Bí mật mê cung - Chương 02
Địch án sát mở phiên họp đầu tiên tại huyện đường
Ông phát hiện ra một vấn đề trong kho lưu trữ
Ngày đăng 22-12-2015
Tổng cộng 25 hồi
Đánh giá 9.6/10 với 34741 lượt xem
Triệu Thái nhìn một cách ngạc nhiên cánh cổng kiên cố được bảo vệ bằng một tháp canh cao. Sau đó anh nhớ lại rằng Lan Phương là một thị trấn gần biên giới thường bị tấn công bất ngờ từ lũ hung nô của vùng đồng bằng phía tây.
Anh lại dùng chuôi gươm của mình gõ cửa lên cánh cổng đã bị khóa.
Một lúc lâu sau một cánh cửa chớp trên tháp canh mở ra. Một giọng nói cộc cằn vọng xuống từ trên cao:
- Cổng thành đã được đóng lại vào ban đêm. Hãy quay lại vào sáng mai.
Triệu Thái đập cửa mạnh hơn. Anh hét lớn:
- Mở ra, quan án sát đã đến !
- Quan án sát nào? Tiếng nói hỏi lại.
- Đại nhân Địch, án sát mới của Lan Phương. Mở cửa ra đồ to đầu!
Cánh cửa chớp đóng sầm lại.
Mã Tông cưỡi ngựa đến cạnh Triệu Thái và hỏi:
- Tất cả sự chậm trễ này là như thế nào ?
- Những con chó lười biếng đã ngủ ! Triệu Thái trả lời chán ngán. Sau đó anh dùng chuôi gươm của mình gõ cửa mạnh hơn.
Họ nghe tiếng khoá cổng lách cách sau đó cánh cửa nặng nề mở ra vài tấc.
Triệu Thái phi ngựa qua và gần như đạp ngã 2 binh sĩ đội cẩu thả cái nón sắt gỉ sét.
- Mở rộng cửa ra 2 con chó lười biếng kia - Triệu Thái quát.
Những người lính nhìn trâng tráo 2 kỵ binh. Một người mở miệng định nói gì đó nhưng khi nhìn thấy cái nhìn gay gắt trên mặt Triệu Thái họ nghĩ tốt hơn là im lặng. Cùng với người bạn của mình hắn mở rộng cánh cửa.
Đoàn tuỳ tùng đi qua và di chuyển về phía nam dọc theo con đường chính tối tăm.
Thị trấn đã hiện ra với một vẻ hoang vắng. Mặc dù tiếng mõ canh một vẫn chưa vang lên nhưng hầu hết các cửa hàng đều đóng cửa với những cánh cửa gỗ rắn chắc.
Tại đây có một nhóm nhỏ người dân ngồi quây quần quanh ngọn đèn dầu của một gánh hàng rong trên đường phố. Khi đoàn tuỳ tùng đi ngang qua, họ quay lại nhìn một cách thờ ơ các cỗ xe ngựa, sau đó lại quay lại với bát mì của họ.
Không có ai ra đón quan án và cũng chẳng có một dấu hiệu chào đón nào.
Đoàn tuỳ tùng đi qua dưới một cánh cổng tò vò trang trí kéo dài. Tại đây đường phố chính được chia làm bên trái và bên phải chạy dọc theo một bức tường cao. Mã Tông và Triệu Thái đi đến bức tường phía sau của khu công đường.
Họ quay lại phía đông và đi men theo tường cho đến khi họ đến một cánh cửa lớn. Trên cánh cổng tò vò của nó có treo một tấm biển bằng gỗ mà mưa gió đã làm cho hư hỏng trên đó khắc dòng chữ:
“Huyện đường Lan Phương”
Triệu Thái xuống ngựa và bắt đầu gõ cửa với tất cả sức mạnh của mình.
