Bức họa chết người - Chương 01

Bức họa chết người - Chương 01

Dì ADA

Ngày đăng
Tổng cộng 17 hồi
Đánh giá 9.7/10 với 17666 lượt xem

By the Pricking of My Thumbs là một tiểu thuyết trinh thám của Agatha Christie xuất bản đầu tiên ở Anh năm 1968. Câu chuyện bắt đầu khi Tuppence để ý đến một bức tranh được thừa kế từ người dì của Tommy, một bức tranh sơn dầu vẽ một nhà bên cạnh một con kênh và cây cầu. Chắc chắn rằng mình đã từng thấy hình ảnh này ở đâu đó, cô quyết định tiến hành điều tra và theo dõi. Và cũng chính lúc đó, cô đã vô tình bước vào câu chuyện của một loạt vụ án giết trẻ em bí ẩn xảy ra trong thị trấn từ nhiều năm trước...
Năm 2005, cuốn tiểu thuyết được dựng thành phim bởi đạo diễn người Pháp Pascal Thomas với tiêu đề Mon petit doigt m'a dit ...Cuốn tiểu thuyết cũng được chuyển thể trong series phim truyền hình trong năm 2006 mang tên Marple: By the Pricking of My Thumbs bởi đạo điễn Peter Medak.
Tác giả:
Agatha Mary Clarissa, Lady Mallowan, DBE (15 tháng 9 năm 1890 - 12 tháng 1 năm 1976), tên thật của bà là Agatha Mary Clarissa Miller, thường được biết đến với tên Agatha Christie, là một nhà văn trinh thám người Anh. Bà còn viết tiểu thuyết lãng mạn với bút danh Mary Westmacott, nhưng vẫn được nhớ đến hơn cả với bút danh Agatha Christie và 66 tiểu thuyết trinh thám. Với hai nhân vật thám tử nổi tiếng, Hercule Poirot và Bà Marple (Miss Marple), Christie được coi là "Nữ hoàng trinh thám" (Queen of Crime) và là một trong những nhà văn quan trọng và sáng tạo nhất của thể loại này.
Theo Sách kỷ lục Guinness, Agatha Christie là nhà văn có tác phẩm bán chạy nhất mọi thời đại của thể loại trinh thám, và đứng thứ hai nếu tính cả các thể loại khác (chỉ xếp sau William Shakespeare). Ước tính đã có khoảng 1 tỷ bản in bằng tiếng Anh và khoảng 1 tỷ bản in bằng 103 thứ tiếng khác những tác phẩm của Christie được tiêu thụ. Một ví dụ cho sự hấp dẫn của những tác phẩm của Agatha Christie ở nước ngoài là bà cũng là tác giả ăn khách nhất mọi thời đại ở Pháp với 40 triệu bản in bằng tiếng Pháp đã tiêu thụ (tính cho đến năm 2003), trong khi người xếp thứ 2 là nhà văn Pháp Emile Zola chỉ là 22 triệu bản.
Vở kịch The Mousetrap (Cái bẫy chuột) của bà cũng đang giữ kỷ lục vở kịch được công diễn lâu nhất trong lịch sử sân khấu London, ra mắt lần đầu tại rạp Ambassadors Theatre ngày 25 tháng 11 năm 1952 và vẫn tiếp tục được diễn cho đến nay (năm 2007) với trên 20.000 buổi diễn. Năm 1955, Christie là người đầu tiên được nhận giải thưởng Grand Master Award của Hội nhà văn trinh thám Mỹ (Mystery Writers of America). Hầu như tất cả tác phẩm của bà đều đã được chuyển thể thành phim, một số tác phẩm đã được chuyển thể nhiều lần như Murder on the Orient Express, Death on the Nile, 4.50 From Paddington, nhiều tác phẩm cũng được chuyển thể thành phim truyền hình hoặc trò chơi điện tử.

Bằng cách cắn vào những ngón tay tôi
Điều độc ác theo đường này đến
Cuốn sách này dành tặng cho những bạn đọc từ những miền khác nhau viết thư cho tôi hỏi: “ chuyện gì đã xảy ra với Tommy và Tuppence? Bây giờ họ đang làm gì? ‘’
Lời cầu chúc tốt nhất tôi gởi tất cả các bạn, tôi hi vọng bạn sẽ vui sướng gặp lại Tuppence và Tommy lần nữa, tuy tuổi đã già, nhưng tâm hồn còn khát vọng khôn nguôi!

