Bi kịch về 3 cái chết - Chương 01

Bi kịch về 3 cái chết - Chương 01

Trên chòi canh

Ngày đăng
Tổng cộng 28 hồi
Đánh giá 9.8/10 với 32908 lượt xem

Ông Satterthwaite ngồi chót vót trên cao Chòi Canh theo dõi khách mời. Ngài Charles Cartwright đang men theo lối mòn từ ven biển đi lên.
Chòi Canh làm theo dạng nhà ván gỗ kiểu mới, không xây gạch, không làm đầu hồi, chủ nhân nó quý lắm. Đó là công trình kiên trúc toàn một màu trắng - người xem có thể nhâm cái vẻ đồ sộ bề ngoài của nó. Xây dựng ở vị trí địa lôi, có tầm cao bao quát khu vực cảng Loomouth. Đứng ở một góc trên cao có bao lơn chắn ngang nhìn xuôi xuống theo đường thẳng đứng mặt biển. Tính theo đường ô-tô thì chòi canh cách thị trấn hơn cây số. Đường đi vòng vo leo dốc đến nơi có độ cao hơn mặt nước biển. Đi bộ phải mất hết chừng bảy phút, ngài Charles Cartwright lủi thủi một mình mon men theo đường mòn tới nơi.
Charles có thân hình chắc nịch, da sạm nắng, đứng tuổi. Ngài mặc chiếc quần vải flannel màu xám, áo len trắng dài tay. Dáng đi lắc lư, hai bàn tay nắm hờ lại, chân cứ bước tới. Mười người hết chín ai cũng đoán ra: “Một lão già hải quân hồi hưu - quả thật không sai”. Chỉ riêng một người, khác hơn mấy người kia lưỡng lự chưa dám tin. Thế rồi bỗng nhiên hình ảnh từ đâu lại hiện về chẳng đâu xa ngay trên boong tàu - Không phải là con tàu ta vẫn thường nhìn thấy - con tàu thu nhỏ có rèm che bằng chất liệu chắc bền - một gã đàn ông tên là Charles Cartwright đứng đó sừng sững dưới ánh nắng không phải tử mặt trời, hai tay nắm hờ với dáng điệu thong thả nói năng chậm rãi - cái giọng điệu người đi biển, của người phong lưu nghe thật dõng dạc.
- Không, thưa ngài - Charles Cartwright vừa mở lời - Tôi không mong mang lại cho ngai tin tức gì mới hơn.
Chợt màn buông nhanh, đèn bật sáng, nhạc dạo trỗi dậy, bọn gái chào mời khách: Mời quý ông dùng sô-cô-la, li-mô-nát? Màn một vở kịch “Tiếng gọi biển cả” vừa dứt; Charles Cartwright trong vai thuyền trưởng Vanstone.
Từ trên chòi cao ông Satterthwaite mỉm cười nhìn cảnh vật khuất xa phía dưới.
Ông Satterthwaite người gầy đét da nhăn nhúm, là mạnh thường quân cho các tổ chức sinh hoạt nghệ thuật, sân khấu, một tay thích ngao du giới thượng lưu, tính ông dễ chịu, luôn góp mặt trong các buổi họp thân mật, các lễ hội tưng bừng. (Tên Satterthwaite luôn ghi ở hàng cuối danh sách khách mời). Ông còn là một nhân vật khôn ngoan, sáng suốt biết rõ người, rõ việc.
Ông nói, giọng khẽ khàng, rồi lắc đầu :
- Lẽ ra tôi không nghĩ như vậy đâu. Không, tôi nói thật đấy, tôi không hề nghĩ chuyện đó.
Có tiếng bước chân trên sân thượng, ông quay ngoắt lại. Người đàn ông mái tóc hoa râm dáng cao to kéo ghế xích tới phía trước, ông ngồi xuống, trông mặt người ta đoán ra ngay nghề nghiệp hiện tại của ông “Bác sĩ” ở phố “Harley Street” - ngài Bartholomew Strange đạt tới đỉnh cao sự nghiệp là một chuyên gia về chứng suy nhược thần kinh được phong tước Hiệp sĩ Hoàng gia vừa mới đây.
