôi muốn trả thù những kẻ đã cướp công Trinquier, đã tàn hại bạn bè của ảnh là ông Viễn, bà Linh Phương, cả ông nữa. Như vậy tôi cũng trả thù cho chính tôi. Tôi đã nghĩ về ông như thế, tôi sẵn sàng theo ông làm bất cứ việc gì có lợi cho phía ông, cho Trinquier, cho người Pháp. - Cô gái thở dài - Tiếc là lúc này không có Trinquier ở đây.
Vũ quan sát thái độ và từng lời nói của Ninh Đa. Cô gái đã thật tình căm phẫn. Anh hỏi:
- Cô đã nghĩ đến lúc Conein trở về tìm cô, cô sê tính với ông ta thế nào?
- Tôi đã quyết định khóa cửa, rời khỏi căn nhà đó. Khi Conein trở về, tôi sẽ tìm đến trao trả lại nhà.
Ninh Đa nhắm mắt lắc đầu, như để cố xua đi những điều ghê tởm còn ám ảnh cô ta. Vũ nghĩ, cứu một cô gái chất phác, nhẹ dạ, thoát ra khỏi vũng lầy tội lỗi, sa đọa của kẻ thù là việc nên làm. Nhưng cần phải vực dậy tình cảm quê hương, tiến tới giác ngộ tinh thần dân tộc, trong tâm hồn cô ta. Một ngày nào đó cô ta có thể nhận chân được, không chỉ riêng bọn Conein, mà cả bọn Trinquier đêu là kẻ thù của cô ta. Cô ta có thể ý thức được chính mình đã bị chuyển tay từ tên buôn người này qua tên giết người khác xảo quyệt, tàn nhắn hơn! Trước mắt, Vũ cần lợi dụng tình cảm của Linh Phương để che chở cho Ninh Đa, chắc chắn sẽ qua mắt được cả Conein lẫn Trinquier, khi hai tên này trở lại. Anh bảo cô gái:
- Thế thì lát nữa tôi sẽ đưa Ninh Đa lại nhà Linh Phương. Cô ta hiện đang là chủ một thương xá, và một nhà xuất nhập khẩu, có thể cần nhiều người giúp việc. Với cái vốn tiếng Mỹ và tiếng Pháp, Ninh Đa có thể nhận một chân đứng bán hàng dễ dàng thôi.
Đôi mắt cô gái sáng lên ngó Vũ, cô ta vồ lấy cánh tay anh siết chặt:
- Đội ơn ông Vũ, tôi quyết làm lại cuộc đời!
Ninh Đa mừng rỡ, xúc động thật tình, nước mắt như muốn trào ra... Bóng tối đã buông xuống lâu rồi, ánh đèn trên cột trụ khoanh từng vũng sáng trên mặt đường tráng nhựa. Có lẽ đã đến giờ thực khách tới đông, nhiều chiếc xe hơi thả người xuống ven đường, tiếng nói cười rộn rã gây náo nhiệt cả một vùng vốn nơi yên tĩnh.
Vũ đứng lên trả tiền hàng và dắt tay Ninh Đa ra xe. Cả hai cùng ngồi trên băng trước. Xe rời bãi đậu, Vũ dấn ga, chiếc xe quay lướt nhanh trở về trên đường cũ. Ninh Đa nép người bên cửa xe. Từ trong quán ra, cả hai không ai nói thêm một lời. Ninh Đa sửa lại kiểu ngồi cho ngay ngắn, mắt vẫn nhìn ra phía trước, ngập ngừng:
- Ông Vũ ạ, tôi có một lời yêu cầu, nếu như... không vừa ý... ôg tha thứ cho tôi.
- Cô cứ nói đi.
Cô gái im lặng khá lâu, mãi về sau mới nói thật nhanh như cố gắng, nếu không sê không bao giờ nói được:
- Tôi mong được ông coi tôi như đứa em gái xấu số, tôi xin thề giữ cho tốt để đền ơn ông.
Ninh Đa cúi đầu, hai bàn tay ôm mặt. Vũ hiểu cô ta và không cần nghĩ ngợi, trả lời:
- Tại sao tôi có thể từ chối không nhận cô là người em gái? Chỉ sợ tôi không làm tròn bổn phận của một người anh?
Ninh Đa ngước mắt ngó Vũ với ánh mắt long lanh, và nghẹn ngào:
- Anh Vũ, em đội ơn anh!
Vũ cười ha hả:
- Anh em rồi, còn ơn huệ gì nữa. Có điều từ nay hễ tôi nói gì cô phải vâng lời, nếu không bị đòn thì ráng mà chịu?
- Thưa anh vâng.
