Cuba đêm dài không sáng - Chương 01

Cuba đêm dài không sáng - Chương 01

Chiếc xe ma quái

Ngày đăng
Tổng cộng 13 hồi
Đánh giá 8.2/10 với 15459 lượt xem

uba, nơi z.28 hoạt động lần này là hòn đảo lớn nhất và nên thơ nhất tại Trung Mỹ, thường gọi là vùng carib (Mer des Caraibes, Caribbean Area). Thủ đô là Habana (La Ha-vane). Dân số hòn đảo gần 9 triệu người. Cuba ở cách đất Mỹ một eo biển rộng 150 cây sổ.
Cuba được Kha-Luân-Bố tìm ra năm 1492. Cho đến cuối thế kỷ thứ 19, Cuba bị Tây Ban Nha thống trị. Với sự giúp sức của Mỹ, chủ quyền được phục hồi và Mỹ được thuê dài hạn vịnh Guantanamô ở phía Đông-Nam đảo làm căn cứ hải quân.
Năm 1902, tổng thống Palma nhậm chức. Năm 1952, ông Batista đảo chánh, thiết lập chế độ độc tài. Năm 1959, dưới áp /ực của phong trào chống đối và du kích chiến do Castro cầm đầu, ông Batista từ chức và lưu vong, ông Castro, tục gọi "thủ tướng râu xồm" lên nắm quyền, Cuba biến thành vùng đất cộng sản.
Năm 1961, phe Cuba chống cộng sinh sống ở Mỹ, được sự yểm trợ của C.I.A., mở cuộc đổ bộ nhằm lật đổ Castro. Nỗ lực này thất bại vì tổng thống Kennedy bác bỏ vào phút chót một cuộc không vèm quá công khai.
Năm 1962, Liên Sô lén lút đưa hỏa tiễn nguyên tử vào Cuba. Mỹ bèn phong tỏa đường biển, áp dụng chiến thuật quyết liệt, đòi họ thoái triệt. Thủ tướng Kút-sếp phải nhượng bộ.
Từ ngày Castro nắm quyền đến nay, hơn nửa triệu người Cuba đã rời khỏi nước. Du khách ngoại quốc không ghé lại như xưa nữa vì mọi phương tiện giải trí bị cấm đoán, lữ quán mất hết tiện nghi, hàng hóa không có, ăn uống quá đắt đỏ. Dầu sao phong cảnh thiên nhiên của Cuba rất đẹp. Vì vậy Cuba mới được mang danh "hòn ngọc của vùng carib".
Lời chú thích quan trọng của tác giả
Như thường lệ, tác giả xin trân trọng nhắc lại là, tuy dựa trên thực tế địa lý và thời sự, những tình tiết và nhân vật mà bộ truyện này chứa đựng chỉ là sản phẩm của tưởng tượng sáng tác. Vì vậy nếu trong muôn một có sự gần hoặc trùng hợp với sự việc xảy ra ngoài đời thì đó là ngẫu nhiên, ngoài ý muốn và trách nhiệm của người viết
Khi ấy bỗng nhiên hắn bừng tỉnh.
Trong nhiều giờ đồng hồ lên tiếp, hắn ở tình trạng nửa mê nửa tỉnh. Không hẳn mê, vì hắn đã điều khiển chiếc cam- nhông an toàn từ Santiagô, một thị trấn ở Đông-Nam Cuba trên đường đến căn cứ Guantanamô của Mỹ. Hết xa lộ trung ương rộng rãi, trơn tru, đầy đủ tiện nghi tới lộ trình gập ghềnh, ngoằn ngoèo giữa biển rộng và núi cao hùng vĩ, sình lầy hiểm trở, hắn luôn luôn giữ vững tay bánh và tốc độ.
Không hẳn mê, nhưng thật ra hắn không tỉnh. Vì tất cả những cử chỉ của hắn chỉ là cử chỉ của người máy. Tuy hắn là con người bằng xương bằng thịt đàng hoàng. Con người thở dưỡng khí. Con người cần ăn uống. Và uống rượu rom (rhum). Và hút xì-ga Cuba phì phèo như mọi con người bình thường khác.
