Bí mật mê cung - Chương 17
Bà Vũ lần thứ hai đến tòa án
Một khám phá kỳ lạ tại dinh thự cũ
Ngày đăng 22-12-2015
Tổng cộng 25 hồi
Đánh giá 9/10 với 34740 lượt xem
Địch công đặt ra kế hoạch thăm khu vườn của Thống đốc Vũ vào buổi sáng sớm. Tuy nhiên, sau khi ông uống xong buổi trà sáng của mình thì lão Hồng thông báo là bà Vũ và đứa con trai Vũ San của bà đã đến gặp quan án theo yêu cầu.
Địch công gọi họ đến trước mặt mình.
Vũ San cao lớn hơn so với tuổi của mình. Anh có một khuôn mặt cởi mở và thông minh, một phong thái tự tin trước mặt quan án.
Quan án mời bà Vũ và con trai ngồi trước bàn làm việc của mình. Sau vài câu chào hỏi xã giao thông thường ông nói:
- Ta rất tiếc, thưa phu nhân, vì áp lực công việc và những chuyện xảy ra gần đây đã ngăn cản ta dành nhiều thời gian cho trường hợp của bà mặc dù ta rất thích trường hợp này. Ta đã không thành công trong việc tìm hiểu câu đố bí ẩn từ bức tranh của Thống đốc. Tuy nhiên, ta có cảm giác rằng nếu ta biết thêm về tình hình chung của gia đình phu nhân lúc người chồng quá cố của bà vẫn còn sống, ta sẽ có một cái nhìn tốt hơn để giải quyết vấn đề. Do đó, ta muốn hỏi bà một số câu hỏi, để gợi ý cho ta.
Bà Vũ cúi đầu.
- Đầu tiên – ông tiếp tục – ta tự hỏi về thái độ của Thống đốc già về đứa con trai cả của mình, Vũ Kỳ. Theo lời khai của bà thì Vũ Kỳ là một người đàn ông nhẫn tâm. Đã có bao giờ Thống đốc nhận ra đứa con trai của mình là một người độc ác ?
- Đó là điều làm cho tôi khó hiểu. – bà Vũ trả lời – Cho đến trước khi cha anh ta qua đời, Vũ Kỳ cư xử vô cùng đúng mực. Tôi không bao giờ có thể tưởng tượng là anh ta lại có thể tàn ác như anh ta đã thể hiện sau đó. Chồng tôi luôn luôn nói với tôi về sự chu đáo của Vũ Kỳ, ông nói Vũ Kỳ là người siêng năng và đã giúp đỡ ông tuyệt vời trong việc quản lý các tài sản của gia đình. Và Vũ Kỳ đối xử với tôi như một người con gương mẫu, cố gắng thể hiện bản thân như những gì cha anh hằng mong ước.
- Bây giờ, thưa bà – Địch công tiếp tục – ta muốn bà cho biết tên một vài người bạn của Thống đốc tại Lan Phương.
Bà Vũ do dự, sau đó trả lời:
- Thống đốc không thích có bạn, thưa đại nhân. Ông sử dụng thời gian mỗi buổi sáng cho công việc đồng áng. Vào buổi chiều, ông vào mê cung và ở lại đó một giờ hoặc lâu hơn.
- Bà đã bao giờ đi vào bên trong mê cung? Quan án ngắt lời.
Bà Vũ lắc đầu.
- Không – bà nói – Thống đốc luôn nói rằng nơi đó quá ẩm ướt. Sau đó ông uống trà tại ngôi đình trong vườn phía sau biệt thự. Ông đọc một cuốn sách hoặc vẽ tranh. Tôi có biết bà Lý, bà ấy đúng là một họa sĩ nghiệp dư đầy tài năng. Thống đốc thường mời bà Lý đến ngôi đình và thảo luận về những bức tranh của ông.
- Bà Lý vẫn còn sống ? Địch công hỏi.
- Vâng, tôi nghĩ thế. Trước đây bà ta sống không xa ngôi biệt thự của chúng tôi. Bà thường đến gặp tôi. Bà là một phụ nữ rất tốt bụng, đã bất hạnh mất đi người chồng chỉ một thời gian ngắn sau cuộc hôn nhân của họ. Có lần tôi gặp bà khi bà đi ngang qua những cánh đồng lúa gần trang trại của chúng tôi và bà ấy có vẻ để ý đến tôi. Sau khi Thống đốc cưới tôi, bà ta vẫn giữ tình bạn với tôi và Thống đốc khuyến khích chuyện này.
