Arsène Lupin và những hồi ức bí mật - Chương 08
Tín Hiệu Bóng Râm
Ngày đăng 13-10-2017
Tổng cộng 10 hồi
Đánh giá 8.4/10 với 12362 lượt xem
Một ô ông râu mép xám, bận áo lễ nâu, đội mũ rộng vành bước vào nhà tôi nói:
“Tôi nhận được điện của anh nên đến ngay đây. Có việc gì thế?”
Nếu không chờ Arsène Lupin thì tôi chẳng nhận ra anh dưới dạng một ông lính già về hưu như vậy.
“Việc gì vậy?” Anh hỏi.
“Anh vội vàng thế!”
“Rất vội, nếu sự việc không đáng để tôi bận tâm. Anh nói thẳng vào việc đi.”
“Được rồi, nói vào việc đây. Trước hết anh nhìn qua bức tranh nhỏ tuần trước tôi thấy trong một quán sách ở tả ngạn sông, tôi mua vì cái khung kiểu Đế chế uốn hình rẻ quạt hai lần, còn tranh thì chẳng ra gì.”
“Đúng là không ra gì,” Lupin nhìn một lúc rồi nói. “Nhưng chủ đề có ý nghĩa đấy… Góc sân cũ với cái nhà tròn có hàng cột kiểu Hy Lạp, chiếc đồng hồ mặt trời trên bể nước, cái giếng hỏng có lại mái kiểu thời Phục Sinh, những bậc tam cấp, mấy chiếc ghế đá… Những cái đó trông rất đẹp.”
“Và bản gốc đấy,” tôi nói thêm. “Tấm vải xấu tốt ra sao nhưng không bao giờ lấy ra khỏi cái khung Đế chế. Ngày tháng đó… Đấy, ghi phía dưới bên trái, những con số đỏ 15-4-2, chắc là ngày 15 tháng 4 năm 1802.”
“Đúng vậy… đúng… Nhưng anh nói về một sự trùng hợp nào mà tôi không thấy…”
Tôi lại góc nhà lấy chiếc ống nhòm trên giá và hướng về phía cửa sổ đang mở của một căn phòng nhỏ trước mặt nhà tôi phía bên kia đường rồi đề nghị Lupin lại nhìn.
Anh cúi xuống. Mặt trời lúc này chiếu xiên vào căn phòng đồ đạc đơn sơ bằng gỗ vàng tâm có một chiếc giường lớn phủ vải màn trắng.
Lupin lập tức kêu lên:
“Ồ, cùng một bức tranh đó!”
“Chính xác cùng một bức tranh, tôi xác định. Và ngày tháng… anh có thấy ngày tháng ghi chữ đỏ 15-4-2?”
“Có, tôi thấy. Ai ở trong phòng đó?”
“Một bà… đúng ra là một nữ công nhân vì bà ta phải làm việc kiếm sống, công việc may vá chỉ tạm đủ cho bà và đứa con.”
“Bà ấy tên là gì?”
“Louise Ernemont. Theo tôi hỏi thăm thì bà là cháu gái một viên thuế quan bị lên máy chém thời khủng bố. Cùng ngày với ông Chénier. Ông Ernemont này như thời đó truyền lại thì là người rất giàu.”
Anh ngẩng đầu lên hỏi tôi:
“Công việc hay đấy. Tại sao anh chờ hôm nay mới bảo với tôi?”
“Vì hôm nay là ngày 15 tháng 4.”
“Thì sao?”
“Hôm qua chuyện trò với hàng xóm tôi được biết ngày 15 tháng 4 có một vị trí quan trọng trong cuộc sống của Louise Ernemont.”
“Không thể thế được!”
“Thường ngày nào bà ấy cũng làm việc, chăm sóc nhà cửa, chuẩn bị bữa trưa cho đứa con gái đi học về nhưng trái với tập quán đó… ngày 15 tháng 4 bà đi từ mười giờ cùng đứa con mãi đến trời tối mới về nhà. Cứ như vậy hàng nhiều năm nay dù thời tiết ra sao cũng thế. Ngày tháng tôi thấy trên một bức tranh cũ lại đúng là ngày hàng năm đi ra ngoài của một người cháu viên Thuế quan Ernemont, anh thấy cũng lạ lùng đấy chứ?”
“Lạ lùng…” Lupin chậm rãi nói. “Anh có lý đấy. Thế không biết bà ấy đi đâu à?”
“Không biết, vì bà chẳng nói gì với ai. Bà vốn là người ít nói.”
“Anh chắc những thông tin đó đúng chứ?”
“Hoàn toàn chắc, có cơ sở. Đây này, bà ấy kìa.”
Trước mắt, một cánh cửa mở để một bé gái bảy, tám tuổi đi ra, chờ trước cửa sổ. Sau đó bước ra một người đàn bà khá to lớn, còn đẹp, vẻ hiền lành và hơi buồn. Cả hai đều đã chuẩn bị sẵn sàng, áo quần đơn giản nhưng ở người mẹ có phần lịch sự.
Tôi thì thầm:
“Anh trông, họ sắp đi đấy.”
Thực vậy, sau một lúc bà mẹ cầm tay đứa con và cùng đi.
Lupin cầm lấy mũ:
“Anh có đi không?”