Hắn bừng tỉnh có lẽ vì một ánh chớp lạc lõng trái khoáy lóe sáng trong đêm tối mù mịt. Lằn chớp chiếu xuống mặt biển bên phải đặc sệt như mật ong. Đây là một bóng đen thuôn nhọn khổng lồ chọc thẳng lên trời. Bóng đen bất động cao lêu nghêu này là mỏm Turquinô, đỉnh cao nhất Cuba.
Lần thứ nhất từ lúc hắn rời thành phố, dấn vào miền quê hoang dã, hắn cảm thấy rờn rợn. Thì ra xe hơi của hắn vượt qua một nghĩa trang lớn. Cuba sau ngày nhà độc tài râu xồm Castro nắm quyền là xứ của nghĩa trang. Hồi nãy xe hắn chạy gần một nghĩa trang hữu danh. Những người nổi tiếng đều được an táng tại đó. Hắn như nhìn thấy ngôi mộ quý phái của một nhà văn bản xứ lỗi lạc lọt giữa khu vườn xinh tươi đầy hoa hồng trắng [1]. Bình sinh nhà văn này chuyên ca ngợi hoa hồng trắng.
Hắn cũng vậy. Trong cuộc đời lênh đênh, hắn có thiện cảm nồng nàn với hoa hồng trắng. Hắn cố đào móc trí óc để tìm lại những kỷ niệm về hoa hồng trắng. Trời ơi, óc hắn bị đông cứng, quá khứ cũng như hiện tại chỉ nổi hiện lờ mờ, lờ mờ rồi tan biến trong hư vô mênh mông như những đợt sóng lượn theo con đường khúc khuỷu.
Một ánh chớp nữa lại phụt cháy bên trái. Nơi đó có rặng núi vòi vọi và rừng rậm bí mật. Nghĩa trang... nơi chôn người chết. Chuyến đi đêm nay là chuyến đi tới cõi chết cũng nên.
Bất giác hắn sờ ngực. Tim hắn còn đập. Hắn còn sống, sống mà như chết. Hắn đã quên tên họ. Quên nghề nghiệp. Quên bạn bè. Chỉ mang máng nhớ hoa hồng trắng. Tuần trước, một người nào đó táy máy với hoa hồng trắng, bàn luận với hắn về cái chết. Không nơi nào cái chết dễ xảy ra bằng ở Cuba. Hơn ba chục ngàn người trốn khỏi xứ trên 800 con thuyền mỏng mảnh. Cứ một người thoát được đến Mỹ thì ba người bỏ mạng, thân xác làm mồi cho cá mập.
Hắn bừng tỉnh. Người táy máy với đóa hoa hồng trắng là một cô gái mỹ miều. Tên nàng là Hồng Trắng. Nàng dẫn hắn vào một nghĩa trang ở thủ đô Ha-van [2], đặt một xấp pêsô (3)”trên mộ người quen. Nàng giải thích "xuống âm phủ cần xài nhiều tiền, tục lệ nước em là người sống phải tiếp tế đầy đủ tiền cho người chết, bất luận giàu hay nghèo, nếu chẳng may em chết, anh đừng quên mang tiền đến cho em nghe.... À, em không thích pêsô, nó xuống giá quá, anh tặng đô-la nhé..."
Hắn bừng tỉnh. Một phần thực tại nhỏ nhoi dần dần trở lại với trí nhớ. Hắn nhớ hắn là người Mỹ. Vì người Mỹ xài đô- la. Luật lệ Cuba rất khắc nghiệt, du khách đến nơi phải đổi ngoại tệ ra pêsô. Giữ lại trong mình là ngồi tù. Công dân Mỹ càng dễ ngồi tù hơn công dân nước khác từ ngày hai nước đoạn giao với nhau.
Tuy vậy dân bản xứ vẫn khoái đô-la. Vì đổi ở nhà băng một ăn một, hối xuất chợ đen những một ăn mười, có nhiều nơi một ăn ba, bốn chục pêsô nữa (4).
Hắn ném điếu xì-gà cháy non nửa qua cửa xe, rồi buột tiếng à kinh ngạc. À, tên mình là Giắc (5). Giắc, nhà báo, Giắc, nhân viên sở Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ C.I.A.. Mình là điệp viên C.I.A., tại sao mình léo hánh đến sào huyệt của ông thủ tướng râu xồm, kẻ thù không đội trời chung với C.I.A. và Mỹ ? Chỉ riêng mang quốc tịch Mỹ đủ bị bắt vô tội vạ. Huống hồ Mỹ gián điệp...