- Vậy thì nghe tôi dặn dây. Cô biết Linh Phương bây giờ đã có chồng Hoa kiều, không còn liên can đến việc gì ngoài công việc mua bán, làm ăn. Vì vậy cô không được nói với cô ta những điều cô đã nói với tôi về Trinquier, Conein và cả về tôi nữa. Tôi sẽ gởi cô ở lại nhà Linh Phương, giúp cô ta công việc cửa hàng, nếu như cô ta bằng lòng nhận cô vào làm. Cô hứa với tôi chứ?
- Em hứa làm đúng lời anh dặn.
Vũ tính toán, bọn tình báo Pháp chưa cho Ninh Đa biết nhiệm vụ của cô ta, chưa giao công tác trong giai đoạn này. Có thể như lời hắn nói, một vài năm sau, Trinquier mới trở lại, một khoảng cách về thời gian đủ để Vũ đặt vấn đề sử dụng cô gái và biến cô ta thành một con người khác hẳn.
3.
Vừa ngạc nhiên, vừa xúc động, Vũ cố kìm giữ lại cho được bình tĩnh tại điểm hẹn, khi nhận ra đồng chí phái viên của Trung tâm không phải ai khác đồng chí Thành Minh. - Mình bây giờ là Trần Trung Ban, tức là Hoa Ban, bạn đồng nghiệp cũng là giáo viên tư thực trường trung học Ngô Quyền Hà Nội, di cư vào Nam, bất ngờ gặp lại nhau - Bắt tay Vũ, Thành Minh rành rọt dặn anh như vậy, rồi đưa anh lại chỗ đậu xe cách đó vài chục mét. Vũ cho xe chạy chầm chậm.
- Nếu không kềm lại kịp, tôi đã ôm chầm lấy anh rồi. Quả tôi không ngờ người tôi bồn chồn chờ đợi suốt hai ngày nay lại chính là anh. Tôi đang tự hỏi đây có phải là một giấc mơ không? Có thực đúng là anh không?
Thành Minh cười ha hả. Dù có cặp kính trắng gọng vàng che bớt, đôi mắt tinh nghịch của anh vẫn ánh lên vẻ tươi trẻ yêu đời. Mái tóc anh đen bồng bềnh tự nhiên, đúng là anh có vẻ một nhà giáo. Anh nói:
- Đối với chúng mình là thật, nhưng đối với địch đúng là giấc mơ như cậu nói - Anh thôi cười, trở lại vẻ nghiêm túc - Cậu có thể đưa mình về chỗ ở của cậu. Nhưng nói qua về chủ nhà cho mình biết.
Vũ kể chuyện vợ chồng Bạch Hường, với văn phòng độc lập họ dành cho anh, rồi kết luận:
- Không có gì trở ngại, an toàn và thoải mái thôi.
- Trần Đình vắng nhà là một thuận lợi. Mình sẽ ở với cậu hai ngày, cậu tùy nghi mà giải thích với Bạch Hường...
- Chỉ hai ngày thôi ư?
- Tất nhiên không kể chiều nay. Vậy chỉ là ba đêm hai ngày nhưng chúng ta phải làm việc bằng cả một tuần lễ. Nhanh gọn, đầy đủ, thông suốt, đạt tới hiệu quả tối đa. Chúng ta không được để tình cảm chi phối nhiều trong thời gian làm việc. Chúng ta chưa được phép nghĩ về bản thân, khi toàn thể nhân dân ta đang bước vào cuộc đấu tranh gian khổ không kém gì trong thời chiến.
Xe về đến trước nhà, Vũ đứng lại. Bạch Hường cũng đi vắng, anh đưa đồng chí Thành Minh vào phòng riêng, tránh được một khoảng thời gian chào hỏi, giới thiệu. Trong khi Vũ soạn nước uống, Thành Minh xem qua nơi ăn ở của anh, rồi đứng tựa cửa sổ chăm chú nhìn khúc rạch nhỏ chảy qua cầu Rạch Bần nước triều dâng cao gần chạm hai căn nhà sàn phía trước.
- Một khoảng cầu sơn trắng, một đoạn rạch cong cong, một cây dừa ngả bóng trên mặt nước. - Thành Minh gật gù nhìn tiếp quanh căn phòng một căn phòng nho nhỏ, một chiếc giường lẻ loi một cái bàn làm việc, một anh chàng độc thân. - Nên thơ đấy, có lúc nào cậu nghĩ đến thơ không nhỉ?