Một người đàn ông béo lùn trong chiếc áo vá ra mở cửa. Hàm râu thưa thớt của hắn dính đầy dầu mỡ và hắn có một cái nheo mắt kinh khủng. Nâng chiếc đèn lồng giấy hắn quan sát Triệu Thái sau đó cằn nhằn:
“ Ngươi không biết là công đường đã đóng cửa, tên lính kia ? “
Điều này là quá sức chịu đựng của Triệu Thái. Anh nắm chặt râu của người đàn ông và giật nó một cách thô bạo làm cho đầu của người này va vào cánh cửa. Triệu Thái chỉ dừng lại khi người đàn ông bật khóc và van xin.
Triệu Thái nói một cách kiên quyết:
“ Địch đại nhân của ngươi đã đến, mở cửa và gọi các người trong công đường ra đây ! “
Người đàn ông vội vàng mở rộng cánh cửa đôi. Đoàn tuỳ tùng đi qua và dừng lại trong sân chính ở phía trước của phòng khách lớn.
Địch công bước xuống khỏi xe ngựa và nhìn quanh. Cửa công đường cao gấp 6 lần cửa phòng khách bị niêm phong và bị khóa, cửa sổ đối diện công đường bị đóng. Mọi thứ xung quanh đều tối tăm và vắng vẽ.
Khoanh tay trong tay áo của mình Địch công ra lệnh cho Triệu Thái mang người gác cửa đến trước mặt ông.
Triệu Thái kéo cổ áo của người đó đến trước Địch công. Người đàn ông béo lùn quỳ xuống.
Địch công hỏi cộc lốc:
- Ngươi là ai ? Và đại nhân Khang ở đâu ?
- Tiểu nhân - người đàn ông lắp bắp - là cai ngục của nhà tù, Đại nhân Khang của tôi đã rời khỏi nơi này bằng cổng thành phía nam.
- Ấn của huyện nha ở đâu ?
- Nó nằm ở nơi nào đó trong huyện đường - cai ngục trả lời với giọng run run.
Địch công đã hết kiên nhẫn. Ông dậm mạnh chân của mình trên mặt đất và hét lên :
- Lính gác đâu ? Sai nha đâu ? Thư lại đâu ? Sai dịch đâu ? Và tất cả mọi người trong cái huyện đường đáng nguyền rủa này ở đâu ?
- Đội trưởng của sai nha đã rời khỏi nơi đây từ tháng trước, người thư lại đã nghĩ bệnh cách đây 3 tuần, và …
- Vì vậy, không có ai ngoài ngươi - Địch công ngắt lời. Quay sang Triệu Thái ông tiếp tục - Ném tên cai ngục này vào trong tù, ta sẽ tìm ra những gì sai trái ở đây.
Cai ngục bắt đầu phản đối nhưng Triệu Thái cho hắn một cái tát tay sau đó trói tay hắn ra sau lưng. Anh xoay tên cai ngục lại cho hắn một cú đá và quát :
- Dẫn chúng ta vào nhà giam của ngươi !
Phía trái của huyện đường, đằng sau khu ở của lính gác họ tìm thấy một nhà tù khá lớn. Rõ ràng các phòng giam không được sử dụng trong một thời gian dài nhưng các cửa ra vào trông khá vững chắc và các cửa sổ có chấn song bằng sắt.
Triệu Thái đẩy cai ngục vào một phòng giam nhỏ và khóa cửa lại.
Địch công nói :
- Bây giờ chúng ta đi xem công đường xử án và huyện đường.
Triệu Thái thắp lồng đèn giấy của mình. Họ phát hiện ra không khó khăn cánh cửa đôi của công đường. Triệu Thái mở cửa, cánh cửa mở ra với tiếng kêu ken két của một bản lề bị han gỉ. Anh nâng đèn lồng.
Họ nhìn thấy một công đường lớn và trống rỗng. Một lớp bụi bẩn dày bao phủ sàn nhà bằng đá và mạng nhện giăng trên các bức tường. Địch công bước lên bục nhìn tấm vải màu đỏ bạc màu và bị rách bao phủ bàn xử án. Một con chuột lớn chạy qua phòng xử án.
Địch công ra hiệu cho Triệu Thái. Sau đó ông bước lên bục, đi vòng quanh bàn xử án và kéo sang một bên tấm rèm che cánh cửa dẫn đến phòng riêng của phán quan phía sau đại sảnh của công đường. Một đám bụi bẩn rơi xuống người Địch công.