Vì tò mò, tôi không phản đối gì và cùng Lupin đi xuống. Ra đến đường tôi thấy bà hàng xóm đó vào hiệu bánh, mua hai chiếc bánh mì để vào cái giỏ đã có thức ăn đứa con gái đang cầm. Rồi họ qua đường tiếp tục đi.
Lupin im lặng bước, có vẻ bận tâm rõ rệt mà tôi thích thú đã gợi ra cho anh. Thỉnh thoảng một câu nói bật ra chứng tỏ dòng suy tư của anh và tôi nhận thấy sự việc đối với anh cũng như đối với tôi, vẫn còn bí ẩn.
trước cửa sổ. Sau đó bước ra một người đàn bà khá to lớn, còn đẹp, vẻ hiền lành và hơi buồn. Cả hai đều đã chuẩn bị sẵn sàng, áo quần đơn giản nhưng ở người mẹ có phần lịch sự.
Tôi thì thầm:
“Anh trông, họ sắp đi đấy.”
Thực vậy, sau một lúc bà mẹ cầm tay đứa con và cùng đi.
Lupin cầm lấy mũ:
“Anh có đi không?”
Vì tò mò, tôi không phản đối gì và cùng Lupin đi xuống. Ra đến đường tôi thấy bà hàng xóm đó vào hiệu bánh, mua hai chiếc bánh mì để vào cái giỏ đã có thức ăn đứa con gái đang cầm. Rồi họ qua đường tiếp tục đi.
Lupin im lặng bước, có vẻ bận tâm rõ rệt mà tôi thích thú đã gợi ra cho anh. Thỉnh thoảng một câu nói bật ra chứng tỏ dòng suy tư của anh và tôi nhận thấy sự việc đối với anh cũng như đối với tôi, vẫn còn bí ẩn.
Louise Ernemont đi xiên về phía trái, trên một con đường yên tĩnh có nhiều ngôi nhà cổ có vườn như ở một tỉnh lẻ. Dưới chân đồi dọc theo con đường là sông Seine và nhiều con đường nhỏ đi xuống bờ sông.
Bà ấy rẽ xuống một con đường nhỏ đó, hẹp, ngoằn ngoèo, vắng lặng. Bên phải con đường là một ngôi nhà mặt trước trông ra đường, có bức tường rêu phong, chiều cao bất thường, có nhiều cột trụ găm đầy mảnh chai. Ở giữa, một cánh cửa thấp hình vòng cung, Louise dừng lại đó, lấy chìa khóa rất to mở ra rồi mẹ con cùng đi vào.
Lupin nói với tôi:
“Đường nào thì bà ta cũng chẳng cần giấu giếm gì vì không phải bà ta chỉ đến một lần…”
Anh nói chưa xong thì phía sau chúng tôi có tiếng chân. Hai hành khất già, một ông và một bà rách rưới bẩn thỉu. Họ đi qua cũng chẳng cần lưu ý đến chúng tôi. Người đàn ông lấy ra một chìa khóa giống chìa khóa bà hàng xóm tôi và mở cửa vào cửa đóng lại.
Tiếp đó ở đầu đường có tiếng ô tô. Lupin kéo tôi lùi xuống năm mươi mét ẩn vào một hẻm nhỏ; chúng tôi thấy một người đàn bà trẻ bước xuống, con chó trên tay, người lịch sự trang sức đầy người, đôi mắt rất đen, môi đỏ tóc vàng. Đến trước cánh cửa cũng mở như thế, chìa khóa như thế. Người đàn bà và con chó biến vào trong.
Lupin cười gằn:
“Sự việc trở nên thú vị đấy! Những người ấy có quan hệ chị em. “
Rồi một người hầu phòng, một ông cai bộ binh, một người to lớn bận chiếc áo dài bẩn vá nhiều chỗ và một gia đình thợ thuyền sáu người xanh, ốm yếu, có vẻ ăn không đủ no. Mỗi người mới đến đều có chiếc giỏ hoặc túi lưới đựng thực phẩm.
Tôi kêu lên:
“Chắc họ đi cắm trại chơi.”
“Mỗi lúc càng lạ lùng!” Lupin nói từng tiếng “Tôi chỉ yên tâm được khi biết phía sau bức tường này xảy ra chuyện gì!”
Trèo qua tường thì không được, phía cuối tường có hai cái nhà thì không có cửa sổ nào ngó vào được bên trong tường. Đang tìm cách vào không được thì bỗng nhiên cánh cửa nhỏ lại mở để một đứa con người thợ đi ra. Thằng bé chạy ra đường và mấy phút sau mang về hai chai nước, để xuống lấy chìa khóa trong túi ra mở cửa.
Trong lúc đó Lupin đã tách khỏi tôi, đi dọc theo tường như một người tản bộ. Khi thằng bé vào trong đẩy cửa lại thì anh nhảy tới bỏ mũi dao vào lỗ khóa. Lưới khóa không vào được và chỉ đẩy một cái là cánh cửa hé mở.
Lupin nói:
“Được rồi.”
Anh cẩn thận cho đầu vào xem và tôi kinh ngạc thấy anh bước thẳng vào. Đi theo anh, tôi thấy sau bức tường mười mét có một đám cây nguyệt quế xen nhau như tấm màn nên chúng tôi có thể tiến vào mà không ai thấy. Lupin nấp vào giữa đám cây. Tôi lại gần tách một số cành ngồi xuống.