Ông kéo ghế xích gần lại Satterthwaite, đánh tiếng :
- Ông đang nghĩ ngợi gì vậy? Mà này? Ta ra tay đi.
Satterthwaite mỉm cười chăm chú nhìn theo cái bóng người nhanh chân men theo lối mòn rảo bước tới trên đỉnh.
- Tôi không nghĩ là ngài Charles lại chịu sống cảnh tha hương thế này.
- Lạy Chúa, tôi cũng nghĩ không khác gì ông. - Người nọ thì cười, quay đầu lại - Tôi quen Charles từ thuở nhỏ cùng học một trường Oxford. Ông ta chẳng khác nào lúc xưa - một nghệ sĩ ngoài đời hơn là trên sân khấu! Charles lúc nào cũng sẵn sàng nhập cuộc, không dằn được - đó là cái tính trời cho Charles ít khi thấy ra khỏi chỗ ở - ông ta “chuồn êm” - phải liên lạc chính xác. Dù sao ông cũng muốn có một vài đổi thay - cũng chẳng khá gì hơn. Ông bỏ nghề hai năm rồi - ông bảo là mình về quê sống cho yên, xa lánh mọi người, thích sống gần biển. Ông về đây xây dựng nên cơ ngơi này. Ông chỉ mơ một mái nhà nơi thôn dã như thế này, ba buồng tắm, đồ dùng theo thời mới! Tôi cũng nghĩ như ông, Satterthwaite, chắc không ở lâu đâu. Dù sao, Charles cũng là người - ông cần có bạn hiểu mình. Vài ba bạn chiến hữu đã về hưu, một nhóm mấy bà với một mục sư - vậy là cũng đủ người để diễn trò. Tôi nghĩ “ông bạn chân thật” thích “cuộc sống biển cả”. Cùng lắm là sáu tháng. Này, nói thật, tôi thấy ông cũng chán rồi, còn một nơi nữa để cho ông lui tới đó là Monte Carlo với những tay chơi đã thấm mệt hoặc là đến vùng cao nguyên làm quen với địa chả - tính hay thay đổi y như Charles vậy.
Ông bác sĩ thôi kể lể. Kể ra ông nói cũng nhiều. Ông còn nhìn theo mắt sáng rõ vui mừng cái bóng người đàn ông vô tư dưới kia. Lát nữa đây ông sẽ nhập bọn với mấy ông trên này.
- Vậy mà, - Ngài Bartholomew kể tiếp - coi bộ chúng mình nhầm. Cuộc sống đời thường vẫn còn sức lôi cuốn người ta.
- Kẻ nào hay thêu dệt, bi quan hóa việc đời dễ mắc sai lầm - Satterthwaite kể lể - Ta không nên đề cao lòng chân thật quá đáng.
Ông bác sĩ gật gù :
- Phải đó. - Lão nói tiếp, vẻ suy tư - Thật đó mà. - Charles Cartwright từ dưới mới lên tới vẻ hớn hở bước đi trên sân thượng.
- Chiếc Mirabelle chạy vượt sức nó - Charles vừa kể - Ông nên ra mà xem, Satterthwaite.
Satterthwaite vừa nghe lắc đầu. Ông đã qua nhiều phen vượt biển Manche không còn tin cái chuyện ngoài sức mình. Sáng nay ông quan sát chiếc Mirabelle từ chỗ cửa sổ buồng ngủ. Một cơn gió giật may nhờ trời, Satterthwaite vô được đất liền.
Ngài Charles bước tới bên cửa sổ phòng khách gọi rượu.
- Ông phải đến thôi, Tollie - Charles vừa nói với bạn mình - Có phải ông cứ ngồi lì một chỗ ở phố Harley Street kể ra những ưu điểm của sóng biển cho người bệnh nghe mãi đâu?
- Cái tài năng của người thầy thuốc - Ngài Bartholomew Strange kể - là ở chỗ ta không bao giờ buộc phải tuân theo lời dạy của chính bản thân mình.