Căn phòng trống trải nhưng có một cái bàn xiêu vẹo, một cái ghế bành với lưng ghế bị hỏng và 3 chiếc ghế gỗ.
Triệu Thái mở cửa bức tường đối diện, một mùi ẩm ướt sộc vào mũi họ. Các bức tường được bao phủ bằng các hàng kệ trên đó đặt các hộp tài liệu bằng da màu đỏ.
Địch công lắc đầu
“ Chúng được lưu trữ tốt “ ông thì thầm.
Ông đá cánh cửa mở ra hành lang và âm thầm quay lại sân chính. Triệu Thái cầm đèn lồng dẫn đường.
Mã Tông và Tào Can nhốt tù nhân của họ vào nhà tù. Xác chết của 3 tên cướp được bỏ vào nhà của lính gác. Những gia nhân của Địch công bận rộn xếp dỡ hành lý dưới sự giám sát của quản gia. Sau đó họ báo cho Địch công rằng khu nhà ở dành cho huyện lệnh ở phía sau huyện đường trong tình trạng rất tốt. Các phán quan bỏ đi đã để lại mọi thứ trong tình trạng hoàn hảo, các căn phòng gọn gàng, đồ nội thất sạch sẽ. Đầu bếp đã đốt lửa trong bếp.
Địch công thở phào nhẹ nhỏm, ít nhất gia đình ông đã có nơi trú ẩn.
Ông ra lệnh cho lão Hồng và Mã Tông được nghĩ ngơi. Họ có thể trải giường của họ trong căn phòng cạnh khu riêng của ông. Sau đó Địch công ra hiệu cho Triệu Thái và Tào Can theo ngài trở lại văn phòng riêng phía sau công đường.
Tào Can đặt 2 cây nến thắp sáng trên bàn.
Địch công thận trọng ngồi vào chiếc ghế bành ọp ẹp, hai thuộc hạ của ông thổi bụi khỏi các ghế gỗ và ngồi xuống.
Địch công khoanh tay trên bàn. Không ai nói lời nào.
Họ có biểu hiện bên ngoài giống nhau. Cả 3 vẫn còn một lớp bụi đường màu nâu trên y phục, quần áo bị rách và dính đầy bùn từ cuộc chiến với bọn cướp. Khuôn mặt của họ buồn rầu và hốc hác dưới ánh sáng lập lòe từ những ngọn nến.
Sau đó Địch công nói:
- Nào, các ngươi, bây giờ đã muộn và chúng ta rất mệt và đói. Tuy nhiên ta muốn nghe ý kiến của các người về tình trạng lạ lùng của huyện đường mà chúng ta thấy ở đây.
Tào Can và Triệu Thái gật đầu háo hức
- Thị trấn này - Địch công tiếp tục - là một bí ẩn đối với ta. Mặc dù người tiền nhiệm của ta đã cư trú ở đây trong 3 năm và giữ khu sinh sống của mình trong điều kiện tuyệt vời. Ông dường như chưa bao giờ sử dụng đến công đường và giải tán toàn bộ nhân viên của huyện nha. Mặc dù đã có thư thông báo dự kiến là ta sẽ đến đây vào chiều nay, ông ra đi mà không để lại tin nhắn cho ta, uỷ thác con dấu của huyện lệnh cho một tên cai ngục vô lại. Các quan chức khác của huyện nha không quan tâm đến việc chúng ta đến đây. Các ngươi giải thích thế nào về điều này ?
- Có thể, thưa đại nhân - Triệu Thái hỏi - Người dân ở đây đang có kế hoạch nổi loạn chống lại triều đình.
Địch công lắc đầu
- Thật ra - ông trả lời - các đường phố vắng vẻ và các cửa hàng đóng cửa bất thường khi còn sớm. Nhưng ta không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của tình trạng bất ổn vì không có rào chắn hay các vũ khí quân sự. Thái độ của người dân trong thị trấn không có sự đối kháng, họ chỉ thờ ơ.
Tào Can trầm tư mân mê 3 sợi lông dài mọc trên nốt ruồi bên má trái của mình.