Quang cảnh trước mắt thật bất ngờ khiến tôi không ngăn được một tiếng kêu kinh ngạc, còn Lupin thì thốt lên trong kẽ răng:
“Quái, việc này thật kỳ lạ!”
Trước chúng tôi, trong không gian hạn hẹp giữa hai ngôi nhà không có cửa sổ là cảnh trí như trong bức tranh cũ tôi mua ở quán sách!
Cùng một cảnh đó: phía cuối, chỗ bức tường phía sau là ngôi nhà tròn Hy Lạp với hàng cột thanh mảnh. Ở giữa cũng những chiếc ghế đá dài bao vòng bốn bậc tam cấp đi xuống một cái bể rêu phong. Phía bên trái cũng cái giếng mái sắt; gần đó là mặt chiếc đồng hồ chỉ giờ theo bóng nắng cùng mũi tên đầu nhọn và chiếc bàn cẩm thạch.
Quang cảnh đó với sự kỳ lạ là việc nhớ lại ngày ghi trong tranh, 15 tháng 4, đã ám ảnh ý nghĩ chúng tôi vì chính hôm đó, khoảng mười sáu đến mười tám người tuổi tác khác nhau, điều kiện sống và phong cách khác nhau, đã chọn ngày 15 tháng 4 để tụ tập nhau lại trong một góc hẻo lánh này của Paris.
Chúng tôi thấy họ ngồi từng nhóm tách nhau trên ghế, trên bậc tam cấp và đang ăn uống. Gần bà hàng xóm của tôi và đứa con gái là gia đình người thợ và hai người hành khất tập hợp bên nhau. Anh hầu phòng, người to lớn mặc áo dài bẩn thỉu, ông cai bộ binh và hai chị em gầy gò thì gộp chung những lát thịt, hộp cá và bánh.
Đã một giờ rưỡi. Ông hành khất rút điếu ra, người to lớn cũng thế. Những người đàn ông bắt đầu hút thuốc, lại gần ngôi nhà tròn và những người đàn bà cũng theo lại. Mọi người có vẻ quen biết nhau.
Họ ở xa chúng tôi nên không nghe được nói những gì nhưng câu chuyện có vẻ sôi nổi, nhất là người đàn bà trẻ có con chó con lúc đó mọi người vây xung quanh, nói rất dài và có những cử chỉ mạnh làm con chó sủa vang.
Bỗng nhiên có lời than vãn rồi những tiếng kêu giận dữ. Tất cả, đàn ông cũng như đàn bà, hỗn độn lao lại phía giếng.
Lúc đó một đứa con của người thợ nổi lên trong giếng, chiếc móc sắt đầu dây kéo găm vào thắt lưng và ba đứa khác quay cần trục kéo nó lên. Người cai xông nhanh lại nó, rồi anh hầu phòng, người to lớn túm lấy nó, còn những người hành khất, hai chị em gầy đánh nhau với gia đình người thợ. Trong mấy giây thằng bé chỉ còn lại chiếc áo sơ mi. Anh hầu phòng nắm lấy quần áo bỏ chạy, ông cai chạy theo giật lấy chiếc quần đùi và một trong hai chị em nghèo cướp lại của ông cai.
Quá sửng sốt, tôi thì thầm:
“Họ điên rồi!”
“Không, không đâu,” Lupin nói.
“Thì sao, anh hiểu ra điều gì à?”
Cuối cùng, Louise Ernemont làm người hòa giải cuộc đánh nhau, dẹp được lộn xộn. Họ lại ngồi xuống nhưng mọi người đều chán nản, ngồi bất động, trầm mặc như quá mệt mỏi.
Thời gian trôi qua, sốt ruột và bắt đầu đói nên tôi ra đường kiếm một ít thức ăn về cùng nhau ăn trong lúc theo dõi những diễn viên trong vở kịch khó hiểu trước mắt. Mỗi phút qua đi hình như càng mang lại nỗi buồn tăng thêm cho họ; họ có những cử chỉ thất vọng, càng còng lưng xuống trầm ngâm.
Tôi bực bội nói:
“Họ có nằm lại đó không biết?”
Nhưng đến năm giờ ông người to lớn bận chiếc áo dài bẩn rút đồng hồ ra.
Mọi người cũng làm như ông ta và đồng hồ trên tay, họ có vẻ lo lắng chờ đợi một hiện tượng quan trọng đối với họ. Hiện tượng không xảy ra; sau mười lăm, hai mươi phút, người to lớn có điệu bộ thất vọng, đứng dậy đội mũ vào. Rồi những tiếng than vãn vang lên. Hai chị em gầy và vợ người thợ quỳ xuống làm dấu thánh. Người đàn bà trẻ có con chó và bà hành khất nức nở và chúng tôi thấy Louise Ernemont buồn bã ôm đứa con gái.
Lupin nói:
“Chúng ta đi thôi.”
“Anh cho là xong rồi à?”
“Vâng, và chúng ta chỉ đủ thì giờ chuồn…”
Chúng tôi đi ra không trở ngại gì. Đến đầu con đường lớn, Lupin rẽ trái và để tôi đứng ngoài, anh vào trong ngôi nhà đầu tiên nhìn rõ được khu vườn. Sau khi hỏi thăm chủ nhà một lúc, anh ra gặp lại tôi và chúng tôi vẫy một chiếc ô tô. Anh bảo lái xe:
“Đến đường Turin, số nhà 34.”