Ngài Charles bật cười. Ông quên đi mất vai trò của mình - một người đi biển từng trải. Ông có diện mạo thật điển trai, thân hình cân đôi, vẻ mặt hài hước điểm thêm những cụm tóc trắng bạc hai bên thái dương nổi bật hơn nữa. Con người thật của ông đó là - một người phong lưu, một nghệ sĩ.
- Ngài đến một mình sao? - Ông bác sĩ hỏi.
- Không - Ngài Charles quay lại đỡ lấy ly rượu từ tay người phục vụ - Ta có “tay thần”. Người con gái tên Egg ta nhớ ra đúng rồi.
Giọng nói ngài nghe có vẻ dè dặt khiến ông Satterthwaite chăm chú ngước nhìn.
- Cô Lytton Gore có phải không? Nàng có biết chuyện đi biển, phải vậy không?
Ngài Charles cười ra vẻ tiếc nuối.
- Cô ta chỉ khiến cho tôi nghĩ là một người chỉ sống trên bờ, nhưng mà tôi sẽ gặp cô ta - nhờ cô ấy.
Ông Satterthwaite chỉ còn biết nghĩ ngợi vẩn vơ.
- Ta cứ thắc mắc mãi - Egg Lytton Gore - có lẽ vì nàng mà ông ta không biết chán - cái tuổi đó - cái tuổi chực chờ bùng nổ - người con gái sinh ra ngay ở cái thời điểm đó...
Ngài Charles tiếp tục câu chuyện: Biển cả - không gì sánh bằng - với ta chỉ có mặt trời gió và biển cả - và một cái chòi đơn sơ làm chỗ nương tựa.
Ngài nhìn lui phía sau, vẻ thỏa mãn về công trình kiến trúc toàn màu trắng, có ba buồn£ tắm, mấy buồng ngủ trang bị hệ thông nước nóng và lạnh thed kiểu hiện đại, một đội ngũ người phục vụ hầu bàn và đầu bếp kinh nghiệm. Cái lối nói của ngài Charles về một cuộc sống đơn giản có vẻ quá đáng.
Một người đàn bà xấu xí quá cỡ từ trong nhà bước ra, xông tới trước mặt mọi người.
- Chào cô Milray.
- Chào ngài Charles, xin chào ngài - Và khẽ cúi đầu chào hai vị khách ở gần đó - Đây là thực đơn buổi tối. Quý vị có cần thêm bớt món nào?
Ngài Charles đỡ lấy, nói khẽ :
- Để xem nào. Dưa hấu, canh cải, cá thu tươi, thịt gà, chả trứng, bánh mì nướng phết bơ... Vậy là tuyệt lắm, không thêm bớt món nào. Mọi việc xong xuôi chờ chuyến tàu bốn giờ năm mươi.
- Tôi đã lệnh cho Holgate. Bây giờ, thưa ngài Charles nếu được phép tôi sẽ ở lại dùng cơm tối với ngài.
Charles ngơ ngác, rồi ngài lịch sự nói :
- Rất hân hạnh, tôi mời, nàng Milray, nhưng mà này...
Milray chậm rãi nói :
- Nếu không thì tôi sẽ bày bàn mười ba người, và thế là ai cũng lo vì mê tín dị đoan.
Nghe cô ta vừa nói mọi người cho rằng cả đời Milray ngồi chung bàn mười ba người chả có vấn đề gì xảy ra. Cô nói tiếp :
- Tôi nghĩ mọi việc đã được an bài. Tôi đã báo cho Holgate, chiếc xe còn lo tìm chỗ nhà Lady Mary và cả nhà Babbington nữa. Có phải vậy không thưa ngài?
- Đúng quá. Đúng y như tôi yêu cầu cô lo giúp.
Cô Milray mỉm một nụ cười ngạo mạn rồi cáo lui.
- Đấy, - ngài Charles trịnh trọng cất tiếng - mới là người đàn bà phi thường. Tôi ngại có lúc nào cô ta sẽ lại đánh răng giúp hộ tôi?
- Đúng là bản lĩnh. - Strange vừa nói.