- Trong một lúc - anh nhận xét - tôi nghĩ rằng có lẽ có dịch hại hoặc một số bệnh dịch nguy hiểm khác đã tàn phá huyện này tuy nhiên không giống với thực tế là không có dấu hiệu hoảng loạn, và mọi người ăn uống tự do từ các hàng rong ven đường.
Địch công dùng tay chải và lấy ra một số lá cây khô từ bộ râu dài của mình. Sau một lúc ông nói :
- Ta không thích hỏi cai ngục về vấn đề này. Hắn có tất cả dấu hiệu của một kẻ bất lương.
Người phục vụ bước vào theo sau 2 gia nhân của Địch công. Một người mang theo một mâm cơm canh và một ấm trà lớn.
Địch công ra lệnh cho người phục vụ đem cơm đến cho các tù nhân.
Họ ngồi ăn trong im lặng.
Khi họ ăn xong và ngồi uống trà, Triệu Thái ngồi suy nghĩ và vân vê ria mép của mình sau đó nói :
- Tôi hoàn toàn đồng ý với Mã Tông, thưa đại nhân. Khi ở vùng núi anh ta cho biết là bọn cướp tấn công chúng ta không phải là những tên cướp đường chuyên nghiệp. Chúng ta có thể hỏi bọn chúng về những gì xảy ra ở đây.
- Thật là một ý tưởng tuyệt vời - Địch công reo lên - đem tên cầm đầu của bọn chúng đến đây !
Sau một lúc Triệu Thái quay lại dẫn theo một người chính là tên cướp đã cố gắng đâm Địch công với ngọn giáo của mình. Ông ném cho hắn một cái nhìn sắc bén. Ông nhìn thấy hắn ta là một người đàn ông mạnh mẽ với một gương mặt cởi mở, hắn có dáng dấp của một chủ hiệu nhỏ hoặc một thương gia hơn là một tên cướp đường.
Khi hắn quỳ xuống trước bàn Địch công ra lệnh cộc lốc:
- Tên và nghề nghiệp của ngươi !
- Tôi - hắn nói - tên là Phương Thọ và hiện nay là thợ rèn trong thị trấn Lan Phương, nơi gia đình tôi đã sống tại đây từ nhiều thế hệ.
- Tại sao - Địch công hỏi - Ngươi là một kẻ có địa vị và nghề nghiệp tại đây lại thích cuộc sống đê hèn của một tên cướp đường ?
Phương Thọ cuối đầu xuống và nói bằng một giọng buồn rầu :
- Tôi phạm tội tấn công với ý định giết người và tôi sẵn sàng chấp nhận án tử hình. Tôi thú nhận hoàn toàn tội lỗi của mình mà không cần bằng chứng thêm nữa. Nhưng tại sao đại nhân lại quan tâm đến những việc này.
Địch công thở dài và khẽ nói :
- Ta không bao giờ phán tội ai cho đến khi nghe toàn bộ câu chuyện. Hãy kể toàn bộ câu chuyện cho ta.
Phương trả lời :
- Tôi làm nghề thợ rèn được 30 năm từ sự truyền nghề của cha tôi. Gia đình tôi gồm tôi, vợ tôi, một đứa con trai và 2 đứa con gái khỏe mạnh. Chúng tôi đã có cơm ăn hàng ngày và thậm chí có thịt heo trong bữa ăn. Tôi cảm thấy mình là một người đàn ông hạnh phúc.
Sau đó, một ngày không may nọ một người đàn ông tên Chiến thấy con trai tôi là một thanh niên khỏe mạnh nên bắt ép nó gia nhập vào băng đảng của mình”
“Tên Chiến này là ai ?” Địch công ngắt lời
Phương Thọ trả lời cay đắng:
- Chiến là ai ấy à ? Hắn ta trong vòng tám năm đã chiếm toàn bộ kinh tế của huyện này. Hắn ta sở hữu một nửa đất đai và gần một phần tư cửa hàng và nhà ở tại huyện này. Hắn là quan tòa, phán quan và chỉ huy quân sự, tất cả trong một. Hắn thường xuyên đút lót cho các quan chức của tỉnh và thuyết phục họ rằng nếu không có hắn ta thì chỉ 5 ngày sau bọn hung nô trên biên giới sẽ tràn ngập huyện này.
