Bọn săn vàng - Chương 11
QUAN TÒA VIẾNG THĂM LÃO HÒA THƯƠNG
BỮA CƠM TỐI TRÊN BẾN CẢNG
Ngày đăng 24-12-2015
Tổng cộng 18 hồi
Đánh giá 8.6/10 với 19251 lượt xem
Quan tòa lặng lẽ nhắm hướng đông cửa thành mà đi tới. Mãi đến lúc băng qua cây cầu Mống vắt ngang một nhánh sông ngài mới nhắc để lão Hoong nhìn thấy hết khung cảnh tráng lệ quanh ngôi chùa Bạch Vân ở phía trước. Cổng chùa xây bằng đá cẩm thạch, mái ngói lưu ly nổi bật trên sườn dốc đồi núi xanh ngắt.
Kiệu rước ngài bước qua từng bậc tam cập lát đá hoa đến giữa sân rộng bát ngát bao quanh bởi một hành lang dài thênh thang. Một vị thượng tọa bước tới ngênh đón, ngài Dee chìa tấm thẻ đỏ ra. “Ngài hòa thượng vừa đọc kinh buổi trưa xong”. Nhà sư nói.
Ngài hướng dẫn mấy vị khách lần lượt băng qua ba khoảnh sân nhỏ xây dựng trên đất cao dựa vô sườn núi men theo cầu thang bắc ngang qua sân bằng đá hoa tráng lệ.
Băng qua khoảnh sân thứ tư nhìn về phía sân là một dãy cầu thang dốc đứng tạo dáng dựa theo khối đá phủ rêu mốc xanh rì. Chợt ngài nghe có tiếng suối chảy róc rách.
“Ở đây có suối chảy qua hay sao?” – Ngài vừa hỏi.
“Bẩm quan có đấy,” – nhà sư đáp. “Suối này đã có cách nay bốn trăm năm khuất dưới chân đồi, nơi nhà sư trụ trì tìm thấy tượng Đức Cao Tăng Maitreya. Bức tượng được bảo tồn trong ngối miếu thờ phía sau khe núi bên kia”.
Quan tòa đứng ngắm nhìn khe núi với thành đá dựng bề ngang rộng độ hơn mét. Một chiếc cầu hẹp được kết bằng ba thanh gỗ bắc ngang dẫn lối vào tận bên trong hang động bao la tối om.
Quan tòa bước qua cầu mắt nhìn xuống phía khe sâu. Dưới kia dòng nước phun trào trên những phiến đá lởm chởm nhọn hoắt. Một làn gió mát dịu dâng trào từ dưới vực sâu bay bổng lâng lâng.
Bước qua cầu nhìn vào bên trong, quan tòa nhận ra một bức rèm bằng vàng chắn ngang, mặt sau che khuất một tấm vải lụa đào. Ngài đoán ngay là nơi chốn thiêng liêng nhất, đó là ngôi miếu thờ tượng Đức Cao Tăng Maitreya.
“Nơi ở của hòa thượng nằm ở phía cuối dãy sân,” – thượng tọa nói. Ngài hướng dẫn mấy vị khách đến trước ngôi nhà nhỏ xây mái cong vút, đường nét tuyệt mỹ ẩn hình dưới bóng cây cổ thụ một trăm năm tuổi. Thượng tọa mời ngài quan tòa vào trong, lão thừa phát lại Hoong ngồi lại trên chiếc ghế đá chờ bên ngoài.
Chiếc ghế tràng kỷ gỗ mun được chạm trổ công phu, lót đệm bọc vải hoa đào chiếm gần hết gian phong. Ngay chính giữa ngài hòa thượng béo mập đang ngồi xếp bằng, ngài mặc chiếc áo gấm thêu kim tuyến rộng thùng thình. Ngài cúi đầu chào xong rồi chỉ tay về phía chiếc ghế bành trước mặt mời quan tòa yên vị. Hòa thượng xoay người lại trịnh trọng đặt tấm danh thiếp trên bệ thờ, khuất bên trong hốc đá phía sau chiếc ghế trường kỷ. Trên vách treo đầy những bức tranh thêu kể lại những chặng đường tu hành của Đức Phật. Khắp gian buồng một mùi hương khói trầm kỳ lạ.
