Bà chúa thuốc độc - Chương 09
Miệng hùn nọc rắn tt
Ngày đăng 21-12-2015
Tổng cộng 21 hồi
Đánh giá 8.8/10 với 39206 lượt xem
Văn Bình ngồi im. Chàng đã biết được điều cần biết. Chàng có thể dùng độc thủ chớp nhoáng hạ hai tên ngồi bên bằng cách vung tay, đánh vào cuống họng, đồng thời chặn nòng súng của tên râu quai nón trước khi khạc đạn. Dùng tiểu liên trong xe hơi là điều tối kỵ trong nghề gián điệp, cho nên chàng có thể chuyển bại thành thắng bằng cách phản công bất thần và nhậm lẹ.
Song mục đích của chàng là vào tận hang sâu để gặp cọp chúa. Nên chàng giả vờ ngoan ngoãn, dựa lưng vào nệm xe êm ái, phóng tầm mắt nhìn ra hai bên đường.
Những ngọn đèn cuối cùng của thủ đô Vạn Tượng đã tắt. Xe hơi tiến ra ngoại ô. Tuy xe phóng nhanh, Văn Bình vẫn nghe rõ tiếng nước sông Cửu Long réo ầm ầm.
Kỷ niệm xa xửa bỗng vùng dậy trong trí chàng. Đêm ấy, trời tối như bưng, chàng cũng bị tống lên xe hơi đen bít bùng, kẹt giữa hai cây súc cừ khôi trên bờ sông Cửu Long. Chàng sa bẫy kẻ thù và bị dẫn đi thanh toán. Chàng chưa nghĩ ra mưu kế đoạt súng, hạ sát địch thì dịp mây ngàn vàng vụt tới.
Tài xế phóng hết tốc lực, tuột xe xuống ổ gà sâu hoắm. Xe hơi quay đầu một vòng. Văn Bình chỉ cần biểu diễn tài mọn là hai nhân viên ưu tú của địch bị hạ đo ván trong chớp mắt. Và phát atemi siêu đẳng của chàng đã đưa tài xế sang thế giới bên kia, một tích tắc đồng hồ sau.
Đêm nay, chàng cũng bị nhốt giữa hai cây súng, song chàng cầu trời khãn phật cho tài xế tỉnh ngủ không lọt vào ổ gà. Nghĩ vậy, chàng bật lên cười.
Gã xa phu đang gầm gừ thì tài xế ồm ồm:
- Gần đến rồi. Lát nữa, cho nó bài học cũng chưa muộn.
Tài xế phóng khỏi Thát Luông, rẽ vào con đường tối om và dừng xe trước một biệt thự cũng tối om và rộng mênh mông.
Tài xế bóp kèn, cổng sắt mở ra, chiếc Mercedes chạy vào trong giữa hai rặng cây lớn.
Qua hòn giả sơn, nước chảy róc rách, tài xế quẹo vào ga-ra, bên trong đậu sẵn ba chiếc xe Mỹ dài ngoằng.
Tên râu quai nón mở cửa, giọng thân thiện:
- Mời quí khách xuống.
Bộ ba lùi lũi áp giải chàng lên nhà trên. Ngọn đèn ở cầu thang sau được bật lên, Văn Bình trèo thang gác, một cầu thang lót cẩm thạch mua từ bên Ý chở sang, màu sám nổi gân vàng, tương tự như cẩm thạch trong lữ quán Caravelle ở Sài Gòn. Từ mấy năm nay, nhiều nhà tỷ phú nhờ thời cuộc mọc lên như nắm ở Vạn Tượng. Phần đông họ là chính khách tham nhũng hoặc gian thương có thế lực. Bởi vậy, Văn Bình không ngạc nhiên trước sự trần thiết lộng lẫy của tòa biệt thự.
Đèn hành lang trên lầu cũng được bật sáng. Văn Bình nhận thấy đối phương hoạt động ngang nhiên, không cần che giấu ánh đèn, dường như Vạn Tượng là thành phố của họ.
Văn Bình được dẫn vào một căn phòng lớn trang trí trang trọng theo kiều Pháp. Tường đều lót gỗ ván nổi vân như mun, cửa sổ đóng kín, hai cái máy lạnh Westinghouse sơn xanh chạy dè dè.