Thống đốc rất quan tâm đến tôi, thưa đại nhân ! Ông hiểu rằng tôi là bà chủ của một ngôi biệt thự to lớn với đầy đủ những con người mà tôi không quen biết trước đó, và đôi khi tôi cảm thấy cô đơn. Tôi biết rằng vì lý do này ông đã khuyến khích bà Lý đến thăm tôi thường xuyên, mặc dù như một quy luật, ông không thích có khách.
- Bà Lý có cắt đứt quan hệ với phu nhân sau khi Thống đốc chết đi ? Địch công hỏi.
Bà Vũ đỏ mặt.
- Không – bà nói – đó hoàn toàn là lỗi của tôi khi sau đó tôi không gặp lại bà ấy lần nào. Sau khi Vũ Kỳ trục xuất tôi ra khỏi biệt thự tôi cảm thấy nhục nhã và xấu hổ, tôi quay về sống tại nông trại của cha tôi. Tôi đã không bao giờ gặp lại bà Lý.
Quan án thấy rằng bà đã vô cùng xúc động, ông vội vàng hỏi:
- Vì vậy, Thống đốc không có một người bạn nào tại Lan Phương?
Bà Vũ tự chủ lại. Bà gật đầu và nói:
- Chồng tôi thích sống một mình. Tuy nhiên, có một lần ông nói với tôi rằng ở một nơi nào đó trong vùng núi gần thị trấn có một người bạn già rất thân thiết của ông sinh sống.
Địch công nghiêng người về phía trước và háo hức hỏi:
- Người đó là ai, thưa phu nhân?
- Thống đốc không bao giờ đề cập đến tên người ấy, nhưng tôi có cảm tưởng rằng người ấy có tầm ảnh hưởng to lớn đến sự quan tâm và yêu mến của ông.
Địch công xụ mặt xuống.
- Điều này rất quan trọng, thưa phu nhân. Hãy cố gắng nghĩ lại xem bà có thể nhớ ra thêm một điều gì đó về người bạn này.
Bà Vũ từ từ uống trà sau đó nói:
- Tôi nhớ rằng ông ta đã gặp Thống đốc một lần, bởi vì đó là một sự xuất hiện đặc biệt. Chồng tôi tiếp các nông dân làm thuê cho mình mỗi tháng một lần. Tất cả những người muốn khiếu nại hay cần tư vấn có thể đến gặp ông vào ngày hôm đó.
Có lần một nông dân già đứng đợi Thống đốc trong sân. Ngay khi vừa nhìn thấy người đó, Thống đốc vội vàng chạy đến và cúi chào rất trân trọng. Ông dẫn người nông dân đó đến thư viện của mình và nói chuyện với ông ta trong vài giờ. Tôi nghĩ rằng đó là người bạn của Thống đốc, một người ẩn dật. Tôi không bao giờ hỏi về người ấy.
Địch công vuốt râu của mình.
- Ta cho rằng – ông nói sau khi tạm dừng giây lát – phu nhân có giữ một số bản viết tay được viết bởi chồng mình ?
Bà Vũ lắc đầu.
- Khi Thống đốc cưới tôi – bà nói đơn giản – tôi không biết đọc cũng chẳng biết viết. Chính ngài đã dạy tôi một chút, nhưng tất nhiên tôi không bao giờ tiến bộ đến mức có thể đánh giá được thư pháp. Chắc chắn là có một số mẫu thư pháp của Thống đốc trong biệt thự của Vũ Kỳ. Đại nhân có thể hỏi anh ta.
Địch công đứng dậy.
- Ta cảm thông với những lo lắng mà phu nhân phải chịu. Hãy yên tâm là ta sẽ làm hết sức để khám phá những thông điệp bí ẩn trong bức tranh của Thống đốc. Hãy để ta chúc mừng phu nhân về đứa con trai của bà. Anh ta dường như là một thanh niên rất thông minh.
Bà Vũ và Vũ San đứng lên và cúi chào. Sau đó, lão Hồng tiễn họ ra về.
Khi quay trở lại ông cho biết:
- Thật vô dụng, thưa đại nhân, đúng là khó khăn để tìm một mẫu chữ viết tay của Thống đốc. Có lẽ chúng ta nhờ viên Thư ký tại kinh thành , chắc chắn tại đó phải có nhiều bản tấu chương của Thống đốc.