Câu hỏi này quay cuồng trong óc Giắc trên nhiều cây số và Giắc chưa tìm ra giải đáp. Hắn chỉ biết rõ là giờ này hắn đang ở Cuba. Giờ này, phút này, hắn đang lái xe về hướng Đông-Nam. về căn cư Mỹ Guantanamô. về nơi được canh phòng cực kỳ cẩn mật. Có bẩy triệu dân thì hơn nửa triệu đã làm lính, chưa kể mấy trăm ngàn công an, đặc vụ. Đời sống nghẹt thở đến nỗi nửa triệu đã khăn gói ra đi. Lộ trình Đông-Nam không phải là lộ trình ngoạn cảnh của du khách. Đâu đâu cũng thấy đồn bót. Đâu đâu cũng thấy nút chặn. Quân đội. Tự vệ. An ninh. Nhất là G-2, cơ quan tình báo, phản gián, an ninh ghê sợ nhất ở Tây-bán-cầu (6).
Hắn nhớ ra rồi. Chiếc cam-nhông rời thủ đô với hắn và một người đàn ông khác. Người này cầm vô-lăng. Hắn ngồi bên, thân thể bất động. Xe chạy qua Vara-dêrô, thị trấn ven biển có bãi tắm thần tiên độc nhất vô nhị, nước thì xanh trong như được pha phẩm lục và lọc bằng máy, cát thì mịn màng, óng ánh như bạc. Trên trán Giắc còn dấu muỗi cắn, người lạ đậu lại cho hắn dầm mình trong nước, những con muỗi khổng lồ tấn công mặt hắn tới tấp. Nghe hắn chửi rủa đàn muỗi hỗn xược, người lạ hé miệng cười.
Cười nửa miệng một cách kiêu ngạo. Theo kinh nghiệm, Giắc nhận thấy người Á-Đông thường bịt răng vàng nhiều hơn người phương Tây. Người Á-Đông lại hay kiêu ngạo. Người lạ này có một giẫy răng vàng. Cho nên Giắc đoán y là người Á-Đông tuy tròng mắt y hơi xanh, mũi y hơi lõ, thân y khá cao lớn.
Xe chạy qua vùng có 5 ngọn suối nước nóng, các cặp vợ chồng mới cưới đến đó để hưởng tuần trăng mật. Giắc mệt đừ, xin người lạ dừng xe, ăn một bữa no nê vì hắn chỉ được ăn bánh bích-quy khô khan, chiêu với nước ngọt. Người lạ lắc đầu, lạnh lùng.
Tỉnh Camagây (7) lừng danh năm châu nhờ phụ nữ đẹp. Khách sạn ở đó thuê những em bồi phòng thơm tho hết chỗ nói. Người lạ tiếp tục lắc đầu. Dưới ánh đèn pha, xa lộ vắng tanh đột nhiên thấy một lớp sinh vật lổm ngổm trên mặt đường, nâu nâu, đen đen. Hàng ngàn, hàng vạn con cua đồng rủ nhau xâm chiếm xa lộ. Cua cứ bò, mỗi lúc một đông đảo, một cách hiên ngang. Chỉ còn nước phóng qua, cán cua giẹp lép.
Giắc ghê hàm răng khi nghe tiếng rạo rạo dưới lốp xe cam-nhông. Hắn phải bịt tai, người lạ bèn đập vai hắn, giọng kẻ cả :
Bỏ tay ra, tiếng nhạc hấp dẫn không anh ?
Làm gì có tiếng nhạc. Chỉ có tiếng 10 vỏ lốp ni-lông to tướng nghiến trên nhựa cứng. Tiếng rào rạo của đạo binh cua đồng bị đè bẹp. Âm thanh này có gì hấp dẫn đâu ?
Giắc đáp :
Đau đầu quá, ông ơi.
Người lạ gật gù :
Anh đang nghe thấy tiếng gì ?
Tiếng cua rào rạo.
Sai bét. Tiếng đàn. Nghe lại coi.
Vâng, tiếng đàn. Tây-ban-cầm.