Trong phòng có hai bộ xa lông khổng lồ đặt trên nhiều tấm da hổ. Quanh phòng chỗ nào cũng có hoa tươi. Nào hoa hồng, hoa lê đơn, hoa thược dược, đủ thứ, đủ màu, cắm trong lọ pha lê màu trắng.
Tuy nhiên, cái làm Văn Bình sửng sốt trong giây phút là tủ rượu kê ở góc tường. Chàng đã thấy nhiều tủ rượu sang trọng, song lần đầu được thấy mọi thứ rượu quý nhất thế giới tập trung trong phòng khách của tư nhân.
Mắt chàng bắt đầu nổ đom đóm vì trong so gần một trăm chai rượu bầy thành hàng ngay ngắn, chàng vừa nhận ra một chai vang Chatseau Lafitte Rothschild 1806. Loại này trị giá 100 đô-la một chai trên thị trường lưu linh quốc tế, chỉ vua chúa mới dùng nổi. Bên cạnh là một chai Chartreuse 1878, rượu mùi nổi tiếng của Pháp, 50 đô la. Kế tiếp là sâm banh Grande Fine Arbellot 1794, 150 đô la.
Một người đàn ông đứng tuổi da ngăm ngăm đen, trán hói, mắt nhọn, râu mép mỏng dính, hàm răng thưa biểu lộ tính tình nham hiểm, đeo kính cận thị dày cộm, ngồi chờ trong ghế bành nhung màu da cam. Hẳn mặc bộ âu phục đắt tiền, thắt cà vạt xanh, sơ mi ni lông trắng toát. Mùi nước hoa Ba lê từ người hắn toát ra.
Lúc hắn đứng lên, Văn Bình nhận thấy một chân thẳng đơ. Chàng biết hắn mang chân gỗ.
Tuy tàn tật, hắn vẫn có phong cách lẫm liệt của một cấp bộ chỉ huy. Hắn nghiêng đầu chào chàng, giọng nhã nhặn:
- Hân hạnh được tiếp ông Z.28.
Văn Bình thản nhiên ngồi xuống ghế sau khi bắt tay thân mật. Dáng điệu chậm rãi, chàng rút Salem ra hút, rồi nói:
- Văn kỳ thanh, giờ mới kiến kỳ binh. Rất sung sướng được gặp ông Simun.
Nụ cười ngạo nghễ đang nở trên môi Simun vụt tắt. Hắn đăm đăm nhìn Văn Bình.
Một phút sau, hắn nhún vai:
- À ra ông Z.28 cũng biết tên tôi.
Văn Bình cười nụ:
- Dọc bờ sông Cửu Long này, ai lại không biết danh ông Simun.
Giọng nói sang sảng của Văn Bình như tiếng chuông đồng vang rần trong óc Simun. Hắn tiến lên một bước, vẻ ngơ ngác hiện rõ trên mặt. Hắn định nói bỗng nín bặt. Thời quá khứ đầy sóng gió vùng sống dậy trong trí nhớ của gã cụt chân kỳ dị.
Trong một tích tắc đồng hồ moi móc dĩ vãng mịt mù, Simun vừa nhận diện được người thanh niên cường tráng, hào hoa, mã thượng đang ung dung hút thuốc trước mặt.
Ngày xưa, Simun đã gặp Z.28 ít ra một lần trong đời buôn lậu, một đêm chạm súng với lính đoan thuộc địa trong vùng rừng núi Ai Lao. Hồi ấy, Z.28 chưa phải là Z.28. Chàng cũng chưa mang tên Văn Bình.
Hồi ấy, Simun cũng chưa phải là Simun. Tuy mới 22 tuổi, hắn đã mang nặng trên vai kinh nghiệm dầy dạn của 8 năm ngang dọc trên đất Lào. Với sức địch trăm người, hắn được anh chị trên bờ Cửu Long giang kính nể và tôn làm thủ lãnh. Hắn chuyên sống bằng nghề bao tiêu hàng lậu, nhân viên quan thuế biên phòng sợ hắn như cọp dữ.
Hơn một lần, một mình một súng, hắn đã đẩy lui hàng chục binh sĩ thuộc địa. Có lần hắn dùng hai tay không đánh chết ba người Pháp lực lưỡng trong rừng gần Cánh Đồng Chum. Nhà chức trách bảo hộ treo thưởng cho ai giết được hoặc điềm chỉ để bắt Simun song hắn vẫn tung hoành như ở chỗ không người.