ng và bà Beresford đang ngồi ở bàn ăn sáng. Họ là một đôi bình thường. Trên khắp lãnh thổ nước Anh hàng trăm đôi già như họ đang ăn sáng vào giờ phút đặc biệt đó. Đó cũng là một loại ngày bình thường nữa, loại ngày có được năm trong bảy ngày. Có vẻ như trời sẽ mưa nhưng không hoàn toàn chắc lắm.
Một dạo ông Beresford có mái tóc màu đỏ. Vẫn còn dấu vết mái tóc đỏ, nhưng gần hết mái đầu đã có màu xám như có cát cái màu mà những người có mái tóc đỏ đến tuổi trung niên thường gặp phải. Bà Beresford một dạo có mái tóc màu đen, một mớ tóc dày xoăn đầy sức sống. Bây giờ màu đen được những vệt màu xám tô thêm và, một cách khá rõ là bừa bãi. Ánh hưởng nó tạo ra khá bắt mắt. Bà Beresford một lần nghĩ đến chuyện nhuộm tóc, nhưng vào phút cuối bà quyết định những gì tự nhiên đã ban cho mình thì tốt hơn. Thay cho việc đó bà thử một loại son mới màu đậm để cho mình tươi lên.
Một đôi vợ chồng có tuổi đang cùng nhau ăn sáng. Một đôi vui vẻ, không có gì đáng chú ý về họ. Một kẻ đi qua sẽ nói thế. Một kẻ qua đường nếu còn trẻ y hay cô sẽ nói thêm” ồ vâng, khá vui, nhưng tẻ ngắt chết đi được, dĩ nhiên, như bao cặp vợ chồng già khác.”
Tuy nhiên, ông và bà Beresford chưa đến giai đoạn của cuộc sống tự cho là mình già. Và họ không có ý kiến họ và nhiều người khác vì lí do ấy tự động phát biểu sống một mình thì tẻ ngắt đến chết đi được. Dí nhiên chỉ bởi những người trẻ thôi, nhưng rồi thì, họ sẽ dễ dãi nghĩ rằng, bọn trẻ không hiểu chi về cuộc sống cả. Những người bạn khốn khổ, chúng luôn luôn lo âu về những kì thi, đời sống tình dục, mua sắm một số quần áo đặc biệt, hay làm những kiểu tóc quái gở để khiến mình được chú ý hơn. Từ quan điểm riêng của mình vợ chồng Beresford chỉ vừa mới trải qua giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời. Họ yêu bản thân họ và ngày lại ngày yêu nhau trong một kiểu cách trầm lắng mà thú vị.
Tất nhiên, cũng có những giây phút; mọi người đều có những giây phút đó. Beresford mở một lá thư, liếc nhìn rồi đặt xuống bàn, thêm vào cái đống nhỏ bên tay trái. Anh nhặt là thư kế lên nhưng kềm chế không mở. Thay vì vậy anh giữ nó trong bàn tay. Anh không nhìn lá thư, anh nhìn vào lò nướng bánh. Vợ anh quan sát anh vài phút trước khi mở miệng.
- Chuyện gì thế, Tommy?
- Đó là những gì em muốn nói.
- Không có chuyện gì quan trọng cả. Sẽ là chuyện gì chứ?
- Anh nghĩ đến chuyện gì đó. Tuppence nói giọng kết án.
- Anh không cho rằng mình đang nghĩ chuyện gì đó.
Ô phải. Vậy có chuyện gì xảy ra?
Không, dĩ nhiên là không rồi. Chuyện gì xảy ra hả? Anh nói thêm, anh có ngân phiếu của thợ sửa ống nước thôi mà.
Ô, Tuppence reo lên với cái vẻ một người được khai sáng. Nhiều hơn em chờ đợi, em nghĩ thế.
Dĩ nhiên rồi, luôn luôn như vậy.
- Em không nghĩ tại sao chúng mình không luyện tập như những thợ ống nước nhỉ. Nếu anh chỉ luyện tập như thợ sửa ống nước, có thể em là người phụ tá của thợ sửa ống nước và chúng ta ngày qua ngày kiếm được nhiều tiền.
Tầm nhìn của chúng ta quá ngắn không gặp những cơ hội này đâu.
Vừa mới rồi có phải anh đang nhìn ngân phiếu của thợ sửa ống nước không?
Ô không, đó chỉ là một Lời yêu cầu khẩn thiết.
Những thanh thiếu niên phạm tội - sự hợp nhất chủng tộc chăng?
Không. Chỉ là Viện chúng ta mở cho những người già.