Giỏi. Theo anh đó là điệu nhạc nào ?
Nhạc khiêu vũ. Điệu pa-dô (8)
Đầu Giắc nóng rần rần. Tiếng rào rạo kinh tởm được thay thế bằng tiếng ghi-ta trầm bỗng, cuốn kéo, thoạt tiên là điệu pa-dô khiêu khích, rồi đến nhịp phách uốn éo, rập rình.
Giắc reo lên :
Rumba nữa.
Người lạ cười:
Pa-dô trộn với Rumba thành điệu gì ?
Điệp viên Giắc thở phào :
Merengue.
Ghé trung bộ châu Mỹ không biết nhảy me-rin-gờ là điều bất khả chấp nhận. Giắc vốn khoái mẹ-rin-gờ, me-rin-gờ của Pháp có vẻ thượng lưu, bay bướm hơn, song thiếu tính chất thi vị. Nhảy me-rin-gờ gần giống đi cà-thọt, sức nặng của người nhảy dồn trên một chân. Tục truyền vũ cà-thọt này phát xuất từ những kẻ làm nô lệ, một cẳng bị nhốt trong dây xiềng sắt kèm theo cục sắt tròn nặng chĩu, phải lê bằng một chân. Trai gái vũ me-rin-gờ dể áp má, kề môi, và...
Xe bất thần tốp lại. Cuống họng khô cháy, trời đêm u uất, gió nóng vù vù làm Giắc càng khát nước. Giắc xin người lạ
Uống được chưa ông ?
Nước ngọt của người lạ được chứa trong cái phích lớn, kiểu hai lít. Gọi là nước ngọt vì nó có đường, thật ra nó không phải nước ngọt đóng chai. Vì nó lờ lợ khó tả. Giá có nước lã thiếu vệ sinh, chắc Giắc uống liền, Giắc đành phải uống cái nước lờ lợ ấy.
Phích nước ngọc chỉ được giành riêng cho Giắc. Người lạ không ngó ngàng tới. Khi cần, người lạ ngậm nhân sâm. Giắc trả cái bình thủy cạn rặc cho chủ nhân. Người lạ hỏi:
Anh biết đây là đâu chưa ?
Giắc đáp :
Chưa. Ông dặn tôi phải tuân lệnh ông. Luôn luôn tuân lệnh ông. Dầu ông có mặt hay vắng mặt.
Giỏi. Tôi sắp xuống xe, để tay lái lại cho anh.
Ông cho phép tôi tiếp tục lái.
Ừ, đây là Santiagô. Anh hãy lập lại những chỉ thị của tôi.
Santiagô là thủ phủ của tỉnh Ori-entê, một vùng mang nặng vết tích lịch sử. Xưa kia, trận đánh quyết định cho nền độc lập Cuba diễn ra trên ngọn đồi ở ngoại ô còn đầy hào lũy và mộ phần ngang dọc. Khi còn chỉ huy du kích, nhà độc tài râu xồm Castro đặt chiến khu trong rừng núi ở đây. Castro trở thành ông vua không ngai, thì những người chống ông lại trở về đây chiêu binh mãi mã, đợi ngày phất cờ khởi nghĩa.
Santiagô là cái khâu cuối cùng của hệ thống đường xá tân tiến. Xa lộ trung ương tạc tị. Cũng như đường sắt xe hỏa. Lắm khi chờ mòn gót giầy không thấy tàu hỏa. Chỉ có một đường bay duy nhất nối liền với Ha-van . Phi cơ của nhà nước mà ngày nào cũng chậm. Từ Santiagô trở đi là hoang vu xa vắng, la chết chóc rùng rợn. Hải quân Mỹ còn đồn trú tại Guantanamô, nhà độc tài râu xồm đuổi mãi không đi. Rốt cuộc vòng vây G-2 được thắt chặt, đề phòng dân bản xứ trốn vào căn cứ xin tị nạn. Sự canh chừng này gia tăng tối đa từ khi 88 người nhét đầy một xe cam-nhông liều lĩnh vượt hàng rào kẽm gai, chọn tự do (9)...
Thưa, theo chỉ thị, từ đây tôi sẽ chạy thẳng một mạch đến căn cứ Mỹ.