Một đêm cuối đông, rét như cắt ruột, Simun áp tải đoàn thuốc phiện vượt qua Mường Xén, sắp vào địa phận Nghệ An. Trời mưa buốt như kim châm, Simun ra lệnh cho nhân viên tạm dừng trong khu rừng rậm dọc biên giới.
Đi bộ nhiều ngày trong rừng, lại bị bệnh kiết lỵ nên Simun mất sức. Hắn chui vào gốc cây, rồi ngủ thiếp. Đến khi tỉnh dậy, mữa đã tạnh, ánh trăng le lói chiếu xuống cánh rừng đầy lá, hắn biết bị vậy thì đã muộn.
Thật ra, lính đoan đã biết lộ trình của Simun sau khi đoàn thưốc phiện rời đế đô Lào Luang Prabang. Một nhân viên tin cậy của Simun đã mật báo tin cho nhà chức trách thuộc địa để lấy tiền thưởng, và cũng để trả thù...
Để trả thù vì Simun đã cướp vợ hắn. Trong nhiều năm hoạt động gã thuộc viên theo sát Simun như bóng với hình. Có vợ người Thái hơ hớ như đoá hoa hồng của hắn đã ngã vào lòng Simun một cách ngoan ngoãn. Cơn ghen bừng bừng, hắn cãi lộn với Simun, rồi xuất kỳ bất ý ném dạo hạ sát. Hắn không ngờ Simun né tránh dễ dàng, và trong chớp mắt quật ngã hắn.
Nghĩ tinh cốt nhục, Simun tha giết. Song gã đàn ông mất vợ rình rập cơ hội trả thù...
Simun vừa bò khỏi hốc cây thì súng nổ ran tứ phía. Do sự bố trí của kẻ phản bội, cuộc phục kích đã diễn ra trên một ngọn đồi trọc, cây cối thưa thớt.
Bọn nhân viên bảo tiêu bỏ chạy như vịt. Simun đang ngần ngừ chưa tìm ra kế đối phó thì gã mất vợ đã dí súng vào lưng bắt giơ tay đầu hàng. Bình sinh Simun chưa đầu hàng ai nên hắn quay lưng lại đoạt súng. Viên đạn đầu tiên xuyên qua bả vai, máu tuôn xối xả. Song Simun đã hạ độc thủ đánh chết gã phản bội.
Vòng vây thắt chặt chung quanh ngọn đồi có độc. Với cây súng « mút » bá phát, bá trúng, Simun kháng cự lại một cách dũng mãnh.
Trong nháy mắt, hắn bắn ngã 5 tên lính đoan. Chẳng may cho hắn, viên đạn thứ 6 bị thối. Hắn chưa kịp giật quy lát cho viên đạn nhảy khỏi nòng thì một tốp người nhảy bổ lại quật hắn ngã. Cuộc vật lộn diễn ra vô cùng ác liệt. Simun dùng dao giết luôn hai người nữa, rồi bỏ chạy vào rừng.
Hắn chạy suốt đêm không nghỉ.
Trời sáng rõ, hắn vẫn chưa ra khỏi địa phận Tương dương sát biên giới.
Phía sau, lính đoan vẫn rượt theo. Ngoài vết đạn ở vai, Simun còn bị đâm nhiều nhát vào ngực và lưng. Nếu không có sức khoẻ phi thường, hắn đã ngã gục dọc đường.
Mặt tái mét vì mất máu, hai chân đạp gai độc xưng vù, vết thương đâu nhức vô tả. Simun kiệt sức nằm gục bên dòng suối nhỏ. Hắn khát nước cháy cổ họng song không thể rướn mình để uống. Hắn đinh ninh là thần Chết đã lại.
Nhưng Trời đã run rủi cho hắn được cứu sống. Trong khi đàn chim kên kên chuyên rỉa xác chết bay xà trên đầu Simun thì một thiếu niên khỏi ngô, đeo ná, từ phía trên men dòng suối đi xuống.
Thiếu niên này là Văn Bình.
Thân phụ Văn Bình là võ sư và là thiện xạ đại tài. Rừng núi hiểm trở dọc giải Trường Sơn hùng vĩ đều in dấu chân ông. Hôm ấy, ông đang đuổi theo con cọp dữ đã ăn thịt một số lớn trâu bò và 3 người dân Tương Dương. Được mời từ Hà Nội tới, Văng Bình - đứa con trai duy nhất - đi theo. Cũng như cha, cậu bé Văn Bình bắn rất giỏi, đôi khi còn giỏi hơn cha.