- Không lẽ người tiền nhiệm của ta không nhận thấy vấn đề này ? - Địch công hỏi.
Phương nhún vai và đáp
- Các phán quan được bổ nhiệm ở đây sớm phát hiện ra rằng họ sẽ thuận lợi và an toàn hơn nhiều nếu chấp nhận sự tồn tại của thế lực bóng tối, để lại tất cả quyền lực thực sự trong tay của Chiến. Họ là những con rối trong tay của Chiến để đổi lại những hối lộ hàng tháng, họ sống trong hòa bình và thoải mái trong khi người dân chúng tôi phải chịu đựng tất cả những sự áp bức này.
- Câu chuyện của ngươi - Địch công nói một cách lạnh lùng - thật vô lý với ta. Thật không may nếu nó là sự thật, đôi khi có một bạo chúa địa phương nắm toàn bộ kinh tế của một huyện xa xôi hẻo lánh. Tất nhiên có vài quan huyện sẽ chấp nhận tình trạng bất hợp pháp này. Nhưng ngươi không thể làm cho ta tin rằng trong tám năm qua những phán quan được bổ nhiệm ở đây đều phục tùng tên Chiến.
Phương Thọ nói với nụ cười mỉa mai:
- Sau đó tại Lan Phương 4 năm trước đây chúng tôi may mắn có một phán quan đã quay lưng lại với Chiến. Sau 2 tuần, thi thể của ông ta được tìm thấy cạnh bờ sông với cổ họng bị cắt đứt!
Địch công đột nhiên nghiêng người về phía trước, ông hỏi
- Đó có phải là huyện lệnh tên Phan ?
Phương gật đầu.
- Huyện lệnh Phan - Địch công nói tiếp - được báo cáo về triều đình là đã rơi vào ổ phục kích của bọn Hung nô. Ta ở kinh thành vào thời điểm đó. Ta nhớ rằng thi thể của ông ấy đã được chuyển về kinh thành với nghi thức danh dự và sau khi ông qua đời đã được phong cấp tỉnh trưởng.
- Đó là cách tên Chiến che đậy vụ ám sát ông ấy - Phương Thọ nói một cách thờ ơ - tôi biết được sự thật và bản thân tôi đã nhìn thấy thi thể ông ta.
- Tiếp tục câu chuyện của ngươi - Địch công nói.
- Vì vậy, con trai của tôi bị bắt buộc tham gia vào băng nhóm côn đồ của Chiến và tôi không còn gặp lại con trai tôi nữa.
Sau đó, một bà mối mà thực ra là tú bà của Chiến đến tìm tôi. Bà ấy nói Chiến muốn mua con gái lớn Bạch Lan của tôi với giá 10 lạng bạc. Tôi từ chối, ba ngày sau đó con gái của tôi ra chợ và không bao giờ quay lại. Tôi đi đến dinh thự của Chiến và xin được gặp con tôi nhưng tôi đã bị xua đuổi và đánh đập tàn nhẫn.
Sau khi bị mất đứa con trai duy nhất rồi sau đó tới đứa con gái lớn, vợ tôi bệnh nặng. Bà ấy qua đời cách đây 2 tuần. Tôi lấy thanh kiếm của cha tôi và đi đến dinh thự của tên Chiến. Tôi bị chặn lại bởi bọn lính gác, chúng đã đánh tôi với gậy gộc của chúng và bỏ tôi nằm chết giấc ven đường. Một tuần trước một nhóm côn đồ đốt cháy cửa hàng của tôi. Tôi rời huyện với Hắc Lan con gái út của tôi và tham gia vào nhóm thảo khấu ở vùng núi này. Đêm nay là đêm đầu tiên chúng tôi thực hiện hành vi ăn cướp.