Tốt, cái đó dù sao còn nhạy cảm hơn, nhưng em không hiểu tại sao anh phải có cái vẻ lo âu.
Anh không nghĩ thế.
Thế anh đang nghĩ về cái gì nào?
Anh cho là nó sắp sẵn trong trí anh.
Cái gì? Em biết cuối cùng anh sẽ nói mà.
- Thật sự không có gì quan trọng cả. Anh vừa nghĩ rằng có lẽ - đó là dì Ada.
Em hiểu, Tuppence nói, hiểu ngay tức thì. Phải rồi, cô nói thêm, mềm mỏng, suy tuởng.
Mắt họ gặp nhau. Ở hầu hết mọi gia đình trong thời đại này cái sự thật đáng tiếc, đó là vấn đề của cái có thể gọi là một “ dì Ada.” Những cái tên khác nhau - dì Amelia, dì Susan, dì Cathy, dì Joan. Chúng khác nhau do những bà ngoại, những cô em họ và thậm chí những bà dì. Nhưng chúng tồn tại và giới thiệu một vấn đề trong cuộc sống phải được giải quyết. Phải làm những cuộc xếp đặt. Những cơ sở công cọng thích hợp cho việc chăm sóc người già phải được xem xét kĩ và những câu hỏi đầy đủ hỏi về chúng. Những tiến cử được tìm từ các bác sĩ, từ các bạn bè có dì Ada của họ người từng hoàn toàn hạnh phúc cho đến khi mất’ tại “Nhà Laurels, Bexhill” hay ”Happy Meadow tại Scarborough.”
Ngày tháng dần trôi khi dì Elizabeth, dì Ada và ngày còn lại của họ sống hạnh phúc trong những ngôi nhà nơi họ đã ở nhiều năm trước, được những người giúp việc già tận tuỵ chăm sóc nếu đôi khi có hơi chuyên chế một chút. Với sự sắp xếp cả hai phía đều hoàn toàn thoả mãn. Có những người bà con nghèo không đếm hết, những cháu gái nghèo khổ, những cô em họ lớn tuổi không chồng, tất cả đều khao khát một mái nhà ấm áp với ba bữa ăn ngon một ngày và một phòng ngủ đẹp. Lượng thực phẩm bổ sung cho mỗi người và tất cả đều tốt. Ngày nay, sự việc khác hẳn.
Những cuộc xếp đặt cho các dì Ada ngày nay phải thích hợp, không chỉ đối với một quý bà có tuổi, do bởi bệnh viêm khớp hay những khó khăn bởi bịnh thấp khớp, chắc chắn phải rơi xuống cầu thang nếu bà ta bị bỏ lại một mình trong nhà, hoặc là chịu đựng những đau đớn vì chứng viêm phế quản, hoặc cãi nhau với láng giềng hay lăng mạ những người buôn bán.
Bất hạnh thay, dì Ada còn phiền phức hơn cả mức độ đối nghịch của tận cùng tuổi tác. Trẻ con có thể được phân phối vào những nhà nhận nuôi trẻ, áp đặt cho những người bà con, hay gởi tới những trường thích hợp nơi chúng ở lại vào những ngày nghỉ, hoặc có thể xếp đặt dạo chơi bằng ngựa ponny hay cắm trại, xét toàn thể trẻ con rất ít chống đối những xếp đặt dành cho chúng. Còn những dì Ada thì rất khác. Dì Ada của Tuppence Beresford - bà cố dì Primrose - là một kẻ gây phiền đáng kể. Không có gì thoả mãn bà ta được. Vừa mới bước vào một tổ chức công cọng được bảo đảm dành cho một căn nhà tốt và tất cả tiện nghi cho những quý bà có tuổi sau khi viết vài lá thư hết lòng khen ngợi cháu gái bà đang tán dương cơ sở này, tin kế tiếp cho biết bà đã giận dữ đi ra mà không ai chú ý cả.
Không thể được. Ta không thể ở lại đó một phút nào nữa!
Trong khoảng thời gian một năm dì Primrose đã liên tục vào và ra chừng mười một tổ chức công cọng, cuối cùng viết thư nói rằng bây giờ dì đã gặp một chàng trai trẻ quyến rũ, ‘thật sự là một gã trai tận tuỵ. Hắn mất mẹ từ thời trẻ và anh ta cực kì cần sự chăm sóc. Dì đã thuê một căn hộ và anh ta sẽ đến ở với dì. Sự sắp xếp này hoàn toàn thích hợp với hai chúng tôi. Chúng tôi cuốn hút nhau tự nhiên. Cháu không cần phải lo lắng nhiều nữa, Pruden quý mến. Tương lai của dì được ổn định. Ngày mai dì sẽ đến gặp luật sư vì dì cần thiết phải làm một số điều khoản cho Mêrvyn nếu dì chết trước anh ta mà, tất nhiên rồi, quá trình diễn biến của những biến cố tự nhiên thôi, mặc dù vào giờ phút này dì bảo đảm với con dì đang độ sung sức.’