Bất cứ con thú nào đã gặp Văn Bình đều mất mạng. Cậu bé không bao giờ phải bắn đến phát thứ nhì. Mũi tên thứ nhất ra khỏi ná là con thú gục xuống.
Văn Bình đứng sững nhìn người đàn ông quần áo rách tả tơi, bê bết máu, nằm sóng soài bên bờ suối, miệng líu lại không nói được nữa. Cậu bé quỳ xuống, vốc nước vã vào mặt Simun rồi cho hắn xuống. Xong xuôi, cậu lấy lương khô đeo bên mình cho người lạ ăn. Chưa hết, cậu còn xé áo làm băng, buộc vết thương trên vai.
Một giờ sau, Simun mới hoàn hồn. Những vết thương chi chít trên người hán dường như được thoa tiên dược đã hết đau đớn. Hắn dựa lưng vào gốc cây sỉ cổ thụ rễ bỏ ngoằn ngoèo như rắn, nhìn Văn Bình bằng cặp mắt trìu mến. Rồi hắn nắm tay Văn Bình, giọng cảm động:
- Cậu tên là gì?
Văn Bình lắc đầu. Simun nói líu lo một tràng dài nữa, cậu bé cũng không hiểu. Sực nhớ là Simun hỏi bằng tiếng Pháp:
- Cậu không phải là người Lào?
Cậu bé mỉm cười:
- Vâng, tôi là người Việt.
Simun đeo khẩu súng mút vào vai, sửa soạn cáo từ. Đột nhiên, tiếng súng nổ chát chúa trong rừng rậm. Tay chân run lẩy bẩy, Simun ngồi xụp xuống, níu áo Văn Bình:
- Cậu ơi, họ đến giết tôi.
Cậu bé hỏi đồn:
- Ai giết ông?
Simun lắp bắp:
- Lính thuộc địa.
Văn Bình là cháu đích tôn của một nhà cách mạng cương trực tham gia phong trào Cần Vương nên mang sẵn dòng máu chống Pháp trong người. Nghe nói, cậu bé vụt đứng dậy.
Kèm theo tiếng súng là tiếng bẹt-giê sủa gâu gâu. Vẻ mặt Simun nhớn nhác:
- Chết rồi, bọn tay đoan có chó.
Một người cao lớn, mặc kaki vàng, ló mặt san kim cây bồm bộp lá to như cái nón cách chỗ Simun ngồi 50 thước. Ba con chó săn lực lưỡng, láng ngắn, đuôi dài, mõm đen si, sủa vang, phỏng như tên bắn về phía Simun. Hắn run như chiếc lá:
- Cậu ơi, cứu tôi với.
Chẳng nói, chẳng rằng, cậu bé kéo Simun chạy vào sau cây lim xum xuê.
Cậu bé quỳ xuống, nét mặt bình thản như không có việc gì quan trọng.
Một viên đạn bay vào qua tai Simun. Hắn nằm nhoài trên đất. Văn Bình tra mũi tên vào ná, lặng lẽ chờ đợi.
Người Tây đoan vừa tới, sắp bắn phát nữa, thì phật, mũi tên vút ra. Nạn nhân ngã nhào xuống đất, không kêu được một tiếng. Ba con chó săn dừng lại, đuôi vểnh lên.
Mũi tên vầu thứ hai đã bay khỏi ná. Tai bắn của tiêu Dưỡng do Cơ Mật lạ lùng: mũi tên nhỏ xíu xuyên qua óc con bẹt-giê ở gần rồi cắm phập vào ức con mới xồ tới. Cả hai khối thịt được luyện tập công phu ngã xuống dòng nước chạy...
Con bẹt-giê thứ ba đã vọt lại. Bắn ná lại phi thường, cậu bé Văn Bình còn phi thường hơn nữa trong đường quyền tuyệt kỹ. Con chó khổng lồ vừa sấn tới gần thì sống bàn tay của cậu bé đã chém xuống như dao phay. Trúng đòn vào mõm con bẹt-giê rú ăng ẳng. Miếng quyền thứ nhì rơi giữa gáy đưa con chó bất hạnh sang thế giới bên kia.