Một sự im lặng bao trùm sau khi Phương Thọ dứt lời. Địch công dựa lưng vào ghế bành của mình và suy nghĩ lại những gì đã xảy ra. Ông đặt khuỷu tay lên bàn và nói:
- Câu chuyện của ngươi giống như câu chuyện của các tên cướp đường khai ra khi bị bắt quả tang. Nếu ngươi nói dối đầu ngươi sẽ rơi trên mặt đất nhưng nếu ngươi nói thật thì ta sẽ bảo lưu quyết định của mình.
- Đối với tôi - thợ rèn nói một cách chán nản - không có hy vọng gì cả, nếu Đại nhân không chặt đầu tôi thì tên Chiến cũng sẽ giết tôi. Cũng như thế với các đồng đảng của tôi, nạn nhân của tên Chiến.
Địch công ra dấu để Triệu Thái dẫn Phương Thọ trở lại phòng giam.
Địch công rời khỏi ghế bành của mình và bắt đầu bước đi trên sàn nhà. Khi Triệu Thái đã trở lại, ông đứng đó trầm ngâm nói:
- Người đàn ông tên Phương Thọ đó rõ ràng đã nói sự thật. Huyện này nằm dưới sự cai trị của một tên bạo chúa địa phương, thẩm phán chỉ là bù nhìn bất lực tại đây. Điều đó giải thích thái độ thờ ơ của người dân nơi đây.
Triệu Thái đấm mạnh nắm tay vào lòng bàn tay.
- Chúng ta - anh kêu lên giận dữ - không thể nào cúi mình trước tên vô lại Chiến.
Địch công mỉm cười
- Bây giờ khá muộn rồi, 2 ngươi hãy đi nghĩ đi và chúc một đêm ngon giấc. Ngày mai ta sẽ có nhiều việc cho ngươi. Ta sẽ ở lại đây một giờ hoặc hơn để xem xét các tài liệu lưu trữ.
Tào Can và Triệu Thái xin phép ở lại để giúp đỡ Địch công nhưng ông kiên quyết từ chối.
Ngay sau khi họ rời đi Địch công thắp một ngọn nến và bước vào phòng tiếp theo. Dùng tay áo của mình ông lau bụi từ các hộp tài liệu và phát hiện rằng tài liệu gần nhất đã cách đây 8 năm.
Ông đem hộp tài liệu này vào phòng mình và bày các tài liệu trên bàn làm việc.
Dưới con mắt kinh nghiệm của mình, nhìn thoáng qua ông nhận ra đây là những văn bản liên quan đến công việc của huyện đường. Tuy nhiên dưới đáy hộp ông thấy một cuộn giấy nhỏ được đánh dấu “ Vụ án của Vũ thưa kiện Vũ “. Địch công ngồi xuống trải các tài liệu ra và xem xét.
Ông thấy rằng nó là một vụ kiện liên quan đến việc thừa kế tài sản của Vũ Nam Thiên, một thống đốc tỉnh đã hưu trí và qua đời tại Lan Phương 9 năm trước.
Địch công nhắm mắt lại và hồi tưởng lại quãng thời gian 15 năm trước, lúc đó ông phục vụ tại kinh đô như là một thư lại. Tại thời điểm đó cái tên Vũ Nam Thiên nổi tiếng khắp đất nước. Ông ta có khả năng khác thường và cực kỳ cẩn thận trong công việc phục vụ triều đình và nhân dân. Ông nổi tiếng như là một nhà quản trị nhân từ và một chính khách khôn ngoan. Sau đó triều đình bổ nhiệm ông làm Lại bộ thượng thư, Vũ Nam Thiên đột ngột xin từ chức và viện lý do sức khỏe kém ông đã ẩn cư tại một huyện nào đó gần biên giới. Hoàng đế kêu gọi ông xem lại quyết định từ chức của mình nhưng ông kiên quyết từ chối. Địch công nhớ lại việc từ chức này lúc đó là một chấn động tại kinh thành.
Như vậy, Lan Phương chính là nơi Vũ Nam Thiên đã sống những năm tháng cuối đời.
Địch công trải tài liệu ra một lần nữa và đọc nó từ đầu đến cuối.