- Điều đó sẽ mất vài tuần – quan án trả lời – có lẽ bà Lý có một bức tranh trên đó có chữ viết của Thống đốc. Cố gắng tìm ra bà ấy và nơi bà ấy đang sống. Những thông tin về người ẩn sĩ già bạn của Thống đốc Vũ là quá mơ hồ và ta có rất ít hy vọng có thể tìm thấy ông ta. Có lẽ ông ta đã chết.
- Đại nhân có muốn nói về trường hợp của Đinh Cần chiều nay ? viên chấp sự hỏi.
Đêm trước khi Địch công đã thốt lên nhận xét về bài thơ của Đinh Cần và sau đó không nói gì thêm về khám phá của ông nên lão Hồng tò mò muốn biết.
Địch công im lặng trong một lúc. Sau đó ông đứng lên và nói:
- Để cho ông biết sự thực, chấp sự, ta vẫn chưa muốn. Hãy để điều đó lại sau khi chúng ta trở về từ chuyến thám hiểm khu vườn của Thống đốc. Hãy đi ra xem kiệu của ta đã sẵn sàng chưa và gọi Mã Tông !
Lão Hồng biết rằng không nên cố nài nĩ nữa. Ông ra ngoài và thấy kiệu của Địch công đã sẵn sàng với sáu người khiêng.
Quan án lên kiệu của mình, Mã Tông và lão Hồng cũng lên ngựa.
Họ rời khỏi thị trấn bằng cửa phía đông và di chuyển dọc theo con đường hẹp xuyên qua những cánh đồng lúa.
Khi họ đi đến vùng núi, Mã Tông hỏi đường một nông dân. Ông ta khuyên họ nên đi theo con đường đầu tiên bên phải.
Con đường mòn này đã bị bỏ hoang nhiều năm. Cỏ dại và cây bụi mọc che lấp cả con đường, chỉ còn một lối mòn ở giữa là còn nhận thấy lờ mờ.
Người khiêng kiệu hạ kiệu xuống, Địch công bước ra ngoài.
- Chúng ta tốt hơn nên đi bộ, thưa đại nhân! – Mã Tông nhận xét – kiệu không thể đi qua đây.
Nói xong, anh cột dây cương ngựa vào một cái cây. Lão Hồng làm theo.
Họ đi theo một con đường duy nhất, quan án dẫn đầu.
Sau nhiều ngã rẽ, họ bất ngờ khi thấy cánh cửa lớn của ngôi nhà. Cánh cửa đôi đã từng được sơn phủ bằng vàng và sơn mài màu đỏ nhưng bây giờ đã mất cánh cửa bên trái và cánh cửa còn lại đã bị nứt vỡ. Một ô cửa treo lỏng lẻo.
- Bất cứ ai cũng có thể đi đến đây – quan án ngạc nhiên nói.
- Tuy nhiên, không có nơi nào an toàn hơn ở Lan Phương ! - lão Hồng nhận xét – ngay cả những tên cướp táo bạo nhất cũng không dám vượt qua cánh cửa này. Đây là căn nhà bị ma ám.
Quan án đẩy cánh cửa ọp ẹp ra và bước vào nơi đã từng là một khu vườn xinh đẹp.
Bây giờ nó là một vùng hoang dã. Rễ của cây tuyết tùng cao vút đã phá vỡ đá lát đường và những bụi cây mọc dày đặc che khuất lối vào. Một sự im lặng bao trùm khắp nơi. Ngay cả những con chim cũng không cất tiếng.
Con đường dường như biến mất vào một lùm cây. Mã Tông phải vạch những tán lá dày cho quan án đi qua. Họ nhìn thấy một dinh thự đổ nát bao quanh bởi một sân hiên rộng.
Đó là một tòa nhà một tầng, khá rộng rãi và rất ấn tượng trước mắt mọi người. Mái nhà đã hỏng một số nơi, gió mưa đã tàn phá các chạm khắc bằng gỗ trên cửa ra vào và các cây cột.
Mã Tông bước lên sân thượng đổ nát và nhìn quanh. Chẳng thấy bóng ai.
- Khách đã đến ! – anh hét lên bằng giọng rất to.
Tiếng vang là câu trả lời duy nhất.
Họ tiến vào sảnh chính.
Thạch cao bong ra từ các bức tường. Một vài mảnh đồ nội thất bị gãy nằm trong góc phòng.