Vị sư già mang tới một chiếc bàn nhỏ gỗ cẩm lai dành cho khách uống trà, sư rót nước trà thơm ra chén mời quan. Ngài hòa thượng chờ quan tòa vừa hớp xong một ngụm trà mới nói giọng đĩnh đạc. “Kẻ hèn này định sớm ngày mai qua bên pháp đình ra mắt chào quan. Thật là khó xử khi để quan ghé qua đây trước. Kẻ hèn này không xứng đáng được vinh dự đón tiếp quan”.
Lão hòa thượng vẻ thân thiện cởi mở nhìn qua phía quan tòa. Quan tòa là một môn đồ của Khổng Tử, dù không thân thiện với các đệ tử đạo Phật, ngài cũng phải tỏ lòng kính nể tài đức vị hòa thượng. Quan tòa nhã nhặn mở lời khen ngợi kiến trúc ngôi chùa bề thế tráng lệ.
Sư cụ giơ bàn tay với những ngón tay tròn trịa lên.
“Cũng nhờ ơn Đức Cao Tăng Maitreya,” – sư nói. “Cách đây bốn trăm năm, ngài giáng trần hóa xác thành thân tượng gỗ đàn hương cao gần hai thước, tư thế ngồi tĩnh tọa. Sư trụ trì đã tìm thấy tượng thầy bên trong một hang động, từ đó ngôi chùa Bạch Vân được xây dựng ngay trên địa thế cũ cho đến tận ngày nay. Ngôi chùa canh giữ phần đất phía đông của vương triều, là thần hộ mệnh cho những người đi biển.” – Sư cụ tay lần tràng hạt niệm Phật, rồi kể tiếp: “Tôi có nhã ý mời quan tham dự buổi lễ tổ chức tại ngôi chùa khiêm tốn này.”
“Thật là một vinh dự cho tôi”, - quan tòa kính cẩn cúi đầu. “Hôm đó là lễ gì vậy?”.
“Số là đạo hữu Koo Meng-pin,” – nhà sư kể lể “đến đây xin phép chùa lấy mẫu đo đúc một tượng cùng cỡ đem cúng cho chùa Bạch Mã ở trên kinh đô. Ông có lòng thành kính cống hiến cho chùa. Ông đã mời thầy Fang, nhà điêu khắc tượng Phật nổi tiếng từ tỉnh Shantung về đây làm bản vẽ rập theo khuôn pho tượng Phật. Sau đó thầy Fang qua làm việc tại nhà Koo ba tuần lễ, tạc tượng bằng nguyên liệu gỗ bách hương đúng theo bản vẽ. Nhà Koo trọng đãi thầy Fang như một vị khách quý, cho đến khi hoàn thành tác phẩm mới tổ chức lễ ăn mừng long trọng, khách mời danh dự là thầy Fang. Sáng hôm nay nhà Koo chở tượng đóng khung gỗ cẩm lai lộng lẫy đem vô chùa này.”
Nhà sư trụ trì gật đầu, ngài thích thú vui cười hớn hở.
“Ngày lễ sắp đến đánh dấu ngày tượng Phật mô phỏng sẽ được long trọng dâng hiến cho chùa. Quan chỉ huy đồn lính ra lệnh cho một đơn vị kỵ binh theo hộ tống. Tôi sẽ báo cho quan tòa ngày giờ cử hành lễ sau.”
“Thưa ngài, ngày giờ đã định sẵn cả rồi,” – một giọng nói nghe trầm trầm từ phía sau lưng quan tòa. “Tối mai, vào cuối canh hai.”
Một nhà sư cao gầy bước tới, hòa thượng giới thiệu sư Hui-Pen trụ trì chùa.
“Có phải thầy nhận dạng được xác chết một nhà sư mới sáng nay?”, - quan tòa chợt hỏi.
Sư trụ trì nghiêng đầu vẻ nghiêm nghị.”Chuyện đó vẫn còn nằm trong vòng bí mật” – sư nói, “vì sao sư tuyên úy Tzu-hai nhằm giờ đó lại đi đến nơi xa như vậy. Có thể giải thích là ở thôn xóm có người dân quê nhờ sư đến cứu giúp, trên đường đi bị bọn cướp chặn lại. Tôi thì đoán chừng ngài quan tòa đã tìm ra manh mối?”.