Có lẽ Thành Minh đang quan tâm đến cuộc sống cô đơn của Vũ, chẳng dễ dàng gì giữ được mình trong một xã hội vật chất, sa đọa, đầy cám dỗ. Vũ mở chai bia ướp lạnh, rói đầy ly, trao tận tay Thành Minh, đáp:
- Có chớ anh, đêm đêm tôi vẫn thường đọc thơ một mình, những vài thơ yêu nước và cách mạng của chúng ta. Tôi đọc để được trở lại sống với con người thực của mình. Người nghệ sĩ lên sân khấu sống với vai trò của mình trong vài ba tiếng đồng hồ. Tôi thì đóng vai kịch rất dài, triền miên hàng giờ, hàng ngày, suốt tháng, suốt năm, khi tỉnh thức và ngay cả trong giấc ngủ. Nhiều lúc tôi cảm thấy mình như lạc lõng giữa sa mạc, ước ao có một người để tâm sự, thèm được vui đúng với niềm vui của mình, được cười đúng ý mình muốn cười, chẳng khác gì thèm giọt nước khi cổ mình cháy bỏng. Thế đấy, anh hiểu tâm trạng tôi khi được gặp lại anh rồi chứ. Trọn đời tôi sẽ không thể nào quên được buổi đầu tiên gặp lại đồng chí của mình này, sau hai năm xa tổ chức.
Thành Minh chăm chú nghe rồi như để tránh xúc động, anh nâng ly chạm với Vũ:
- Vậy thì chúng mình phải uống mừng cuộc gặp gỡ này!
Thành Minh tranh thủ vạch chương trình làm việc, rồi bắt vào đề luôn:
- Thủ trưởng cử tôi vào trực tiếp làm việc với đồng chí, điều đó nói lên tầm quan trọng của nhiệm vụ sẽ giao cho đồng chí. Công tác giai đoạn vừa qua được coi như kết thúc. Cấp trên xác nhận đông chí đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tôi được phép truyền đạt lời biểu dương của thủ trưởng và quyết định của Chính phủ tặng thưởng đồng chí Huân chương chiến công...
Vũ cảm động, Thành Minh châm đầy hai ly bia, đưa cho Vũ, cùng chạm ly, trang trọng:
- Phần mình, uống mừng cậu!
Đặt chiếc ly đã uống cạn xuống bàn, Thành Minh ngả người ra lưng ghế, như sẵn sàng chờ đợi:
- Bây giờ cậu cho mình được nghe công việc của cậu từ ngày vào trong này đến hôm nay, tỉ mỉ và chi tiết...
Cả hai như lao theo thời gian, ngủ ít ban đêm, làm việc suốt ban ngày. Khi cùng ngồi, khi cùng nằm, ở bên cạnh nhau trong bữa ăn đơn giản ngay tại trong phòng, thì thầm to nhỏ với nhau. Cuối cùng Vũ thuật lại cuộc gặp gỡ bất ngờ mới đây với cô gái Nùng, Phù Ninh Đa. Thành Minh nhận xét:
- Đúng là một bất ngờ, nhưng có thể hứa hẹn một hiệu quả rất cao. Ninh Đa có bản chất tốt, chưa bị nhiễm độc nhiều, không đến nỗi quá tồi tệ. Giáo dục để cứu cô ta, hướng cho cô ta trở nên người có ích, là nhiệm vụ của Cách mạng. Nhưng không phải là công việc của cậu mà sẽ giao cho một đồng chí khác, do tổ chức sẽ bố trí. Tuy cô ta chưa biết rõ về cậu, nhưng phải bảo vệ an toàn tuyệt đối cho cậu, rõ chứ?
- Rõ.
- Còn việc của Trần Văn Soái và Ba Cụt, lệnh của Trung tâm là cậu chuẩn bị để cắt đứt liên hệ. Mặt trận sẽ lo việc lôi kéo họ đúng chính sách đoàn kết dân tộc, chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ. Nhưng nếu vì bản chất của họ, họ chịu để cho Diệm - Thơ dụ hàng, đó là việc khác. Trước mắt cậu còn hai việc phải làm. Một, trả lời dứt khoát cho Brondeau là Soái không chịu bỏ cuộc, không qua Pháp, sẽ sống chết chống Diệm. Hai, qua kỹ sư Quan Hữu Kim, nhắn lời khuyên Soái, chỉ rõ cho hắn thấy con đường sống duy nhất là trở về với nhân dân, chung lưng chống Mỹ - Diệm. Trốn chạy hay đầu hàng Diệm chắc chắn là đi vào chỗ chết. Giải quyết hai việc đó xong cậu cắt đứt quan hệ với cả Soái lẫn bọn Pháp.
Thành Minh còn giúp Vũ nghiên cứu nghị quyết của Trung ương, nghiêm khắc tự kiểm điểm, thấy không ít những sơ hở, những sai lầm đã phạm phải trong thời gian công tác vừa qua và là những bài học quí giá để Vũ tiến hành nhiệm vụ công tác chính, lâu dài, do Trung tâm giao cho: đi sâu vào tổ chức tình báo, mật vụ của Diệm - Nhu, điều tra âm mưu của kẻ thù chính: đế quốc Mỹ!"

Chương trước Chương sau