Mã Tông hét lên một lần nữa. Nhưng vẫn không có câu trả lời. Địch công cẩn thận ngồi vào một chiếc ghế cũ. Ông nói:
- Hai người tốt hơn đi nhìn quanh một vòng. Các người có thể tìm thấy một đôi vợ chồng già làm việc trong khu vườn phía sau nhà.
Địch công khoanh tay lại. Một lần nữa ông ngạc nhiên trước sự im lặng kỳ lạ của nơi này.
Đột nhiên ông nghe tiếng chân chạy.
Mã Tông và lão Hồng chạy ào vào đại sảnh.
- Đại nhân – Mã Tông thở dốc – chúng tôi tìm thấy thi thể của đôi vợ chồng già !
- Ah – Địch công xác nhận – người chết không làm hại ai. Nào chúng ta đến nhìn xem nào.
Họ dẫn quan án đi qua một hành lang tối lờ mờ. Nó dẫn đến một khu vườn khá lớn được bao quanh bởi những cây thông già. Một cái đình hình bát giác nằm giữa khu vườn.
Mã Tông lặng lẽ chỉ một cây mộc lan đang nở rộ hoa trong góc vườn.
Địch công đi xuống cầu thang của sân thượng và bước qua đám cỏ cao. Trên một chiếc giường tre, ngay dưới gốc cây mộc lan ông nhìn thấy hài cốt của hai người.
Các thi thể phải nằm đó được vài tháng. Những cái xương quấn lấy nhau, áo quần rách rưới và mục nát. Những sợi tóc hoa râm gắn liền với hai chiếc sọ trần. Họ nằm cạnh nhau, tay người này đặt trên ngực người kia.
Địch công cúi xuống và xem xét kỹ lưỡng hai thi thể một cách chăm chú.
- Dường như đối với ta – ông nói – rằng hai người già đã chết một cái chết tự nhiên, ta nghĩ rằng khi một người trong số họ đã qua đời vì yếu đuối và tuổi già, người còn lại đã nằm xuống kế bên và cùng chết.
Ta có trách nhiệm kêu các bộ đầu mang hai thi thể này về tòa án để khám nghiệm tử thi. Nhưng ta không mong đợi có bất kỳ khám phá thú vị nào.
Mã Tông lắc đầu thất vọng.
- Nếu có bất kỳ thông tin nào có thể tìm thấy ở đây – anh nhận xét – chúng ta phải tìm ra nó bằng chính bản thân chúng ta !
Địch công đi ngang qua cái đình bát giác.
Những tấm rèm với hoa văn phức tạp trên các cửa sổ đã nói lên rằng trước đây nó là một nơi rất thanh lịch. Bây giờ còn lại gì ngoài các bức tường trống trơn và một cái bàn lớn.
- Nơi đây – Địch công cho biết – Thống đốc già đã dùng nó để vẽ và đọc sách. Ta tự hỏi cánh cổng phía sau hàng rào dẫn đến đâu.
Họ bỏ lại cái đình bát giác và tản bộ qua cánh cửa bằng gỗ. Mã Tông đẩy nó mở ra. Họ thấy mình trong một sân lát đá bao quanh bởi hàng rào.
Ở phía trước, một cánh cổng bằng đá hiện ra lờ mờ tương phản với màu xanh lá cây của những tán lá. Những mái cong được trang trí bằng gạch men xanh. Bên trái và bên phải là một bức tường cao bằng những bụi cây rậm rạp và cây trồng chen khít với nhau. Địch công nhìn lên phiến đá có khắc chữ được gắn bằng thạch cao bên trên cổng.
Ông quay lại và nói với những người đồng hành:
- Đây rõ ràng là lối vào mê cung nổi tiếng của Thống đốc. Hãy nhìn những câu thơ viết trên đó:
“Con đường uốn khúc vòng qua vòng lại
Dài hơn trăm dặm đường
Tuy nhiên đường vào trái tim một người
Ngắn hơn một phần ngàn của một ly”
Lão Hồng và Mã Tông nhìn chăm chú. Dòng chữ được viết bằng lối chữ thảo.
- Tôi không thể nhận ra bút pháp đó – lão Hồng kêu lên.
Địch công dường như không nghe thấy. Ông đứng đó nhìn mê mẩn dòng chữ.