Tuppence đã vội đi về hướng Nam( tai nạn xảy ra tại Aberdeen). Nhưng khi tai nạn xảy ra, đầu tiên cảnh sát đã đến đó và đem đi anh chàng Mervyn quyến rũ, vì anh ta là người mà họ đã tìm kiếm một thời gian, bị buộc tội kiếm tiền bằng cách lừa đảo. Dì Primrose vô cùng tức giận, và đã gọi đó là sự ngược đãi - nhưng sau khi lo đối phó với những thủ tục tố tụng của toà án - ( nơi hai mươi lăm vụ khác được lưu tâm đến) đã buộc lòng thay đổi những quan niệm của bà về người được bảo trợ.
Tôi nghĩ tôi phải đi thăm dì Ada, Tuppence. Đã một thời gian trôi qua rồi.
Em cũng nghĩ thế. Tuppence đáp không chút tình cảm. Bao lâu rồi nhỉ?
Còn hơn thế nữa. Em nghĩ phải trên một năm.
Vâng, thời gian đi nhanh quá, phải không nào? Tôi không thể tin nó lâu như vậy. Tôi tin em có lí, Tuppence. Anh nhẩm tính. Đó là cách khủng khiếp nhất để người ta quên lãng, phải vậy không? Thật sự anh cảm thấy rất tệ về điều đó.
Em không nghĩ anh cần phải ân hận, sau rốt, mình đã gởi cho dì các đồ đạc và chúng ta có viết thư cho dì.
Vâng, anh hiểu. Em là người cực kì hoàn hảo về các loại việc ấy, Tuppence. Nhưng cũng thế thôi, người ta đọc những chuyện mà đôi khi chúng rất lộn xộn.
Anh đang nghĩ đến cuốn sách đáng sợ chúng ta lấy từ thư viện chứ gì, và thật khủng khiếp làm sao cho những người già khốn khổ. Họ chịu đựng biết bao.
Anh cho rằng đó là sự thật - lấy từ cuộc sống.
Vâng, chắc phải có những nơi như vậy. Có những người bất hạnh kinh khủng, người ta không thể tránh được sự bất hạnh. Nhưmg họ phải làm cái gì khác chứ, Tommy?
Người ta có thể làm cái gì khác ngoài sự cẩn trọng. Em rất cẩn trọng những gì em chọn lựa, hiểu biết mọi điều về nó và bảo đảm bà kiếm được một bác sĩ giỏi chăm sóc bà.
Không ai có thể tốt hơn Dr. Murray, anh phải chấp nhận điều đó.
Phải, Tommy đáp, cái nhìn mệt mỏi toát ra từ khuôn mặt anh. Murray là một người số một. Kiên nhẫn, dễ thương. Nếu có chuyện gì đó sai lầm ông sẽ cho chúng ta biết.
Thế em không nghĩ anh cần phải lo âu về chuyện ấy. Bây giờ dì bao nhiêu tuổi rồi nhỉ?
Tám mươi hai. Không - không. Anh nghĩ là tám mươi ba, anh thêm vào. Thật khá xấu xa khi em sống lâu hơn mọi người.
Đó chỉ là những gì anh cảm thấy thôi. Người ta không cảm thấy thế đâu.
Em không thể nói thật được.
Còn dì Ada của anh thì không. Anh không nhớ sự đắc ý của bà khi bà nói với chúng ta con số những người bạn già mà bà sống lâu hơn họ? Bà nói để kết thúc như sau: “ về phần Amy Morgan, tôi nghe mụ ta không sống lâu hơn sáu
tháng nữa. Bà ấy luôn thường nói tôi quá mong manh và bây giờ thực tế đã bảo đảm tôi sống lâu hơn mụ. Còn sống lâu hơn bà ta khá nhiều năm nữa.” Chiến thắng, đó là những gì bà dì ấy kì vọng.
Có chi quan trọng đâu. Tommy nói.
Em biết, em biết. Không có chi quan trọng anh cảm thấy đó là bổn phận của mình và anh bắt đầu ra di.
Em không cho là tôi có lí à?