Đường xa bao nhiêu ?
80 cây số.
Anh lái một mình được không ?
Thưa được. Theo chỉ thị, tôi sẽ không ngừng lại ở bất cứ đâu. Trừ phi bị G-2 chặn lại. Trong trường hợp này, tôi sẽ trình giấy phép. Chứng minh thư hợp pháp đầy đủ đượcc cất sẵn trên băng xe.
Giỏi. Cho phép anh nổ máy.
Theo chỉ thị.... cho phép ạnh... tuân lệnh ông.... Giắc, điệp viên C.I.A. biến thành người máy ngoan ngoãn. Hắn ngoan ngoãn đeo kiếng hồng ngoại tuyến để lái trên con đường tối đen khỏi mở đèn pha. Hắn ngoan ngoãn giữ đúng tốc độ, 60 cây số một giờ.
Mồ hôi chảy đầm đìa, lòng bàn tay hắn ướt mèm. Hắn càng lau khô, mồ hôi càng tháo ra. Đến Guantanamô, cách căn cứ Mỹ khoảng hai chục cây số, mồ hôi chảy nhiều đến nỗi bàn tay hắn trượt trên vô-lăng như bị thoa mỡ. Đồng thời trong óc hắn nồi dậy những cảm giác là lạ.
Khi ấy bỗng nhiên hắn bừng tỉnh.
Phản ứng tự vệ đầu tiên của Gịắc là chộp vô-lăng, nắm thật vững để chế ngự chiếc cam-nhông đồ sộ đang lắc lư một cách nguy hiểm. Hỡi ôi, Giắc càng giữ chặt, vô-lăng càng vuột khỏi tay hắn. Hắn bèn đạp mạnh bàn chân trái. Mục đích của hắn là dùng ăm-ba-da, hộp số và thắng cùng một lúc để hãm chiếc xe ló mòi bất kham. Người lạ không cho ngừng xe. Điều này có nghĩa là Giắc không còn tuân lệnh mù quáng như trước nữa.
Nhưng hắn chỉ nghĩ được trong óc, không thể chuyển thành hành động. Dường như thần kinh hệ có gì trục trặc. Hắn không còn ban lệnh được cho tứ chi. Hắn bắt đầu hiểu rằng tứ chi hắn do một người không phải hắn điều khiển. Người lạ tên là gì ? Người lạ kia là ai ? Tại sao lại ngồi chung xe đến Santiagô ? Tại sao lại biến dạng ở
Giắc quyết ngừng xe, quay đầu về Ha-van. Chiếc cam-nhông của hắn thuộc loại Ford, tuy máy đã cũ nó còn vọt nhanh và êm. Hộp số chưa phát ra tiếng kèn kẹt, thế tất nó còn tốt. Giắc khỏi sợ bị hỏng dọc đường. Đến Ha-van mình sẽ vứt cam-nhông tại một góc đường âm u nào đó, tìm cách móc nối với C.I.A. địa phương hầu khám phá ra người lạ là ai.
Song... xe vẫn phóng nhanh, bàn chân hắn không đủ sức điều khiển am-ba-da, bàn tay hắn không đủ sức điều khiển hộp số. Nhiều lùm sáng khác nhau múa nhảy hỗn loạn trước mắt Giắc. Hắn chóng mặt. Lờm lợm ở cổ. Hắn nghe tiếng người nói. Tiếng của người lạ. Lạ mà quen. Rất quen. Người lạ đã ở xa hắn mà giọng nói dõng dạc vẫn nổ bên tai:
Giắc... anh là tay sai của tôi, tay sai vô điều kiện của tôi, anh ngước đầu lên, nhìn thẳng mắt tôi, cứ nhìn như thế không được chớp. Tôi có biệt tài sai khiến bằng luồng mắt. Tôi bảo gì anh phải làm nấy. Không được nêu hỏi lý do. Không được phản đối. Khi tôi không còn ngồi bên anh nữa thì luồng mắt tôi sẽ ngự trị trong đầu anh... Giắc... Giắc... anh là gì của tôi ?
Thưa, tôi là tay sai vô điều kiện của ông..
Bảo chết, anh chịu chết không ?
Sẵn sàng.
Trời sắp sửa bình minh.