Đến ngôi nhà đó, tầng trệt là một phòng Công chứng. Gần như lập tức khi chúng tôi vào văn phòng, luật sư Valandier, một người đã có tuổi, hòa nhã tươi cười đứng dậy đón.
Lupin tự giới thiệu mình là Đại úy về hưu Janniot, muốn xây dựng một ngôi nhà theo sở thích và nghe nói có một đám đất trống gần đường Raynouard.
Luật sư kêu lên:
“Nhưng đám đất đó không bán!”
“Chà, người ta nói với tôi… “
“Không đâu… Không đâu…”
Viên công chứng đứng dậy lấy trong tủ ra một vật cho chúng tôi xem. Tôi bối rối: đó là bức tranh như tôi đã mua, cũng là bức tranh ở nhà bà Louise Ernemont.
“Chính đám đất trong bức tranh là của họ Ernemont như người ta nói phải không?”
“Đúng thế. Nó là một phần trong đám vườn rộng của viên thuế quan Ernemont, bị xử trảm thời khủng bố. Những gì có thể bán được, những người thừa kế đã bán dần. Đám đất cuối cùng này được giữ lại và sẽ được giữ mãi không phân chia cho ai. Ít nhất là…” Viên công chứng cười.
“Ít nhất là thế nào?” Lupin hỏi.
“Ồ, cả một câu chuyện, cũng khá ly kỳ và thỉnh thoảng tôi cũng đọc tập hồ sơ dày cộp cho vui.”
“Có gì bí mật không?”
“Không đâu.” Viên công chứng nói, rồi hình như phấn khởi, ông bắt đầu kể lại. “Đầu cuộc cách mạng, lấy cớ đi với vợ và đứa con gái đang ở Genève, Louise Ernemont đóng cửa lâu đài của ông, cho người hầu về và cùng đứa con trai đến ở một ngôi nhà nhỏ ở Passy không cho ai biết trừ một bà hầu gái tận tụy. Ông ta ở ẩn như vậy ba năm, hy vọng không ai tìm được, thì một hôm sau bữa trưa đang ngủ, bà hầu vội vã đi vào phòng tìm ông. Bà thấy đầu đường một toán người có vũ khí hình như đang đến nhà. Louise Ernemont bật dậy và khi những người kia đập cửa thì ông chạy ra sau vườn, hoảng sợ nói với đứa con: “Giữ họ lại, chỉ năm phút thôi.” Ông ấy muốn chạy trốn qua cửa sau trong vườn chăng? Nhưng bảy, tám phút sau ông trở lại, bình tĩnh trả lời những câu hỏi và sẵn sàng đi theo những người đó. Đứa con trai ông mới mười tám tuổi cùng bị bắt đi.”
Lupin hỏi:
“Việc đó xảy ra khi nào?”
“Ngày 26 tháng 7 lịch Cộng hòa năm thứ II, tức là ngày…”
Luật sư Valandier ngừng lời, nhìn vào tấm lịch treo tường kêu lên:
“Đúng là ngày hôm nay, ngày 15 tháng 4, ngày kỷ niệm viên Thuế quan bị bắt.”
“Sự trùng hợp kỳ lạ! Việc bắt giữ vào thời đó sẽ kèm theo những việc nghiêm trọng chứ?”
“Ồ, rất nghiêm trọng. Ba tháng sau, vào đầu tháng 11 lịch Cộng hoà, viên Thuế quan lên máy chém. Người ta cũng quên Charles, đứa con trai của ông đang bị tống giam nên của cải của ông bị tịch biên.”
“Của cải nhiều lắm, phải không?” Lupin hỏi.
“Sự việc thật phức tạp. Của cải rất nhiều nhưng không tìm ra. Lâu đài của ông ta trước cách mạng đã bán cho một người Anh nhà cửa đất đai ở tỉnh, mọi đồ trang sức, giấy tờ, đồ đạc có giá trị cũng thế. Người ta ra lệnh tìm kiếm rất kỹ nhưng không kết quả.”
“Ít nhất cũng còn lại ngôi nhà ở Passy chứ?”
“Ngôi nhà Passy được đại diện Chính quyền đã bắt Ernemont lúc đó mua rẻ. Charles cũng được đại diện Chính quyền đã bắt Ernemont thả về, thì ông đòi bắn anh ta. Charles thua kiện đòi lại nhà, hứa trả nhiều tiền nhưng ông ta cho là đã mua nhà nên quyết giữ. Charles có chỗ dựa ở Bonaparte và ngày 12 tháng 2 năm 1803 ông kia phải dọn đi. Charles quá vui mừng và cũng do trí óc bị đảo lộn mạnh trước những biến cố xảy ra nên khi đến trước ngôi nhà đã giành lại được, chưa mở cửa ra đã bắt đầu múa hát. Anh ta điên!”
“Tội nghiệp!” Lupin thì thầm. “Sau đó anh ta ra sao?”
