Cô gái chọc tổ ong bầu - Chương 01

Cô gái chọc tổ ong bầu - Chương 01

8 12 tháng tư

Ngày đăng
Tổng cộng 34 hồi
Đánh giá 9/10 với 61333 lượt xem

Stieg Larsson, sinh năm 1954, là nhà báo, Tổng biên tập tạp chí Expo từ 1999, trước đó đã làm việc nhiều năm cho một hãng tin lớn. Ông là một trong những người tiên phong chống lại các tổ chức Quốc xã và phái hữu cực đoan phản dân chủ, đồng thời đã tham gia nhiều hoạt động tư vấn về các vấn đề này.
Tháng Mười một năm 2004, ông đột ngột qua đời ngay sau khi trao cho nhà Xuất bản Thụy Điển bản thảo ba tiểu thuyết hình sự. Các tiểu thuyết này hợp thành Tam bộ khúc Millennium và từ đó đã phát hành hàng chục triệu bản trên khắp thế giới. Buồn thay, Larsson lại không được sống để thấy sách của mình đã trở thành hiện tượng như thế nào.
Thế giới nói về tác phẩm
“Lisbeth Salander! Lạ thường... chào mừng tính bất tử của hư cấu”.
Mario Vargas Llasa, Nhà Văn Peru nhận giải Nobel Văn học 2010
“Phức tạp, thỏa mãn, thông minh, đạo đức... Đây là cuốn tiểu thuyết trưởng thành của những người đọc trưởng thành muốn cái gì đó hơn một sự giải quyết mau lẹ và một cuộc rượt đuổi tốc độ cao”.
Guardian
“Sự sắp đặt cuối cùng trong bộ ba tiểu thuyết trinh thám mê người của Stieg Larsson là như thế đấy... Nếu đã yêu thích hai cuốn đầu, bạn sẽ không bị thất vọng bởi cái kết khiến ta phải ngạc nhiên. Nếu chưa có chút manh nha gì về toàn bộ mớ bòng bong rắc rối này, bạn hãy mua cả ba tập, tiêu gọn một cuối tuần và hưởng thụ công trình của một bậc thầy kể chuyện”.
News of the World
“Tập kết thúc của tam bộ khúc Millennium cũng nghẹt thở như hai tập đầu. Khi mà không còn ai có thể miêu tả Salander và Blomkvist giống như Stieg Larsson vĩ đại đã quá cố nữa thì thật buồn biết mấy, bởi sẽ không còn thêm những cuộc phiêu lưu tiếp theo của họ”.
Scotland on Sunday

Người ta ước chừng có sáu trăm phụ nữ phục vụ trong Nội chiến Mỹ. Họ cải trang nam giới để tòng quân. Hollywood đã bỏ sót ở đây một chương lý thú về lịch sử văn hóa – hay vì xử lý về ý thức hệ với đoạn lịch sử này khó quá? Các sử gia vẫn hay đấu tranh để xử lý những phụ nữ không tôn trọng sự phân biệt giới tính, mà sự phân biệt này thì không ở đâu sắc nét bằng trong chiến đấu vũ trang. (Ngay bây giờ, việc một phụ nữ săn nai sừng tấm theo kiểu điển hình Thụy Điển cũng có thể gây tranh cãi rồi).
Nhưng từ cổ chí kim đã có rất nhiều câu chuyện về các nữ chiến binh, về các Amazon. Những người nổi tiếng nhất đã tìm đường đi vào sử sách như những nữ hoàng chiến đấu, những nhà cai trị cũng như những nhà lãnh đạo. Họ là: các Semiramis ở Niveheh, những người từng định hình nên Đế quốc Assyria; và Boudicca, người đã lãnh đạo một trong những cuộc nổi dậy đẫm máu nhất của người Anh chống lại các lực lượng La Mã chiếm đóng. Hãy kể hai việc đó thôi, họ đã bị buộc phải hành động như bất kỳ Churchill, Stalin hay Roosevelt nào. Boudicca đã được vinh danh bằng một pho tượng trên sông Thames, đặt ở cầu Westminster, đối diện ngay với tháp đồng hồ Big Ben. Hãy nhớ chào bà ấy nếu bạn có tình cờ qua đó nhé.
Mặt khác, lịch sử lại khá xẻn lời với những phụ nữ là lính tráng bình thường, những người mang vũ khí, ở trong các trung đoàn và cũng góp phần đánh chác ngang tàng như đàn ông. Hiếm có một cuộc chiến tranh nào được tiến hành mà lại thiếu vắng nữ binh trong các hàng quân.

Chương sau