Tuy bị thương, thần Chết gần kề, Simun vẫn reo lên sung sướng:
- Thần đồng, thần đồng, trời ơi, cậu bé giỏi quá!
Simun lại gần xác người Tây đoan, lượm khẩu súng, và cái xác đựng vật dụng đeo lên vai. Chợt nhớ ra, hắn rút mũi tên, bẻ đầu cất vào túi.
Văn Bình hỏi:
- Ông cất mũi tên của tôi làm gì?
Simun chắp tay vái cậu bé:
- Cậu là ân nhân của tôi. Tôi dọc ngang trên đất Lào này đã lâu, khét tiếng là nhà bảo tiêu vỏ địch, nay mới thấy còn thua cậu nhiều. Lớn lên, chắc cậu sẽ thành danh nhân. Tôi không có tên nhất định, không có nhà cửa nhất định, lại không vợ con, không gia đình, nên không biết bao giờ ta gặp lại nhau nữa. Song cậu cứ tin chắc là suốt đời tôi vẫn giữ mũi tên cứu tử này trong người. Thôi, chào cậu.
Simun nhảy qua suối, chảy miết.
Thời gian trôi qua, Văn Bình thành người, thành điệp viên ưu tú nhất của ông Hoàng. Simun vẫn lăn lộn trong nghề buôn lậu đi khuya về tắt.
Đi đêm có ngày gặp ma, Simun bị lọt vào một ổ phục kích của nhân viên thương chính gần nơi được cậu bé Văn Bình cứu tử ngày trước. Lần này hắn phải chống cự một minh với một tiểu đội thiện xạ, trang bị súng ống tối tân.
Bị đạn vào ống chân, hắn thoát chết nhờ một bảo tiêu viên người Mèo trung thành cõng lên vai, chạy băng rừng, vượt suối. Một tuần lễ đằng đẵng không thuốc men đã làm cho vết thương ung thối. Kết quả là Simun phải cưa chân, và sau đó bỏ nước Lào đầy thù hận qua Thái Lan lập nghiệp.
Trong nhiều năm, hắn phiêu dạt khắp vùng Đông Nam Á, với cái chân gỗ lừng lẫy. Rồi trở về thủ đô Lào quốc, mở tiệm khiêu vũ làm sào huyệt buôn lậu, bắt cóc, ám sát lấy tiền, và mua bán tin tức điệp báo dưới sự điều khiển của Quốc tế.
Từ lâu Simun hằng mong gặp lại cậu bé anh hùng trong rừng biên giới để trả ơn. Nhân viên của hắn lùng kiếm khắp nơi song cánh chim hồng đã bay bỏng tới những phương trời xa lạ. Hắn không ngờ...
Bị đạn vào ống chân, hắn thoát chết nhờ một bảo tiêu viên người Mèo trung thành cõng lên vai, chạy băng rừng, vượt suối. Một tuần lễ đằng đẵng không thuốc men đã làm cho vết thương ung thối. Kết quả là Simun phải cưa chân, và sau đó bỏ nước Lào đầy thù hận qua Thái Lan lập nghiệp.
Trong nhiều năm, hắn phiêu dạt khắp vùng Đông Nam Á, với cái chân gỗ lừng lẫy. Rồi trở về thủ đô Lào quốc, mở tiệm khiêu vũ làm sào huyệt buôn lậu, bắt cóc, ám sát lấy tiền, và mua bán tin tức điệp báo dưới sự điều khiển của Quốc tế.
Từ lâu Simun hằng mong gặp lại cậu bé anh hùng trong rừng biên giới để trả ơn. Nhân viên của hắn lùng kiếm
Bị đạn vào ống chân, hắn thoát chết nhờ một bảo tiêu viên người Mèo trung thành cõng lên vai, chạy băng rừng, vượt suối. Một tuần lễ đằng đẵng không thuốc men đã làm cho vết thương ung thối. Kết quả là Simun phải cưa chân, và sau đó bỏ nước Lào đầy thù hận qua Thái Lan lập nghiệp.
Trong nhiều năm, hắn phiêu dạt khắp vùng Đông Nam Á, với cái chân gỗ lừng lẫy. Rồi trở về thủ đô Lào quốc, mở tiệm khiêu vũ làm sào huyệt buôn lậu, bắt cóc, ám sát lấy tiền, và mua bán tin tức điệp báo dưới sự điều khiển của Quốc tế.