- Đó là thư pháp tuyệt vời nhất mà ta từng thấy! – ông thở dài – thật không may là chữ ký đã bị rêu che phủ. Ta khó đọc được nó. Đúng, đó là “ Ẩn sĩ mặc áo lông hạc “ . Một cái tên kỳ lạ !
Địch công suy nghĩ một lát, sau đó ông tiếp tục:
- Ta không nhớ đã bao giờ nghe tên một người như thế. Nhưng bất cứ ông ta là ai, người đàn ông đó viết thư pháp tuyệt vời ! Nhìn thấy cách viết như thế, bạn của tôi, ta mới hiểu lý do tại sao người xưa ca ngợi thư pháp tuyệt vời bằng cách so sánh nó như sau “ Sự uyển chuyển của một con phụng khi đang múa và sự mạnh mẽ của con rồng uốn lượn trong mưa và sấm sét” !
Địch công bước qua cánh cửa tò vò, vẫn lắc đầu trong sự ngưỡng mộ.
- Đưa tôi một bản chữ viết tay mà một người đàn ông có thể đọc được – Mã Tông thì thầm với lão Hồng.
Phía trước là một hàng cây tuyết tùng, khoảng trống giữa thân cây được lấp đầy bằng những tảng đá lớn và cây bụi gai góc. Các ngọn cây giao nhau ở trên cao, được chiếu sáng bởi mặt trời.
Không khí tràn ngập mùi lá cây mục nát.
Bên phải hai cây thông đứng châu đầu nhau tạo thành một cánh cửa tự nhiên. Ở chân một cây thông có phiến đá với dòng chữ “ Lối vào “. Con đường hầm ẩm ướt tối lờ mờ đi thẳng vào sau đó biến mất trong một khúc quanh.
Sau khi nhìn vào con đường hầm xanh, Địch công đột nhiên cảm thấy một nỗi sợ hãi kỳ lạ.
Ông từ từ quay lại. Bên trái, ông thấy một đường hầm khác. Một số tảng đá lớn xếp chồng lên giữa các cây tuyết tùng. Một hòn đá có dòng chữ “ Lối ra ”.
Mã Tông và lão Hồng đứng đằng sau quan án. Họ không nói một lời. Họ cũng cảm nhận được bầu không khí kỳ lạ, nguy hiểm đến tính mạng của nơi đây.
Địch công lại nhìn vào lối vào. Đường hầm dường như thở ra một luồng hơi lạnh trong không khí. Quan án cảm thấy xương sống lạnh toát. Tuy nhiên không khí vẫn bình thường. Không một chiếc lá nào di chuyển.
Địch công muốn quay đi nơi khác nhưng dường như đường hầm thôi miên ông. Ông cảm thấy một thôi thúc buộc ông phải đi vào. Ông nghĩ rằng mình vừa nhìn thấy hình dáng cao gầy của vị Thống đốc già thấp thoáng trong màu xanh mờ cạnh khúc quanh vẫy tay gọi ông.
Với một nỗ lực rất lớn quan án đã làm chủ được bản thân. Để giải thoát ra khỏi bầu không khí ma quái, ông buộc mình phải nhìn xuống mặt đất phủ một lớp dày lá cây mục nát.
Đột nhiên trái tim ông chùng xuống. Ở giữa vũng bùn ngay trước chân ông, ông nhìn thấy dấu vết của một bàn chân nhỏ, hướng về phía đường hầm. Những dấu vết kỳ lạ này dường như ra lệnh cho ông phải đi vào mê cung.
Địch công thở ra một tiếng dài, sau đó quay lại đột ngột. Ông thản nhiên nói:
- Phải, chúng ta tốt hơn không nên liều lĩnh đi vào mê cung này nếu không chuẩn bị đầy đủ !
Sau khi nói xong ông đi qua cánh cửa tò vò, vượt qua sân lát đá và quay trở lại khu vườn. Chưa bao giờ ông cảm thấy ánh nắng mặt trời lại ấm áp như thế.
Địch công nhìn lên một cây tuyết tùng khổng lồ đứng cao hơn các cây thông. Ông nói với Mã Tông:
- Ta muốn có ít nhất một ý tưởng cơ bản về kích thước và hình dạng của mê cung này. Chúng ta không cần phải đi vào bên trong để biết được điều đó. Nếu ngươi leo lên cây này, ngươi sẽ có thể nhìn toàn bộ khu vực.
- Điều đó dễ thôi ! Mã Tông kêu lên.