Đây là con đường dẫn đến thị trấn nhỏ bé Cai-ma-nêra trên bờ biển, gần căn cứ Mỹ. Con đường rộng hẳn ra, và được chia làm ba lối đi riêng biệt. Muốn tới Cai-ma-nêra, phải qua Guantanamô. Cách thị trấn 6 cây số, Giắc nhìn thấy nhà cửa của căn cứ. Dọc con đường này, cứ nửa cây số có một trạm gác. Những đồn canh giàn thành hàng chữ nhất, ngăn chặn căn cứ Mỹ tiếp xúc với đất liền. Sau lưng căn cứ là biển. Phía trước căn cứ là những đồn canh và một giẻo đất bao la, trống trải. Gần đến căn cứ là bờ rào kẽm gai do quân đội Cuba thiết lập.
Bờ rào kẽm gai bất khả xâm phạm... Không cần tuần tiễu dọc bờ rào, nhân viên G-2 túc trực ngày đêm trong trạm gác có thể kiểm soát từng phân vuông đất. Hệ thống súng máy của họ giết chết một con chuột như chơi, chứ đừng nói là con người to lớn, năm, sáu chục ki-lô nữa. Động dụng họ chỉ bấm nút điện. Tacata... tacata....
Vượt bờ rào kẽm gai nằm trong tầm đại liên G-2 là chưyện 10 phần chết 9. Giắc chẳng dại gì hy sinh tính mạng vô ích. Hắn bèm mím môi, xử dụng chân phải. Đạp thắng. May quá, giây đồng hồ trọng đại này, óc Giắc lại phục hồi được quyền lực. Xe chạy quá nhanh, kết quả của việc đạp thắng là sườn xe bị nghiêng một bên, tiếng kèn kẹt của vỏ lốp vang động khắp vùng....
Chết rồi, nó không chịu đứng lại. ống dẫn dầu bị bể. Giữa lúc cần tới nhất.
Những tia sáng rạng đông mới lấp ló trên mặt biển, chưa lan vào nội địa, tuy nhiên Giắc đã có thể quan sát được vị trí bờ rào kẽm gai của căn cứ Mỹ. Đang bon bon trên nền đường, Giắc bẻ vô-lăng, chiếc cam-nhông rùng mình dữ dội rồi băng xuống ruộng. Từ đây tới bờ rào khoảng một ngàn năm trăm mét. Nếu không gặp trở ngại bất ngờ, Giắc chỉ mất vỏn vẹn một phút. Người lạ đã tính toán kỹ càng.
Bánh xe nhảy lập bập trên những ổ gà lớn như huyệt chôn người, tốc độ bị níu chậm lại. Giắc buột miệng :
Lạ lùng ghê !
Lạ lùng ghê, Giắc đâu muốn thách thức lực lượng an ninh, đâm xe hơi vào căn cứ Guantanamô. Giắc chỉ muốn hãm xe. Giắc chỉ muốn cưỡng lại mệnh lệnh của người lạ. Song mệnh lệnh của chủ nhân vô hình này quá mạnh. Dầu muốn hay không Giắc cũng rơi vào tử địa.
Bản năng tự tồn xui khiến Giắc tống thêm ga xăng, gia thêm tốc độ. Vì đầu óc hắn bỗng nhức nhối vô kể. Buồng phổi hắn xoắn cuộn lại, nhịp tim đập ình ình hơn cả nhọp tim phi hành gia đặt chân xuống mặt trăng lần đầu. Trời đang hừng sáng trước mặt hắn, chung quanh hắn trở nên tím ngắt. Màn đêm sập xuống...
Nhiều loạt súng đại liên nổ ròn. Nổ liên hồi như thể quân đội hai phe đang giao chiến. Ngay trong giây đồng hồ khai hỏa đầu tiện, các đồn bót G-2 đã bắn trúng mục phiêu. Theo lời người lạ, xạ thủ G-2 không thể bắn trật, vả lại, họ bắn bằng ống nhắm rô-bô điện tử, vấn đề bắn trật không được đặt ra. Nhưng Giắc đừng lo. Những vỏ lốp được chế tạo bằng cao-su riêng, bị bắn lũng đến đâu chất keo nhựa bên trong sẽ tự động vá kín đến đấy. Thùng xăng được bảo vệ kiên cố bằng thép dầy và ni-lông mềm cản đạn. Bắn vào sườn, vô ích. Kiếng xe cũng thuộc loại cản đạn. Người lạ nghiêm giọng với Glắc :
Nhiệm vụ tôi giao cho anh, anh phải làm tròn. Tôi đã bố trí an toàn, anh húc xe qua bờ rào kẽm gai mà da dẻ không bị trầy sớt. Anh tin ở tôi.