Từ lâu Simun hằng mong gặp lại cậu bé anh hùng trong rừng biên giới để trả ơn. Nhân viên của hắn lùng kiếm khắp nơi song cánh chim hồng đã bay bổng tới những phương trời xa lạ. Hắn không ngờ...
Hắn không ngờ kẻ thù đứng ngạo nghễ trước mặt hắn lại là ân nhân...
Quang cảnh buổi sáng ấy trong rừng Tương dương, sát biên giới, một thiếu niên khôi ngô bắn tên độc giết linh đoan cứu sống một gã buôn lậu ngang tàng, hiện rõ trong trí Simun như những đoạn của cuốn phim quay chậm.
Hắn nhin Văn Bình bằng cặp mắt kinh ngạc. Năm tháng trôi qua, cậu bé ngày xưa đã thành người đàn ông ba mươi, cao lớn, lực lưỡng, song nét mặt khôi ngô và dáng dấp mã thượng của tuổi thiếu niên vẫn còn.
Văn Bình cũng nhìn đăm đăm Simun. Rồi chàng kêu lên:
- À, ông không phải Simun, Simun là tên giả. Tên ông là...
Simun thở dài:
- Ông bạn nhớ dai thật. Từ ngày đó, tôi vẫn còn mang trong lòng cái ơn cứu tử của bạn. Trời ơi, tôi không ngờ bạn là Z-28, điệp viên số một của ông Hoàng, người mà tổ chức gián điệp nào trên thế giới cũng muốn hạ thủ.
- Giờ đây, tôi sa vào tay ông, ông còn đợi gì mà chưa hạ thủ?
Dường như không nghe câu nói của Văn Bình, Simun nói giọng mơ màng:
- Hừ, tôi còn nhớ lúc bạn bắn mũi tên vầu vào ngực thằng tay đoan độc ác... Ghê nhất là lúc hai con bẹt-giê mất mạng vì một mũi tên... Thú thật, trong ba chục năm ngang dọc trong rừng núi tôi chưa thấy ai bắn giỏi như bạn...
Quyền pháp của bạn cũng thật lạ lùng... Mười mấy năm trước, bạn quật nhẹ là con bẹt-giê khổng lồ đã mất mạng, không hiểu ngày nay võ thuật của bạn đã tiến tới mức nào... Tôi nghe danh Z.28 đã lâu, song không tin, không tin vì đinh ninh trên đời này chưa ai bắn giỏi, giỏi võ bằng Simun. Giờ đây mới biết lời đồn là đúng.
Simun đứng dậy, ra lệnh cho bạn thuộc viên:
- Cho các chú ra ngoài. Nhớ đóng cửa lại cẩn thận.
Quay sang Văn Bình, hắn nói giọng thân mật pha vẻ luyến tiếc buồn bã:
- Mời bạn dùng ly rượu hàn huyên để bỏ bao năm xa cách, Tôi còn một chai Arbelot thượng hảo hạng.
Văn Bình hỏi:
- Ông quên chúng ta đang là kẻ thù rồi sao?
- Tôi quên sao được. Song tôi cũng không quên mũi tên gẫy cất từ lâu trong người.
Simun rút trong bót phơi ra đoạn đầu của mũi tên hắn bẻ ngày nọ bên bờ suối, thái độ buồn rầu:
- Tôi đinh ninh là trái đất hẹp, sớm muộn sẽ gặp lại ân nhân. Đau đớn cho tôi, định mạng đã run rủi ân nhân là kẻ thù, kẻ thù bất cộng đấi thiên của Quốc tế Đặc vụ. Nhưng trước khi nói đến chuyện giết chóc, hận thù, chúng ta hãy trò chuyện thân tình với nhau như hai người tri kỷ.
Thấy Văn Bình uống một hơi hết góc tư chai rượu, Simun trố mắt:
- Tôi là bợm rượu mà phải thua bạn. Thiên hạ đồn Z.28 uống rượu như hữ chim, giờ đây tôi mới thấy đúng. Bạn uống bao nhiêu thì say?
- Lệ thường, tôi uống bao nhiêu cũng không say. Có lần tôi uống ba chai một lúc. Tuy nhiên, khi nào trong lòng phiền muộn, chỉ uống một ly cũng say rồi.