Anh nới lỏng thắt lưng và cởi áo khoác ngoài của mình. Sau đó anh nhảy lên và bắt đầu leo từ những nhánh thấp nhất. Anh kéo mình lên và chẳng mấy chốc biến mất giữa những tán lá dày.
Địch công và lão Hồng ngồi xuống trên một cái cây gãy. Chẳng ai nói lời nào.
Họ nghe thấy một âm thanh từ bên trên, Mã Tông nhảy xuống. Anh nhìn một cách buồn bã và rơi một giọt nước mắt.
- Tôi đã leo lên đến đỉnh, thưa đại nhân – anh nói – từ đó tôi có thể nhìn thấy mê cung. Nó hình tròn và mở rộng ra, có lẽ hàng dặm, kéo dài đến tận chân núi. Tôi không thể khám phá ra thiết kế của nó. Ngọn cây mọc khắp nơi và tôi chỉ có thể thấy một đoạn ngắn của con đường. Đây đó trong mê cung có vầng sáng hắt lên. Tôi tự hỏi có lẽ bên trong có một số ao hồ nước đọng.
- Ngươi có thấy gì giống như mái nhà của đình hóng mát hay ngôi nhà nhỏ ? quan án hỏi.
- Không – Mã tông trả lời – tôi chỉ thấy một biển màu xanh của ngọn cây !
- Ta thật là tò mò - Địch công trầm ngâm – khi Thống đốc đã dành rất nhiều thời gian của mình trong mê cung đó. Ta mong rằng phải có thư viện hoặc phòng nhỏ bên trong đó.
Quan án đứng lên và kéo thẳng áo của mình.
- Bây giờ chúng ta xem kỹ hơn dinh thự của ông ta – ông nói.
Họ băng qua cái đình bát giác và hai bộ hài cốt vẫn còn dưới gốc cây mộc lan. Sau đó họ lên sân thượng.
Họ kiểm tra một số phòng lớn và nhỏ trống rỗng. Hầu hết các đồ gỗ đã bị mục nát, những viên gạch rơi khỏi bức tường thạch cao.
Khi quan án bước vào một hành lang mờ tối, Mã Tông dẫn đầu phía trước kêu lên:
- Đây có một cánh cửa đóng lại, thưa đại nhân !
Địch công và lão Hồng đi tới chỗ anh ta. Mã Tông chỉ vào một cánh cửa gỗ lớn đã được sửa chữa hoàn hảo.
- Đây là cánh cửa đầu tiên chúng ta tìm thấy tại nơi này được đóng lại – lão Hồng nhận xét.
Mã Tông dùng vai đẩy nó và gần như ngã nhào vào trong. Cánh cửa bật mở trơn tru trên các bản lề được tra dầu.
Địch công bước vào trong.
Căn phòng chỉ có một cửa sổ, đã bị chắn bởi chấn song sắt. Căn phòng trống rỗng chỉ có một cái giường tre thô kệch ở góc nhà. Sàn nhà được quét sạch sẽ.
Lão Hồng bước vào phòng và đi về phía cửa sổ có chấn song.
Mã Tông vội vàng bước ra khỏi phòng.
Kể từ sau cuộc phiêu lưu của chúng ta dưới quả chuông đồng ( xem truyện “ Bí mật quả chuông “ ) – anh nói với Địch công từ bên ngoài – tôi rất thận trọng với không gian đóng kín. Trong khi đại nhân và lão Hồng vào bên trong, tôi sẽ đứng ở hành lang bên ngoài canh gác không để cánh cửa đóng lại nhốt đại nhân bên trong!
Địch công mỉm cười chán chường.
Sau khi quan sát cánh cửa có chấn song và trần nhà cao, ông nhận xét:
- Ngươi nói rất đúng, Mã Tông. Khi cánh cửa bị khóa, chúng tôi không dễ gì thoát ra khỏi căn phòng này !
Cảm thấy mặt tre mịn của chiếc giường không một hạt bụi, ông nói thêm:
- Cách đây không lâu đã có ai đó sống tại đây !
- Một nơi ẩn náu không tồi – lão Hồng nhận xét – đây có thể coi như sào huyệt của một tên tội phạm !
- Một tội phạm hoặc một tù nhân – Địch công trầm ngâm nói.
Sau đó ông ra lệnh cho lão Hồng niêm phong cánh cửa.
Họ kiểm tra các phòng khác nhưng không phát hiện thêm điều gì. Khi đến trưa, Địch công quyết định quay trở lại tòa án.