“Mẹ và em gái anh ta (lấy chồng ở Genève) đều đã chết nên bà hầu gái già chăm sóc anh, cùng sống trong ngôi nhà ở Passy. Nhiều năm trôi qua không có việc gì xảy ra nhưng đột nhiên năm 1812 có một việc gây cấn. Bà hầu già trên giường bệnh sắp chết gọi hai người làm chứng lại và thổ lộ những bí mật kỳ lạ. Bà tuyên bố là đầu cuộc cách mạng viên Thuế quan mang về nhà ở Passy những túi đầy vàng bạc và những túi đó biến mất trước lúc ông bị bắt. Theo Charles được bố cho biết thì tài sản đó được giấu trong vườn giữa ngôi nhà tròn, chiếc đồng hồ mặt trời và cái giếng. Để dẫn chứng bà hầu già đưa ra ba bức tranh, đúng ra là ba tấm vải chưa được đóng khung mà viên Thuế quan vẽ trong lúc bị giam và tìm cách chuyển về cho bà vợ, con trai và con gái. Để giữ lấy của cải, Charles hóa điên, bà hầu cũng có tìm kiếm nhưng không được nên của cải vẫn luôn còn đó.”
“Còn đó đấy,” Lupin cười gằn.
“Chúng vẫn luôn luôn còn đó.” Luật sư cũng kêu lên, “nếu… nếu ông mua nhà trước đây đánh hơi thấy gì đó không cuỗm đi. Nhưng giả thuyết này không chắc vì ông ta chết trong bần hàn.”
“Thế thì?”
“Thế thì người ta vẫn tìm kiếm. Con cái cô gái từ Genève tới; Charles cưới vợ một cách âm thầm và có con, những người thừa kế đó ra sức tìm kiếm.”
“Nhưng Charles ra sao?”
“Charles sống ẩn dật, không bao giờ rời phòng ở.”
“Không bao giờ à?”
“Cũng có, và đó là điều khác thường, bí ẩn. Mỗi năm một lần Charles Ernemont, do lòng mong muốn vô ý thức, đi xuống theo đúng con đường người cha đã đi, qua vườn và ngồi, khi thì trên bậc tam cấp nhà tròn, khi thì trên thành giếng, đến năm giờ hai mươi bảy phút mới đứng dậy lên nhà. Cho đến năm 1820 ông chết, hàng năm ông vẫn thực hiện cuộc hành hương khó hiểu đó đúng vào ngày 15 tháng 4, ngày ông bố bị bắt, không thiếu một lần nào.”
Luật sư không cười nữa; bản thân cũng cảm động về câu chuyện ông kể với chúng tôi. Sau một lúc suy nghĩ, Lupin hỏi:
“Thế từ sau khi Charles chết thì sao?”
Viên công chứng lại nói với một thái độ có phần trịnh trọng:
“Từ thời kỳ đó đến nay đã gần một trăm năm, những người con cháu của Charles và cô em cứ tiếp tục cuộc hành hương ngày 15 tháng 4. Nhiều năm đào bới. Bây giờ thì thôi rồi, tìm tòi cũng vô ích. Thỉnh thoảng vô cớ họ lật một tảng đá, tát giếng… cũng không thấy gì. Họ đến ngồi trên những bậc đá trước ngôi nhà tròn như những người điên và chờ đợi. Và ông thấy không, số phận họ thật đáng buồn. Đã một trăm năm nay, những người con kế tục cha, và họ đã mất đi, nói thế nào nhỉ… khí lực của cuộc sống. Họ mất hết can đảm, sáng kiến, cứ chờ đợi. Họ chờ ngày 15 tháng 4 và khi ngày ấy đến, chờ một phép lạ. Cuối cùng tất cả thành nghèo khổ. Những người tiền nhiệm tôi và tôi bán dần, đầu tiên là ngôi nhà để làm một cái khác có sinh lợi hơn, sau đó là những mảnh đất trong khu vườn, mảnh này tiếp mảnh khác. Nhưng góc vườn đó thì thà chết chứ không bán. Việc đó được mọi người thống nhất, cả bà Louise Ernemont, thừa kế trực tiếp của bà con gái, cả những người hành khất, thợ, hầu phòng, cô diễn viên xiếc… đại diện của ông Charles tội nghiệp.”
Lại im lặng và Lupin nói:
“Thưa luật sư, quan điểm của ông ra sao?”
“Quan điểm của tôi là chẳng có gì hết. Của cải nào lại căn cứ vào lời nói của bà hầu già yếu? Quan trọng gì ở những ý ngông của một người điên? Mặt khác nếu viên thuế quan có giấu tài sản thì ông tưởng có thể tìm thấy được à? Ở một chỗ chật hẹp như vậy người ta chỉ có thể giấu một tờ giấy, một đồ chơi chứ không phải cả một tài sản.”
“Thế những bức tranh?”
“Vâng, những bức tranh ấy phải chăng là những bằng chứng đủ tin cậy?”
Lupin cúi nhìn bức tranh viên công chứng lấy trong tủ ra, sau khi xem xét khá lâu bèn hỏi:
“Ông nói có đến ba bức tranh?”
“Vâng, một là bức này do những người thừa kế của Charles giao cho người tiền nhiệm của tôi. Louise Ernemont có một bức, còn bức thứ ba thì không biết ở đâu.”
Lupin nhìn tôi rồi tiếp tục:
“Mỗi bức tranh đều ghi ngày tháng đó à?”
“Vâng, do Charles ghi khi cho làm khung ít lâu trước khi chết. Cũng ngày tháng đó: 15-4-2, nghĩa là ngày 15 tháng 4 năm thứ II theo lịch cách mạng vì ông bố bị bắt vào tháng 4 năm 1794.”
“Chà!” Lupin nói. “Tốt, tuyệt vời, con số 2 nghĩa là…”
Anh đứng yên suy nghĩ một lát rồi nói:
“Ông cho phép, còn một câu hỏi nữa: Không có ai đứng ra nhận giải quyết vấn đề này à?”