- Cô ta phục vụ như vậy được sáu năm - Ngài Charles kể lể - Ban đầu làm thư ký ở bên London, rồi qua đây, tôi có thể nói cô ta giúp việc chăm sóc nhà cửa tuyệt vời. Quản lý một cơ ngơi thật hoàn hảo. Giờ đây nếu không có gì trở ngại, cô ta xin nghỉ việc.
- Sao vậy?
- Cô ta vừa kể - Ngài Charles đưa tay gãi mũi vẻ ngờ ngợ - Cô ta kể là có một người mẹ tàn tật. Riêng tôi thì chưa tin. Loại đàn bà đó làm gì còn mẹ già. Chỉ là muốn nói vậy thôi. Không, tôi nghĩ là có vấn đề đấy.
- Có thật đấy chứ, - Ngài Bartholomew nói xen vô - người ta đồn là có đấy.
- Đồn đại? - Ngài nghệ sĩ giương mắt - Đồn như thế nào?
- Này ông bạn Charles. Bạn hiểu đồn đại là gì chứ?
- Ông muốn nói là chuyện cô ấy - và cả tôi? Với cái mặt đó? Với cỡ tuổi của cô ta?
- Cô ta độ chừng chưa tới năm mươi.
- Giả sử là như vậy đi. - Ngài Charles coi bộ quan tâm - Nhưng mà, nói thật nhé. Tollie. Ông có nhìn kỹ gương mặt cô ta? Cũng có hai mắt, một mũi, một miệng, nhưng mà có thể nào ông gọi đó là một bộ mặt - không phải bộ mặt đàn bà. Cái tay chơi lắm chuyện sàm báng bên hàng xóm không thể nào làm tình với cái bộ mặt đó bao giờ.
- Vậy là ông coi thường khả năng tưởng tượng của bọn gái già Ăng-lê.
Ngài Charles lắc đầu :
- Tôi không tin. Cô Milray được kính trọng lắm chứ, dù bất cứ một cô gái già Ăng-lê nào cũng phải biết đến. Cô ta có đức hạnh, bản lĩnh tuyệt vời - một người đàn bà tài năng thạo việc hết chỗ chê. Tôi luôn chọn người giúp việc đâu ra đó.
- Ông là người khôn khéo.
Ngài Charles ngồi thừ người ra đó một hồi. Để giải khuây, ngài Bartholomew lại hỏi: Buổi xế trưa hôm nay có người lạ đến đây phải không?
- Chỉ có Angie.
- Có phải Angela Sutcliffe? Thế thì hay lắm. - Ông Satterthwaite nhoài người về phía trước vẻ quan tâm, nôn nóng muốn biết ai đã ngồi chung bàn. Angela Sutcliffe là một diễn viên có tiếng, luông tuổi, được công chúng ngưỡng mộ tài năng, duyên dáng. Có lúc nàng được nhắc đến như người kế tục sự nghiệp Ellen Terry.
- Và còn kể đến nhà Dacres nữa.
Satterthwaite gật gù một mình. Bà Dacres tức là hãng buôn Ambroise Ltd., một hãng may mặc nổi tiếng. Ta thường thấy trong tờ bướm chương trình. “Trang phục cô đào Miss Blank trình diễn ở màn một do hãng buôn Ambroise Ltd, ở phố Brook Street”. Chồng Dacres là đại úy Dacres, ít khi ra mặt. Là một tay đua ngựa chuyên nghiệp - từng tham dự giải quốc gia mấy năm trước. Đã có một vài vụ lộn xộn - chưa ai biẽt đầu đuôi - vậy mà tin đồn rùm beng. Chẳng có ai thèm tra hỏi - dù chuyện đã rõ thế mà nghe nhắc đến Freddie Dacres ai cũng trố mắt chút đỉnh.
- Đến lượt Anthony Astor, nhà soạn kịch.
- Hẳn nhiên - Satterthwaite nói - Bà viết vở kịch Đường một chiều. Tôi đã xem đến lần thứ hai. Khá thành công.
Ông ta thích thú khi biết Anthony Astor là một nhà soạn kịch nữ.