Quan tòa Dee thủng thỉnh vuốt râu ngài mới đáp, “Ta nghĩ trong vụ này có một kẻ thứ ba còn giấu mặt ra sức ngăn trở xác định tung tích xác chết người đàn bà. Ngay lúc hắn nhìn thấy nhà sư đi ngang qua vội chộp ngay chiếc mũ trùm đầu bao bọc xác chết lại. Lúc đó nhà sư chỉ mặc một bộ áo lót bên trong mà thôi. Tôi đoán ra ngay lúc đó hai bên có xô xát ẩu đả và sư Tzu-hai có thể chết do một cơn đau tim”.
Sư Hui-Pen gật đầu, chợt hỏi: “Bẩm quan có tìm được chiếc gậy bỏ lại bên xác chết không?”
Quan tòa Dee nghĩ ngợi một lúc.
“Không!” – ngài đáp giọng hơi xẵng. Chợt ngài nhớ ra một điểm lạ lùng khi nhìn thấy tiến sĩ Tsao từ trong bụi bước ra trên tay ông không có gì. Đến lúc ngài vượt qua mặt trở ra ngoài đường lộ, ngài nhìn thấy trên tay ông cầm chiếc gậy dài.
“Nhân dịp này”, sư Hui-pen nói tiếp, “đêm qua có ba tên trộm đột nhập vô chùa. Ở ngoài cổng gác một nhà sư chợt thấy có ba bóng người trèo qua tường tẩu thoát. Ngay lúc đó nhà sư báo động, thì ba kẻ lạ mặt đã biến mất dạng vào trong khu rừng”.
“Ta sẽ cho điều tra ngay” – quan tòa nói. “Nhà sư còn nhó rõ hình dạng bọn trộm chứ?”
“Đêm tối sư không nhìn ra,” – Hui-Pen đáp, “sư còn nhớ ba người đàn ông cao lớn, một người có bộ râu lưa thưa lởm chởm.”
“Ta lại có thêm manh mối,” – quan tòa Dee nói chắc như bắp, bọn chúng có đánh cắp đồ quý giá không?”
“Bọn chúng không thuộc đường trong chùa”, sư Hui-Pen đáp, “nên chỉ lục lạo bên ngoài, ở đó chỉ có mấy cỗ áo quan.”
“Cũng còn may đấy,” – quan tòa nhắc lại. Quay qua phía ngài hòa thượng, quan tòa nói tiếp, “tối mai ta lấy làm vinh dự được đến tham dự buổi lễ đúng giờ đã định”.
Ngài đứng ngay dậy cúi đầu chào ra về, hòa thượng và sư trụ trì đưa tiễn quan tòa với lão thừa phát lại.
Băng qua chiếc cầu Mống, quan tòa nói với lão Hoong. Ta không chắc hai gã Ma Joong và Chiao Tai về kịp trước tối. Thôi thì ta vòng qua bến cảng rồi qua chỗ cầu tàu nằm về phía cửa Bắc”.
Lão Hoong sai người gánh kiệu theo hướng Bắc mà đi, dọc theo phố hiệu buôn.
Cảnh sinh hoạt nhộn nhịp bên ngoài cửa Bắc khiến người đi ngang qua đó phải dừng lại nhìn. Những con tàu cũ kỹ được kê trên hàng cột chống đỡ. Phu bến tàu mình trần trùng trục mặc mỗi chiếc khố lui cúi dưới thân tàu, tiếng thúc giục theo nhịp búa đập vang rền inh ỏi.
Quan tòa chưa bao giờ được tận mắt nhìn thấy một công xưởng sửa chữa tàu. Ngài bước xuống dạo bộ với lão Hoong và chăm chú quan sát mọi việc. Ở phía cuỗi bãi, một chiếc thuyền trọng tải nặng nằm chênh vênh qua một bên, sáu người phu đang nhóm lửa cỏ khô bám dưới lườn tàu. Tên Koo Meng-Pin và Kim Sang, người quản lý đang bàn bạc với cai thầu.
Chợt Koo nhìn thấy quan tòa và lão Hoong, hắn vội đuổi tên cai thầu đi chỗ khác, khập khễnh bước lại chào hai người. Quan tòa dò hỏi thêm về việc làm mấy người phu.