Luật sư Valandier giơ hai tay lên:
“Ông nói gì thế? Đây là một vết thương trong việc nghiên cứu nó. Từ 1820 đến 1843 một người tiền nhiệm của tôi được nhóm những người thừa kế mời mười tám lần đến Passy để những kẻ bịp bợm, bói bài, thần cảm hứa tìm ra tài sản của viên Thuế quan. Sau cùng phải có một quy định: người nào muốn tiến hành tìm kiếm thì trước tiên phải đặt cược một khoản tiền.”
“Số tiền bao nhiêu?”
“Năm nghìn francs. Nếu đạt kết quả, họ được hưởng một phần ba tài sản. Nếu không thì tiền cược thuộc về những người thừa kế. Như vậy tôi mới được yên đấy.”
“Đây, tôi xin cược năm nghìn francs.”
Viên công chứng hoảng lên:
“Thế nào, ông bảo sao?”
“Tôi nói,” Lupin nhắc lại và rút trong túi ra năm tờ giấy bạc bình tĩnh để lên bàn. “Đây là tiền cược năm nghìn francs. Ông cho tôi biên lai và mời tất cả những người thừa kế của Ernemont đến Passy vào ngày 15 tháng 4 sang năm.”
Viên công chứng không thay đổi ý kiến. Bản thân tôi tuy thường quen với những thất thường đó của Lupin cũng rất ngạc nhiên.
Luật sư nhắc lại:
“Nghiêm chỉnh đấy chứ?”
“Tuyệt đối nghiêm chỉnh.”
“Tuy vậy tôi không giấu ông những suy nghĩ của tôi. Tất cả những chuyện mơ hồ này không đưa vào một chứng cứ nào cả.”
“Tôi không nghĩ như ông.” Lupin tuyên bố.
Viên công chứng nhìn anh như người ta nhìn một người trí óc không lành mạnh. Rồi quyết định, ông cầm bút viết tờ giao kèo ghi nhận số tiền cược của Đại úy về hưu Janniot, bảo đảm cho ông này một phần ba tài sản nếu ông tìm được.
“Nếu ông rút lui ý kiến, đề nghị báo trước cho tôi tám ngày. Tôi chỉ tin cho gia đình Ernemont vào phút chót để họ khỏi hy vọng quá lâu.”
“Luật sư có thể tin cho họ từ hôm nay, như vậy họ sẽ sống qua một năm tốt hơn.”
Chúng tôi chia tay với viên công chứng. Ra ngoài đường, tôi hỏi:
“Anh biết được điều gì rồi phải không?”
“Tôi à? Đã biết được gì đâu, và chính tôi thích điều đó.”
“Nhưng người ta tìm kiếm một trăm năm nay rồi!”
“Vấn đề là tìm tòi ít mà phải suy nghĩ nhiều! Tôi có những ba trăm sáu mươi lăm ngày để suy nghĩ, quá nhiều, và dù sự việc hay ho đến mấy tôi cũng có thể quên đi đấy. Anh bạn thân mến, anh phải nhắc tôi, nhớ không?”
Những tháng sau đó tôi nhắc anh nhiều lần nhưng anh có vẻ không chú ý lắm. Rồi một thời gian tôi không có dịp gặp anh, vào dịp đó anh sang Armenia đấu tranh kịch liệt với một ông chúa độc tài mà kết quả là chế độ độc tài sụp đổ.
Tôi cũng có viết thư cho anh theo địa chỉ anh để lại, trao đổi với anh một số thông tin lượm lặt được về bà hàng xóm của tôi. Louise Ernemont có cho tôi biết mấy năm trước đây bà yêu một chàng trai rất giàu, anh ta vẫn còn yêu bà nhưng do gia đình bắt buộc, phải bỏ bà, bà sống thất vọng, đảm đang chăm nuôi đứa con.
Lupin không trả lời thư nào cả, không biết anh ta có nhận được không, ngày hẹn đến gần và tôi tự nhủ có thể những công việc dồn dập cản trở anh đến chỗ hẹn đã định.
Ngày 15 tháng 4 đến rồi; tôi đã ăn xong bữa trưa mà Lupin chưa thấy đến. Mười hai giờ mười lăm tôi vẫy xe đi Passy. Từ ngoài đường tôi đã thấy bốn đứa con người thợ đứng trước cửa. Do chúng báo tin, luật sư Valandier chạy đến gặp tôi.
Ông kêu lên:
“Thế còn Đại úy Janniot đâu?”
“Anh ta không có đây à?”
“Không, và ông tin rằng mọi người chờ ông ấy sốt cả ruột.”
Thực vậy, đám đông vây quanh viên công chứng và những gương mặt đó không có vẻ buồn bã thất vọng như năm trước.
Luật sư nói với tôi:
“Họ hy vọng nhiều, và là lỗi do tôi. Ông thấy đấy, bạn ông để lại cho tôi một ký ức mà tôi nói với những người này với cả một sự tin tưởng mà chính tôi không có. Dù sao, ông Đại úy Janniot ấy cũng là mộ con người kỳ quặc.”
Ông hỏi tôi và tôi kể về ông Đại úy những điều hơi phóng khoáng; những người thừa kế vừa nghe vừa gật đầu.
Louise Ernemont thì thầm:
“Nhưng nếu ông ấy không đến?”