- Đêm nay, ta sẽ uống rượu cho đến khi say mềm.
- Vâng. Lâu lắm tôi chưa được say.
Bỗng Simun vỗ tay đánh đét:
- Trời, cái này có gan hùm nướng mà nhắm thì tuyệt! Lát nữa tôi sai đàn em vào rừng, nội sáng mai sẽ có gan hùm nướng biếu ông bàn. À, ông bạn lập gia thất chưa?
Văn Bình lắc đầu:
- Chưa. Tôi như con thuyền, nay đây, mai đó, không buông neo ở bến nào nhất định.
Simun cười ha hả:
- Ông bạn cũng như tôi. Đàn bà chỉ làm vướng chân thôi, không phải tri kỷ?
Văn Bình lắc đầu:
- Có lẽ chúng ta khác nhau về điểm này. Tôi chưa lấy vợ vì đang sống cuộc đời nguy hiểm. Song tôi vẫn quý mến đàn bà. Theo tôi, phái yếu là bông hoa đẹp nhất. Thế giới không có phụ nữ sẽ thành bãi sa mạc mông mênh, cháy bỏng... Trái lại, ông bạn kinh miệt đàn bà. Bằng chúng, ông đã ra lệnh cho Tư Cụt hạ sát vũ nữ Mila. Hạ sát một cách hèn hạ và tàn nhẫn...
Simun đặt ly sâm banh sủi bọt xuống bàn:
- Tôi muốn đêm nay được hoàn toàn dành cho dĩ vãng. Đừng nhắc tới hiện tại nữa, bạn ạ. Tội muốn...
Văn Bình cướp lời:
- Tôi sợ không làm ông vừa ý được. Trời gần sáng rồi. Tôi còn nhiều việc phải làm.
Simun thở dài:
- Simun này muốn quên thực tế phũ phàng mà ông bạn cứ nhắc lại. Bạn nên biết rằng ruột gan tôi lúc này nát bét như tương. Từ thuở làm người, dấn thân vào cuộc đời giang hồ, tôi đã giết nhiều người, giết để trả thù, giết để chinh phục đàn em, giết để dày vò, và giết để lấy tiền, tôi đã giết người quen đến nỗi không ngưởi thấy mùi tanh của máu nữa.
Tuy nhiên, phía sau vỏ du đãng ấy, thằng Simun vẫn là con người. Con người với tất cả ý nghĩa thiêng liêng. Nói cho đúng, dân đao búa thường giữ đúng nhân, nghĩa, lễ, trí, tin, hơn bọn thượng lưu, nhà cao, cửa rộng, vàng bạc đầy két, bằng cấp huênh hoang. Simun đã hàm ơn bạn, và đã hàm ơn ai là không bao giờ quên.
Văn Bình cau mặt:
- Tôi không thích nghe hai chữ ân huệ. Trong đời luân lạc, cứu sống nhau là thường. Nhiều lân, thiên hạ đã cứu sống tôi. Ngày xưa, tôi bắn Tây đoan để cứu sống bạn vì thối thấy bạn có thế. Cha tôi thường dậy tôi bệnh vực kẻ có thế.
- Đúng. Bênh vực người có thế là phương châm hành động của giới võ lâm hie(p sễ.
- Tại sao bạn lại sai giết Mila?
- Tôi đã cố né tránh mà bạn cứ hỏi mãi. Cá nhân tôi, cá nhân thằng Simun có lương tâm con người, có con mắt biết thưởng thức sắc đẹp, không thể giết một vũ nữ siêu phàm như Mila. Song Mila lại là một con cờ của Quốc tế Đặc vụ , Vì vậy Mila phải chết. Cũng như Tư Cụt phải chết. Mặc dầu trong thâm tâm tôi vẫn mến Mila và nhất là Tư Cụ- Hừ, cũng như đêm nay Quốc Tế Đặc vụ ra lệnh cho bạn đưa tôi đến đây ... Chúng ta đều là con cờ, phải không bạn Simun?
Giọng Simun đượm vẻ chua xót:
- Vâng... Bạn Văn Bình ơi, tôi được lệnh của Quốc tế Đặc vụ đưa bạn tới đây để...
- Để giết. cám ơn bạn Simun, trước khi đến đây, tôi đã biết rồi- Bạn đã biết, có phải bạn là thằng buôn lậu trong rừng Tường Dương ngày xưa phải không?