“Đấy là một trong những thuyền đi biển trọng tải lớn,” – Koo giải thích. “Bọn phu lật nghiêng về một bên đốt làm sạch lớp rong rêu và mấy loại hàu bám vô sống thuyền cản sóng chạy chậm. Bọn phu dọn sạch xong rồi trám lại kẽ hở”. Vừa lúc quan tòa bước tới gần để quan sát, Koo nắm tay ngài thưa. “Bẩm quan lớn chớ lại gần” – gã nhắc nhở. “Mấy năm trước một cây đà ngang chịu nhiệt quá độ bung ra rớt xuống đập vô chân tôi đây. Nứt xương khó liền lại, phải chống nạng.”
“Chiếc gậy đẹp nhỉ,” – quan tòa khen “loại tre có đốm này ở miền nam rất hiếm có”.
“Dạ phải,” – Koo đáp vẻ thích thú. “Lâu ngày tre sẽ có nước bóng. Giống tre này nhỏ không làm nạng được nên phải ghép hai cây làm một” – chợt gã đổi giọng nhỏ nhẹ. “Ngài phát hiện ra vụ án làm tôi thấy bứt rứt, vậy là tôi phải ra hầu tòa. Thật khủng khiếp, cả nhà tôi cảm thấy nhục nhã trước hành vi của vợ tôi”.
“Ông chớ nên xét đoán vội, ông Koo”, quan tòa nhắc nhở. Rất tiếc là tung tích người đàn bà đó chưa xác định được”.
“Bẩm quan tôi khâm phục cách hành xử thận trọng của ngài,” – Koo vội nói. Sau đó gã liếc nhìn về phía Kim Sang và lão Hoong.
“Này, ngươi có nhận ra chiếc khăn tay này không?” – quan tòa bất ngờ hỏi.
Gã Koo liếc nhanh về phía chiếc khăn mà quan tòa vừa chìa ra.
“Dạ có,” – gã đáp “Khăn này là của tôi tặng cho người vợ, bẩm quan, ngài nhặt được ở đâu vậy?”.
“Ta thấy ở bên đường gần ngôi chùa bỏ hoang,” – quan tòa đáp. “Ta cho là…” – Chợt ngài không nói nữa, ngài quên là không hỏi lão hòa thượng ngôi chùa này bỏ hoang từ bao giờ và trong hoàn cảnh nào. Bỗng ngài hỏi: “Ngươi có nghe nói gì về ngôi chùa này không? Dân đồn là chùa có ma, ta cho là chuyện phi lý. Nhưng nếu xảy ra chuyện ban đêm có kẻ lạ đột nhập chùa, ta sẽ cho người điều tra ngay, biết đâu là một số sư nghịch đạo ở chùa Bạch Vân xâm nhập vào đây tham gia một việc bí ẩn. Từ đó ta có thể giải thích vì sao một nhà sư bị giết chết gần trang trại nhà Fan và biết đâu chừng sư đang trên đường đi tới chùa này. Thôi được rồi, ta nên quay lại chùa Bạch Vân thăm hỏi lão hòa thượng với sư trụ trì sẽ rõ. Ta có nghe lão hòa thượng kể lại việc ông đóng góp cho chùa, tối mai sẽ cử hành lễ hiến dâng, ta rất vui mừng được đến tham dự”.
Gã Koo trịnh trọng cúi đầu đáp lễ, gã thưa. “Bẩm quan chớ nên rời khỏi nơi đây vội, mời quan nhấm nháp chút gì đã. Ở đây cuối cầu tàu có một quán ăn đặc sản.” – Quay qua Kim Sang gã nói “Cứ thế mà làm! Mi biết phải làm gì rồi chứ?”
Quan tòa muốn quay lại chùa ngay, nhưng ngài nán lại trao đổi với gã Koo một vài câu chuyện. Ngài dặn lão Hoong về thẳng bên pháp đình, quay lại bước theo gã Koo.
Trời sẫm tối, vừa bước vào quán ăn sang trọng bên bờ sông, bọn hầu bàn cũng đang thắp sáng đèn lồng treo ngoài mái hiên. Hai vị khách ngồi sát hành lang để đươc hóng gió mát, nhìn theo những con thuyền xuôi ngược theo dòng nước.