“Thì chúng ta vẫn có năm nghìn francs chia nhau” Người hành khất nói.
Tuy vậy tôi thấy một cảm giác lo lắng bao trùm mọi người.
Đến một giờ rưỡi, hai bà chị em gầy thất vọng ngồi xuống. Ông người to lớn bận chiếc áo dài bẩn thì tấn công viên công chứng:
“Luật sư Valandier, ông hoàn toàn chịu trách nhiệm. Đáng lẽ ông phải buộc ông Đại úy đến bằng vũ lực… Hiển nhiên là một anh bịp rồi!”
Ông ta nhìn tôi với con mắt không thiện cảm; người hầu phòng thì chửi rủa bóng gió. Nhưng đứa lớn trong bọn trẻ con chạy ra cửa kêu lên:
“Có người tới đây!… Một chiếc xe máy.”
Tiếng động cơ vang lên phía ngoài bức tường. Không ngại ngã gãy xương, một người đi xe máy phóng trên con đường nhỏ, đến trước cổng bóp phanh nhảy ngay xuống.
Với lớp bụi đường phủ đầy người, người ta chỉ thấy bộ quần áo xanh thẫm, chiếc quần thẳng nếp nhưng không phải là của khách du lịch, kể cả chiếc mũ phớt đen và đôi giầy đánh verni.
Viên công chứng ngập ngừng không nhận ra anh:
“Nhưng không phải là Đại úy Janniot!”
“Đúng là Đại úy đây,” Lupin giơ bắt tay chúng tôi và khẳng định. “Có điều tôi cạo râu mép đi rồi. Thưa luật sư, biên lai ông đã ký đây.”
Anh nắm lấy tay một đứa bé bảo:
“Cháu chạy ngay ra bến xe gọi một chiếc chờ chú đầu đường cái. Nhanh lên, chú có cuộc hẹn vào hai giờ mười lăm đấy.”
Có những cử chỉ phản ứng. Đại úy Janniot rút đồng hồ ra nói:
“Sao? Mới hai giờ kém mười hai phút. Tôi còn những mười lăm phút nữa. Nhưng trời ạ, tôi mệt quá nhất là đói!”
Ông cai bộ binh vội đưa cho anh chiếc bánh dự trữ. Anh cắn ngập răng và vừa ngồi xuống vừa nói:
“Các vị tha lỗi. Chuyến tàu nhanh Versailles bị trật bánh có hàng mươi lăm người chết và bị thương nên tôi phải cứu chữa. Trong toa xe hàng, tôi thấy chiếc xe máy này nên mượn tạm. Nhờ luật sư Valandier giúp trả lại chủ nó cho, tên còn buộc ở ghi đông. À, cháu bé đã về đấy à? Ô tô có ở đầu đường cái rồi chứ? Tuyệt lắm.”
Anh nhìn đồng hồ:
“Này, thôi, đừng để mất thời giờ nữa.”
Tôi rất kinh ngạc nhìn anh. Những người thừa kế của gia đình Ernemont thì thật xúc động. Tất nhiên họ không có lòng tin vào Đại úy như tôi tin vào Lupin nhưng mặt họ xanh như chàm và co rút lại.
Đại úy Janniot đi về phía trái và lại gần đồng hồ mặt trời. Đế đồng hồ là tượng một người ngực trần mạnh mẽ, mang trên vai cái bảng bằng đá hoa cương có những hàng chữ khắc giờ không phân biệt rõ vì thời gian đã hủy hoại bề mặt. Phía trên là tượng tình yêu giăng đôi cánh cầm một mũi tên dài làm kim đồng hồ.
Đại úy cúi xuống khoảng một phút, đôi mắt đăm đăm, rồi ông đề nghị: Cho một con dao.
Đâu đó hai giờ vang lên. Đúng lúc này trên mặt chiếc đồng hồ ánh nắng chiếu vào, bóng mũi tên lay động theo một khe đá hoa cương ở gần giữa mặt tròn đồng hồ. Đại úy cầm con dao người ta vừa đưa, mở ra và dùng mũi dao khẽ khơi đất cùng rong rêu lấp đầy khe. Tức thì cách đầu khe mươi phân ông dừng lại như là con dao đụng phải vật cản và dùng ngón trỏ cùng ngón cái rút ra một vật nhỏ xoa trong tay rồi đưa cho viên công chứng. Luật sư, có cái gì đây này, ông cầm lấy.
Đó là một viên kim cương to dũa gọt rất đẹp.
Đại úy tiếp tục công việc. Lại ngừng lại và viên kim cương thứ hai đẹp, trong sáng như viên trước. Rồi viên thứ ba, thứ tư… Chỉ sau một phút lần từ đầu này đến đầu kia khe hở, đào không sâu quá, một phân rưỡi, Đại úy lấy ra được mười tám viên kim cương kích thước như nhau.
Trong phút đó quanh chiếc đồng hồ mặt trời không một tiếng nói, không một cử chỉ. Như một nỗi kinh hoàng bao trùm những người thừa kế. Rồi ông người to lớn thốt lên.
“Chà chà…!”
Ông cai bộ binh rên rỉ:
“Ôi, Đại úy… Đại úy…”
Hai bà chị em ngã xuống ngất đi; người đàn bà có con chó quỳ xuống cầu nguyện; người hầu phòng hai tay ôm đầu bước thất thểu như người say rượu còn bà Louise Ernemont thì khóc.