- Đúng đấy - Ngài Charles nói - Tôi quên mất tên thật của bà ta - Willis thì phải. Chỉ gặp mặt một lần. Tôi hỏi để cho Angela biết là vậy. Tất cả chỉ bấy nhiêu đó - một bữa tiệc thân mật.
- Còn mấy người ở quanh đó nữa? - Ông bác sĩ thắc mắc.
- Ôi giời, lại mấy người hàng xóm! Này là nhà Babbington - ông ta là mục sư, một ông bạn tốt, cũng chưa hẳn là tu hành chân chính, vợ ông ta rất đẹp. Ông dạy tôi cách làm vườn. Họ đang đến - kế tiếp Lady Mary và Egg. Vậy là đủ. Ô còn một ông bạn trẻ, Manders nhà báo hay gì đó. Mặt mũi dễ thương. Bữa tiệc đủ mặt bá quan.
Ông Satterthwaite là người nguyên tắc. Ông đang đếm đầu người.
- Cô Sutcliffe là một, nhà Dacres là ba, Anthony Astor là bốn, Lady Mary với con gái, sáu, hai vợ chồng ông mục sư, tám, ông bạn trẻ, chín, kể luôn bọn mình là mười hai. Vậy là ông hoặc là Milray đếm nhầm đó, thưa ngài Charles.
- Không thể nào do lỗi Milray - Ngài Charles nói giọng chắc nịch - Người đàn bà đó không bao giờ nhầm lẫn. Để ta xem. Thảo nào, Lạy Chúa, ông nói đúng. Tôi đã nhầm một người. Tôi không nhớ ra.
Satterthwaite mắt chớp chớp. Ông thường cho là kẻ phù phiếm nhất trên đời này là bọn nghệ sĩ. Cũng không trừ một ai kể luôn ngài Charles Cartwright. Satterthwaite ví von khen chê khiến ông cảm thấy thích thú.
- Vậy ai là kẻ ích kỷ? - Ông chợt hỏi.
- Chỉ có thằng đểu quái đản chứ ai. - Ngài Charles vừa đáp - Nói đúng hơn cái thằng đểu mà cũng có tiếng tăm. Rồi ông sẽ biết hắn là ai. Hercule Poirot. Hắn là một người Bỉ.
- Cái tay thám tử đó - Satterthwaite vừa nói - Tôi đã từng biết hắn. Một tay cừ khôi đây.
- Hắn là một tay có bản lĩnh. - Ngài Charles nhắc nhở.
- Tôi chưa hề biết được hắn, - Ngài Babbington nói xen vô - nhưng có nghe kể chuyện về hắn nhiều lần. Hắn đã nghỉ hưu lâu rồi, có phải vậy không? Có thể chuyện kể về hắn là chuyện hoang đường. Này Charles, tôi nghĩ là hết tuần này không có vụ án nào đâu.
- Sao vậy? Bởi vì trong nhà hát ta đã có một thám tử rồi chăng? Nghe như chuyện ngược đời vậy hả, ông bạn Tollie?
- Ờ, cũng là một cách để chứng minh cái lý luận tôi đề ra.
- Nó phục vụ cho nhân dân - chứ không từ nhân dân mà ra. Ông biết vì sao người thì có cuộc sống hào hứng lại có người thì buồn tẻ? Có phải do ở môi trường chung quanh mà ra? Không phải vậy đâu. Biết đâu trước một tuần hắn đến tại nơi diễn ra cuộc tàn sát và khi hắn vừa quay gót trở về thì tại đó có động đất, và con tàu hắn định ra khơi lại bị đắm. Có kẻ đang ở Balham mỗi ngày phải đi qua khu thương mại London, và rồi chuyện gì sẽ xảy đến cho hắn. Hắn sẽ chạm trán bọn tống tiền, gái đẹp chào mời và băng cướp có xe. Lại có kẻ thường gặp nạn đắm tàu - dù đang đi trên một chiếc du thuyền trên hồ du lịch. Cũng mọi hoàn cảnh tương tự, cái tay Hercule Poirot mà ngài vừa nói chẳng cần đi đâu xa săn lùng bọn tội phạm - bọn chúng sẽ ra tự thú.

Chương sau