Ông phát hiện ra khi Vũ Nam Thiên đến sống tại Lan Phương thì ông ta là người đàn ông hơn 60 tuổi đã goá vợ. Ông có một người con duy nhất tên Vũ Kỳ lúc đó đã 30 tuổi. Ngay sau khi đến Lan Phương ông đã tái hôn với một cô gái nông dân trẻ mới 18 tuổi tên Mai. Cuộc hôn nhân chênh lệch ấy đã sinh ra đứa con thứ hai tên là Vũ San.
Khi vị thống đốc già ngã bệnh và cảm thấy mình sắp qua đời, ông gọi con trai Vũ Kỳ cùng người vợ trẻ và đứa con đến bên giường bệnh. Ông nói rằng ông để lại cho người vợ trẻ và đứa con thứ hai Vũ San một bức tranh ông tự tay vẽ, tất cả phần tài sản còn lại là cho Vũ Kỳ đứa con lớn. Ông nói thêm rằng ông tin tưởng Vũ Kỳ xem người vợ của ông như là mẹ kế của mình và đứa em cùng cha khác mẹ sẽ nhận được những gì của họ. Sau khi nói xong ông trút hơi thở cuối cùng.
Địch công nhìn ngày tháng của tài liệu và đoán rằng lúc này Vũ Kỳ khoảng 40 tuổi, người góa phụ gần 30 và đứa con trai 12 tuổi.
Các tài liệu nói rằng sau khi chôn cất cha mình Vũ Kỳ đã đuổi người mẹ kế và Vũ San ra khỏi căn nhà của mình. Anh ta nói rằng những lời trăng trối của cha mình ngụ ý Vũ San là đứa con hoang và anh ta không bị ràng buộc phải chia tài sản cho Vũ San hoặc người mẹ kế ngoại tình.
Sau đó người góa phụ đệ đơn lên tòa án khiếu nại về di chúc trong đó bà ta yêu cầu phải chia một nửa tài sản cho đứa con của mình trên cơ sở quyền thừa kế.
Vào thời gian đó tên Chiến tự xem mình như là người cai quản Lan Phương và dường như tòa án không giải quyết trường hợp kiện đó.
Địch công tiếp tục xem xét tài liệu. Ông nhận thấy rằng người góa phụ ở vào trường hợp bất lợi. Những lời trăng trối của vị thống đốc già cùng với sự chênh lệch về tuổi tác giữa 2 người dường như cho thấy bà Mai thực sự không chung thuỷ với chồng.
Mặt khác nó gợi lên sự tò mò là một người đàn ông xem trọng đạo đức và nguyên tắc tại sao lại chọn cách đặc biệt như thế này để nói Vũ San không phải là con ruột của ông ? Nếu ông ta phát hiện người vợ trẻ lừa dối mình thì ông chỉ cần âm thầm ly dị và gởi cô ta cùng đứa con đi đến một nơi nào đó. Việc này có thể bảo vệ danh dự cho bản thân và danh dự gia đình. Và tại sao lại cho thừa kế bức tranh vẽ của ông ?
Nó cũng khác thường là Vũ Nam Thiên không để lại một di chúc bằng văn bản. Một người đàn ông nhiều kinh nghiệm như ông phải hiểu rằng di chúc bằng miệng luôn gây ra các cuộc tranh cãi trong gia đình về quyền thừa kế.
Trường hợp này có quá nhiều uẩn khúc cần phải có một cuộc điều tra cẩn thận. Có lẽ nó sẽ hé mở ra nguyên nhân của việc từ chức đột ngột của Vũ Nam Thiên.
Địch công lục lọi các tài liệu khác nhưng không có tài liệu nào nói về vấn đề “Vũ thưa kiện Vũ”
Ông cũng không tìm thấy bất kỳ tài liệu nào có thể dùng để chống lại Chiến.
Quan án bỏ các tài liệu trở lại hộp. Ông ngồi đó và suy nghĩ về cách thức và phương tiện để lật đổ tên Chiến nhưng dòng suy nghĩ của ông lại quay lại vấn đề thừa kế của người thống đốc già.
Ánh nến lập lòe rồi tắt ngấm. Với một tiếng thở dài Địch công cầm cây nến lên và bước ra khỏi phòng.