Khi đã bình tĩnh lại người ta muốn cám ơn Đại úy thì ông đã đi rồi.
Chỉ nhiều năm sau khi có dịp tôi mới hỏi lại Lupin về việc đó. Đang lúc tâm sự, anh trả lời:
“Việc mười tám viên kim cương à? Lạy trời, nhiều lúc tôi nghĩ tại sao đến ba, bốn thế hệ con người tìm kiếm mà mười tám viên kim cương vẫn nằm đó, dưới một lớp bụi mỏng!”
“Nhưng anh làm sao đoán ra được?”
“Tôi không đoán mà tôi suy nghĩ thậm chí không cần suy nghĩ nhiều. Lúc đầu tôi chú ý đến khâu cơ bản bao trùm câu chuyện: “Vấn đề thời gian.” Khi còn tỉnh táo Charles Ernemont khắc ngày tháng vào ba bức tranh. Sau đó trong mê muội có khía cạnh tỉnh táo, hàng năm ông ra vườn và trở về đúng lúc, nghĩa là năm giờ hai mươi bảy phút. Cái gì đã điều chỉnh một cách máy móc trí óc rối loạn của con người này? Sức mạnh nào đã khiến một người điên hoạt động như thế? Chắc chắn là bản năng về thời gian thể hiện trên mặt đồng hồ đã được ghi trên những bức tranh. Do hàng năm vòng quanh của trái đất xoay quanh mặt trời đưa Charles ra vườn theo ngày nhất định; cũng do vòng quay ban đêm đưa ông ta trở lại nhà vào giờ nhất định, lúc mặt trời bị che khuất không chiếu sáng khu vườn nữa. Mà tất cả những cái đó thì chính mặt đồng hồ là biểu tượng. Vì vậy tôi biết ngay phải tìm ở đâu.”
“Nhưng giờ tìm kiếm làm sao anh suy luận được?”
“Đơn giản là đưa vào những bức tranh. Một người như Charles Ernemont sống trong thời đại đó phải viết là ngày 26 tháng 7 năm thứ II lịch Cộng hòa hoặc ngày 15 tháng 4 năm 1794 chứ không viết 15 tháng 4 năm 2. Tôi ngạc nhiên là không có ai nghĩ đến điều đó.”
“Như vậy con số 2 nghĩa là hai giờ?”
“Đúng thế. Và sự việc xảy ra như sau: Viên Thuế quan bắt đầu chuyển tài sản ra vàng bạc, để cẩn thận hơn ông dùng vàng bạc mua mười tám viên kim cương đẹp. Đội tuần tra đến, ông chạy ra vườn đang lúng túng về chỗ cất giấu thì tình cờ nhìn lên mặt đồng hồ. Lúc đó hai giờ, bóng mũi tên vẫn trên khe nứt của mặt đá, ông ấy theo tín hiệu đó của bóng râm vùi vào đó mười tám viên kim cương và bình tĩnh trở về nộp mình cho đội lính.”
“Nhưng bóng mũi tên ngày nào cũng gặp đúng khe hở mặt đá lúc hai giờ chứ không riêng ngày 15 tháng 4.”
“Bạn thân mến, anh quên rằng đây là một người điên và ông ta chỉ nhớ đến ngày đó.”
“Như thế thì anh, sau khi khám phá ra bí ẩn, trong một năm nay, có thể vào trong khu vườn lấy những viên kim cương đi.”
“Rất dễ dàng và đối với những người khác thì tôi chẳng ngần ngại gì. Nhưng thực ra tôi thương những con người khốn khổ đó. Và anh cũng biết, Lupin thường ngu ngốc muốn hiện ra như một ông thần ban phúc và làm lóa mắt những người khác làm anh ta phạm nhiều dại dột.”
“Chà!” Tôi kêu lên. “Dại dột không lớn lắm đâu. Sáu viên kim cương đẹp! Những người thừa kế của gia đình Ernemont chắc phải hoan hỉ thực hiện giao kèo chứ?”
Lupin nhìn tôi rồi bỗng nhiên phá lên cười:
“Anh không biết à? Chà, lòng hoan hỉ đó của những người thừa kế Ernemont mới quý hóa chứ! Bạn thân mến ạ, ngay hôm sau, Đại úy Janniot có bao nhiêu là kẻ thù! Hai bà chị em gầy và ông người to lớn tổ chức chống lại. Giấy giao kèo? Không có giá trị vì dễ dàng chứng minh là không có ông Đại úy Janniot nào cả. “Đại úy Janniot”. Tay phiêu lưu này ở đâu ra vậy. Cứ tấn công chúng tôi đi rồi sẽ biết!”
“Louise Ernemont cũng thế à?”
“Không, bà không đồng tình sự ti tiện đó nhưng bà ấy làm gì được. Hơn nữa, giàu có rồi bà tìm lại hôn phu và tôi không nghe nói đến bà nữa.”
“Thế rồi sao?”
“Thế rồi, bị đưa vào bẫy, bất lực trước pháp lý, tôi đành điều đình và nhận một viên kim cương kém đẹp nhất. Bây giờ chúng ta chia bốn để anh dành về sau.”
Và Lupin lẩm bẩm trong miệng:
“Chà, nói đến lòng biết ơn đúng là chuyện lừa phỉnh! May mà những người trung thực còn có lương tâm và tự thỏa mãn với những việc tốt mình đã làm!”