Người hầu bàn dọn ra món cua luộc còn nóng hổi. Gã Koo bẻ mấy chiếc càng mời quan tòa, xong rồi cầm đũa gắp miếng nạc trắng phau chấm nước tương gừng ăn ngon lành. Uống cạn chén rượu thuốc, quan tòa cất tiếng: “Mới lúc nãy ta nói chuyện với ngươi, bây giờ ngươi đã rõ người đàn bà bị giết chết ở trang trại nhà Fan là vợ ngươi. Ta ngại không nên hỏi điều xấu xa đó trước mặt Kim Sang, ngươi có đoán ra lý do nào nàng phản ngươi không?”
Gã Koo nhíu mày nghĩ ngợi, chợt gã nói. “Bẩm quan, thật là một sai lầm khi ta lấy vợ có trình độ chênh lệch nhau… Tôi là một doanh nhân giàu có, trình độ văn hóa kém. Tôi quyết lấy cho được vợ con gái một nhà trí thức, nhưng tôi đã nhầm. Dù mới ăn ở với nhau được ba bữa, tôi hiểu ngay nàng không thích cuộc sống hiện tại. Tôi cố giải thích để nàng hiểu, nàng vẫn cứ làm ngơ.” Chợt gã chua chát nói. “Tôi không xứng đáng với nàng, bởi nàng được hưởng một nền giáo dục phóng khoáng, tôi nghĩ trước đây nàng đã có quen biết…”.
Miệng méo xệch, gã nốc cạn chén rượu.
“Thật khó xử khi người ngoài “bàn chuyện vợ chồng người trong cuộc” – quan tòa nói. Ngươi nghi ngờ cũng có lý, riêng ta thì không cho là người đàn bà đi cùng với Fan là vợ ngươi, ta cũng không chắc là nàng bị giết. Vợ ngươi thì chắc là ngươi rõ hơn ai hết chuyện có dan díu với ai. Nếu quả thật thì ta khuyên ngươi nên kể ra, trước hết là vì nàng sau là vì ngươi nữa.
Gã Koo liếc nhìn ngài, quan tòa đoán chừng gã có vẻ lo sợ.
“Bẩm quan tôi đã nói hết rồi a.”
Quan tòa Dee đứng dậy.
“Hãy nhìn lớp sương mù giăng trên mặt nước sông” – ngài chỉ cho gã nhìn thấy. “Thôi ta phải về ngay, cám ơn bữa chiêu đãi tối nay”.
Gã Koo tiễn ngài ra tới chỗ chiếc kiệu đang chở, lính hầu gánh kiệu đi thẳng về hướng đông cửa thành.
Sư canh cổng chùa kinh ngạc khi thấy quan tòa quay trở lại.
Nhìn quanh sân vắng vẻ, nghe có tiếng tụng kinh niệm Phật trên gác, đã đến giờ tụng kinh buổi tối.
Nhà sư trẻ vội vã chạy ra đón tiếp quan tòa. Sư báo lại với lão hòa thượng và sư trụ trì Hui-Pen, sư mời quan ghé lại phòng hòa thượng dùng trà.
Hai thầy trò lặng lẽ băng qua sân, lúc bước qua khoảnh sân thứ ba, ngài Dee chợt dừng bước.
“Mai này chùa bốc cháy, khói cuồn cuộn đen nghịt cùng ngọn lửa sôi sục dâng cao ngay ở bên dưới sân chùa” – ngài nói lớn.
Nhà sư nhoẻn miệng cười.
“Chúng tôi đang chuẩn bị thiêu sự tuyên úy Tzu-hai”, sư nói.
“Ta chưa được nhìn thấy giàn thiêu” – quan tòa phân bua. “Ta xuống đó xem sao?” Ngài bước về phía cầu thang, nhà sư trẻ vội nắm tay lại.
“Ngài là người phàm không được phép tới nơi hành lễ,” – sư nói.
Quan tòa Dee giật tay ra, giọng ngài nghe lạnh tanh.
“Người còn trẻ nên chưa biết gì, nên nhớ là người đang nói chuyện với một quan tòa. Đưa ta đến nơi ngay!”