Đúng, người lạ đã bố trí an toàn. Những viên đạn bắn như tưới vào hông xe cam-nhông song không phá vỡ được động cơ. Bánh xe vẫn quay tròn phây phây. Bờ rào kẽm gai sừng sững trong ánh ban mai mầu sữa loãng.
Tacata... chiu chiu... những họng súng lớn nhỏ đủ cỡ vẫn khạc đạn xối xả và chiếc cam-nhông của Giắc vẫn chạy nghênh ngang trên nền ruộng khô.
Đến khi hắn nhìn thấy tai nạn thì đã quá muộn.
Tai nạn là một cái hào rộng, cách bờ rào gần trăm mét. Hào rộng và sâu, chiến xe còn mắc kẹt, huống hồ xe cam- nhông cồng kềnh và yếu đuối. Dưới hào không có nước mà là những giẫy chông nhọn hoắt bằng thép cứng. Giàn đầu xe hơi đâm xuống hào, chiếc xe bị lật ngửa. Và mui xe, thân xe bị găm vào bàn chông.
Hai chiếc díp của G-2 từ hai đồn canh kế cận rầm rộ lái tới, đầy nhóc binh sĩ võ trang tiểu liên Tiệp Khắc. Phía sau bờ rào cao và dầy đồng đều một mét, một toán lính hải quân Mỹ cũng vừa từ xe hơi thót xuống. Giắc chưa vượt qua ranh giới, họ không thể can thiệp. Trước Giắc, nhiều người đã làm liều như vậy, hầu hết đều bị thất bại, kẻ ngồi tù rục xương, người chết thảm thê.
Dầu họ can thiệp, họ cũng không giúp Giắc được bao nhiêu. Vì những mũi chông tàn bạo đã xuyên qua vai Giắc. Điệp viên Giắc của C.I.A. chết không kịp trối ngay trên ngưỡng cửa căn cứ Guantanamô.
Và sấm chớp điệp báo nổ rền trên đảo Cuba.
Chú thích Nhà văn này là José Marti. Tên ông được dùng để đặt cho phi trường thủ đô Cuba.
Tức La Ha-vane, Ha-vana, Habana. Tác giả phiên âm Ha-van cho tiện.
Pêsô là đơn vị tiền tệ của Cuba. Tục lệ cúng bằng tiền này gần giống ở Việt Nam, chỉ khác là ta dùng tiền mmã còn họ dùng tiền thật.
Hối xuất chợ đen năm 1970.
Jack, Jacques.
Trong những năm đầu của chế độ Castro, người cầm đầu G-2. Phòng Nhì quân lực Cuba là thiếu tá RamiroValdés, khi ấy độ 25, 26 tuồi. Dầu là ai đi nữa thì KGB Sô Viết vẫn là cơ quan có quyền hành nhất. Nhân vật đại diện KGB là Fabio Grọbart. Mọi việc lớn nhỏ, Castro đều hỏi Grobart. Không rõ người thay Grobart hiện thời là ai.
Camaguey. Đến Cuba, thấy cô gái nào đẹp là biết ngay nàng sinh trưởng ở Camaguey.
Điệu paso doble (2 bước của Tây-ban-nha). Điệu paso bắt nguồn từ kiểu đi đứng và vũ của giới nô lệ da màu bị xiềng chân, như điệu me-ren-gờ hoặc con-ga (Nam-Mỹ)
Vụ chọn tự do tập thể táo bạo này xảy ra mùa hè năm 1968, với 113 người, gồm đàn ông, đàn bà, con nít, có 88 người thoát do Euíemio Delgado, tài xế, chỉ huy. Toán người chọn tự do này chỉ có hai khẩu súng lục nhỏ để chống lại tiểu trung liên của an ninh Cuba, nhờ may mắn, họ thành công.

Chương sau