Bất hạnh thay, Tuppence đáp, em nghĩ anh có lí. Và em cũng đi nữa. Cô nói thêm, với một ghi chú nhẹ nhàng tính dũng cảm trong giọng nói của mình.
- Không, Tommy phản đối, tại sao em phải đi? Bà ấy không phải là dì em. Không, anh đi một mình thôi.
Không gì hết. Tôi cũng thích chịu đựng. Chúng ta cùng chịu đựng. Anh không thích điều đó em không thích thú gì và em không nghĩ một phút nào bà Ada sẽ lấy làm thú vị về chuyện này. Nhưng em hiểu rõ đây là một việc phải làm cho xong.
Không, tôi không muốn em đi. Sau hết, lần cuối cùng, hãy nhớ lại bà ấy đã thô lỗ đáng sợ đối với em như thế nào?
Em không quan tâm. Có lẽ đó chỉ là chút viếng thăm mà bà già khốn khổ đó thích thú. Đối với dì, em không cần miễn cưỡng, không một phút nào cả.
Em luôn luôn tốt với dì, cho dù em không thích dì lắm.
Không ai có thể yêu được dì Ada. Nếu anh hỏi em em cũng không nghĩ bất cứ ai lại từng đã yêu dì.
Người ta không thể tránh được cảm tưởng hối tiếc khi người ta già.
Em có thể, Tuppence đáp. Em không có được một tính chất tốt như anh.
Là một phụ nữ em cũng khá tàn nhẫn. Tommy nói.
Em cho là điều ấy có lẽ thôi. Sau rốt, phụ nữ không có đủ thời gian cho bất cứ cái gì nhưng lại thực tế trên tất cả mọi chuyện. Em muốn nói đối với những người tốt, em rất buồn cho họ nếu họ gìa đi hay ốm đau. Nhưng nếu họ không phải là những người tốt, thì lại khác, điều này anh phải chấp nhận chứ. Nếu anh cực kì khó chịu khi anh hai mươi và cũng khó chịu khi anh bốn mươi và càng khó chịu hơn khi anh sáu mươi tuổi, vào tuổi tám mươi anh hoàn toàn là một con quỷ - thật vậy đó, em không hiểu tại sao người ta phải đặc biệt buồn cho con người, chỉ bởi vì người ta già đi. Bản thân anh thật ra không thay đổi. Em biết một số người tuyệt đối thân thiết họ đã bảy mươi và tám mươi tuổi. Bà già Beauchamp, Mary Carr và bà ngoại của người bán bánh mì, bà già Poplett, thường vào chùi dọn cho chúng ta. Tất cả đều dễ thương dịu dàng và em làm bất cứ cái gì có thể làm cho họ.
Ôn rồi, được rồi. Tommy nói, thực tế lắm. Nhưng nếu em thật sự muốn cao thượng và đi với tôi -
Em muốn đi với anh, Tuppence nói. Sau rốt, em lấy anh có ra sao cũng mặc và dì Ada quyết định đó là điều xấu. Vậy em sẽ đi với anh tay trong tay. Chúng ta sẽ mang cho bà một bó hoa và một hộp sô cô la với nhân mềm và có lẽ một hai tờ tạp chí nữa. Anh có thể viết thư cho cô Chưa biết tên rồi chúng mình sẽ đến.
Một ngày tuần tới? Anh có thể thu xếp ngày thứ ba. Nếu ngày ấy ổn cho em.
Thứ ba, còn tên của người đàn bà đó? Em không thể nhớ được - là y tá trưởng hay giám thị hay bà là bất cứ ai. Bắt đầu với chữ P.
Cô Packard.
Được rồi.
Có lẽ lần này khác. Tommy nói.
Khác à? Khác trong một ý nghĩa nào?
Anh không biết. Một cái gì đáng chú ý có thể xảy ra.
Trên đường đến đó có thể chúng ta gặp một tai nạn xe lửa. Tuppence nói, rạng rỡ hẳn lên một chút.
Làm sao mà em lại muốn có mặt trong một tai nạn xe lửa?
Em không thật sự muốn, tất nhiên rồi. Đó chỉ là một -
Chỉ là gì chứ?
Sẽ là một cuộc phiêu lưu, phải không? Có lẽ chúng ta có thể bảo vệ nhân mạng hay làm cái gì đó hữu ích. Hữu ích và kích thích cùng một lúc.
Thật là một hi vọng hay ho! Beresford thốt lên.
Em hiểu, Tuppence đồng ý. Đó chỉ là loại ý tưởng đôi khi chợt đến.

Chương sau