Trước sân dãy nhà dưới, một lò thiêu chất cả đống cúi đang cháy rực. Nhìn quanh chỉ thấy có một nhà sư đang chụm củi. Một cái chum đất, đặt gần bên chỗ ông đứng. Quan tòa để ý thấy một chiếc hộp dài đặt kế bên lò thiêu.
“Vậy thì xác chết để đâu?” – Ngài hỏi.
“Trong hộp gỗ cẩm lai kia,” – nhà sư trẻ nói càu nhàu. Xế trưa người bên pháp đình đặt trên cáng khiêng qua đây. Thiêu xong thì tro cốt sẽ gom vào trong cái chum đất kia.”
Quan tòa không chịu nổi lò thiêu nóng hực.
“Đưa ta đến phòng lão hòa thượng ngay!” – quan tòa gắt giọng.
Nhà sư đưa ngài đến trước hàng hiên, gã vội đi tìm lão hòa thượng. Nhà sư quên mất buổi uống trà, quan tòa không để ý đến chuyện đó, ngài bước lui tới trước hàng hiên. Một luồng khí mát lạnh bên trong khe núi tỏa ra xoa dịu bớt đi cái nóng nực lúc đứng gần lò thiêu.
Bỗng đâu có tiếng la như uất nghẹn, quan tòa đứng im lắng tai nghe. Nhưng chẳng có gì khác ngoài tiếng róc rách trong khe núi. Rồi tiếng rên la lại vọng tới lần nữa, nghe như đâu từ trong hang động miếu thờ thần Maitreya.
Quan tòa vội bước qua cầu dẫn lối vào cửa hang động. Vừa bước được mấy bước chân ngài bỗng cứng đơ. Qua lớp sương mù bên trong khe đá, ngài nhìn thấy hồn ma ông cựu quan tòa hiện về đang đứng bên kia đầu cầu.
Quan tòa sợ muốn đứng tim, ngó trân trân về phía bóng ma mặc áo xám. Nhìn thấy hốc mắt hướng về phía ngài, những dấu vết thối rữa hai bên gò má hóp khiến ngài run sợ khiếp đảm líu cả lưỡi. Bóng ma chậm rãi đưa bàn tay gầy guộc trong như thủy tinh chỉ xuống mặt cầu lặng lẽ lắc đầu.
Quan tòa nhìn theo hướng tay chỉ xuống, trước mặt ngài là một tấm ván lót cầu. Chợt ngài ngẩng đầu ngước nhìn bóng ma chầm chậm tan biến lẫn trong lớp sương mù. Ngài không còn nhìn thấy nữa.
Một cảm giác ớn lạnh khiến ngài muốn ngất ngư. Ngài đắn đo lê bàn chân phải đặt xuống giữa mặt cầu, tấm ván cầu lọt tõm xuống suối. Ngài nghe rõ tiếng va chạm vỡ vụn trên mặt bãi đá dưới vực sâu hơn cả chục thước.
Ngài đứng một chỗ như trời trồng nhìn xuống khoảng trống phía dưới chân, rồi bước giật lùi tay lau mồ hôi trán lạnh toát.
“Bẩm quan, tôi lấy làm tiếc vì để quan phải chờ” – ngài nghe rõ một giọng nói từ phía sau.
Quan tòa quay lại nhìn, sư trụ trì Hui-Pen đang đứng đó, ngài lặng lẽ chìa tay chỉ xuống chỗ tấm ván rớt xuống suối.
“Tôi đã thưa trình với lão hòa thượng nhiều lần” – sư trụ trì Hui-Pen có vẻ bực mình nói “phải thay mấy tấm ván mục, nhưng đến bây giờ vẫn chưa thay?”
Quan tòa giọng tỉnh khô đáp. “May mà ta kịp dừng chân lúc định bước qua bên kia, bởi lúc đó ta nghe có tiếng kêu rên từ phía bên trong hang động”.
“Ồ, mấy con cú kêu đó mà, thưa ngài” – sư Hui-Pen nói “cứ làm tổ ngay chỗ lỗi ra vào hang động. Tiếc là lão hòa thượng đang cầu kinh tụng niệm không thể bỏ xuống đây. Vậy quan có cần nhắn việc chi không?”
“Nhờ sư,” – quan tòa đáp. “chuyển lời thăm hỏi đến lão hòa thượng giúp tôi”.
Nhà sư trở bước hướng về phía cầu thang.